động nông thôn
a. Về giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn
GV dạy nghề cho LĐNT cũng là GV dạy nghề, họ cũng cần có những năng lực nhất định nhƣ năng lực về chuyên môn nghề, năng lực về sƣ phạm dạy nghề, năng lực hiểu đối tƣợng ngƣời học,...[31][38] Dạy nghề cho LĐNT có đối tƣợng nhất định. Để QTDH đáp ứng mục tiêu thì một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu là việc triển khai tổ chức dạy nghề, lựa chọn PPDH phù hợp đối tƣợng. Muốn vậy, cần tìm hiểu rõ đặc điểm đối tƣợng (ví nhƣ câu nói: “biết ngƣời, biết ta - trăm trận, trăm thắng”). Từ đó có thể lựa chọn kỹ thuật dạy học phù hợp [60]. Ngƣời LĐNT có những đặc điểm phức tạp, hầu hết là ngƣời trƣởng thành nên có nhiều KN và vốn hiểu biết. Sự từng trải này sẽ là lợi thế trong quá trình học tập. Tuy vậy, chính chúng cũng tạo ra sự bảo thủ, trì trệ trong việc lĩnh hội tri thức mới. Do vậy, GV cần tôn trọng HV, phát
huy ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng của HV. Hiểu biết đặc điểm tâm sinh lý, vốn sống, vốn KN của HV trong QTĐT, chuyển QTĐT, bồi dƣỡng thành quá trình tự đào tạo, tự bồi dƣỡng [38]. Với những vấn đề trên, DHTN là một cách dạy rất phù hợp đối tƣợng này. Tuy nhiên, để thực hiện đƣợc quy trình DHTN, ngoài những yếu tố vừa nêu, GV cần có sự am hiểu sâu sắc về bản chất của DHTN cũng nhƣ các nguyên tắc và quy trình vận dụng. Từ đó có thể thiết kế đƣợc các HĐDH, lựa chọn đƣợc cách thức tổ chức phù hợp.
b. Về cơ sở vật chất phục vụ dạy nghề cho lao động nông thôn
Ngoài việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất nhƣ ĐTN chính quy, cần xem xét một số đặc thù nhất định liên quan đến địa bàn hoạt động, địa điểm tổ chức [45][57], đặc biệt DHTN chú trọng hoạt động học tập trải nghiệm của HV, do vậy cần tăng cƣờng bổ sung đáp ứng cho hoạt động này.
- Về phòng học, nơi thực tập có thể linh hoạt tổ chức tại cơ sở dạy nghề kết hợp với địa bàn dân cƣ để tiện cho việc học trải nghiệm, đi lại và sinh hoạt của HV. Điều này giúp ngƣời học dễ dàng lĩnh hội tri thức và vận dụng vào thực tế mang lại hiệu quả cao, đồng thời tạo dựng đƣợc niềm tin vững chắc với những gì họ đƣợc học. Khi thấy hay, thấy có hiệu quả từ việc học mang lại thì ngƣời dân sẽ bắt chƣớc làm theo (đi học nghề nhiều hơn). Có thể tận dụng tại địa bàn dân cƣ, học và trải nghiệm ngay tại nơi làm việc nhƣ tại cơ sở sản xuất, dịch vụ (với nhóm nghề Điện dân dụng) hoặc trên cánh đồng (với nhóm nghề trồng trọt), tại trang trại (với nhóm nghề chăn nuôi),...
- Phƣơng tiện, thiết bị dạy học, ngoài sẵn có của cơ sở đào tạo, có thể tận dụng tại cơ sở sản xuất ở địa phƣơng và HV để việc học đƣợc sát thực tế (HV có thể vừa học, vừa sửa chữa, lắp ráp,... ngay cho các thiết bị điện, mạng điện sinh hoạt hay sản xuất, dịch vụ của gia đình, cơ sở sản xuất) tại địa phƣơng.
c. Về mục tiêu, nội dung, thời gian đào tạo
việc nào đó của một nghề, vì vậy, mục tiêu đào tạo thƣờng hết sức cụ thể, rõ ràng. Mục tiêu đào tạo của toàn khoá học, mô đun, từng bài học phải đƣợc xác định rõ ràng, thể hiện sự cần thiết đáp ứng nhu cầu xã hội cũng nhƣ sự hữu dụng xác đáng đối với ngƣời học.
- Về nội dung: Với quan điểm đào tạo gắn với việc làm sau đào tạo, nội dung hƣớng tới việc ngƣời dân sau khi học sẽ làm việc ở đâu (chuyển dịch cơ cấu) hoặc áp dụng thế nào để nâng cao năng suất lao động, nâng cao giá trị... Vì vậy nội dung phải sát yêu cầu từ ngƣời sử dụng lao động hoặc yêu cầu từ ngƣời dân. Nội dung là những kiến thức, kỹ năng cốt lõi, thực sự có giá trị trong thực tiễn. Nội dung bài giảng cả về lý thuyết và kỹ năng cần phải ngắn gọn, dễ hiểu, đảm bảo tính logíc, tính sát hợp với thực tiễn nghề. Các nguồn thông tin trong nội dung cần có sự chắt lọc, cập nhật với thực tế. Do vậy thời gian đào tạo diễn ra ngắn, thƣờng chỉ đến 3 tháng tuỳ thuộc chƣơng trình [52].
d. Về kiểm tra đánh giá học viên
Dạy nghề cho LĐNT cần dạy theo công việc, năng lực giải quyết vấn đề gắn với thực tế nghề nghiệp. Do vậy, việc đánh giá ngƣời học là đánh giá theo năng lực (Kết luận đánh giá khẳng định Có năng lực hoặc Chưa có năng lực. Chỉ khi nào ngƣời học đã “đạt” tất cả các tiêu chí đặt ra thì mới đƣợc công nhận “Có năng lực” [52]) hay chính là đánh giá theo tiêu chí, nghĩa là nó đo sự thực hiện hay kết quả trong mối liên hệ so sánh với các tiêu chí, chứ không có liên hệ so sánh với kết quả học tập của HV khác (đánh giá tƣơng đối).
Để tiến hành đánh giá HV bằng DHTN, ta cần thực hiện các loại đánh giá: đánh giá đầu vào (ghi nhận năng lực ngƣời học đã có để không phải dạy lại); đánh giá quá trình (ghi nhận sự tiến bộ của HV - các năng lực mà họ đạt đƣợc, phản hồi cho GV về những gì cần cải thiện); đánh giá kết thúc nhằm đƣa ra phán quyết về ngƣời học đã có/chƣa có năng lực, là căn cứ quyết định việc đạt hay không đạt sự thực hiện, từ đó quyết định về việc cấp văn bằng, chứng chỉ.