Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Dương xỉ gỗ (Alsophila R Br.) ở

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu phân loại chi dương xỉ gỗ (alsophila r br ) ở việt nam (Trang 32)

Ảnh 3.3. Alsophila latebrosa Wallich ex Hook.

1. dạng sống; 2. lá mang bào tử; 3. túi bào tử với vòng cơ; 4. bào tử

3.4.4. Alsophila mettenniana Hance - Dương xỉ gỗ tiên tọa mettenniana

Hance, 1868. Journ. Bot. 1: 175; P. K. Loc, 2010. J. Fairylake Bot. Gard. 9(3): 5; Nanxicun Xiangshan & Harufumi Nishida, 2013. Fl. Chin. 2-3: 137.

_ Cyathea metteniana (Hance) C. Chr. & Tardieu, 1934. Not. Syst. 1934: 12;

Tardieu & C. Chr., 1939. Fl. Gen. Indo-Chine, 7(2): 83; Phamh. 1991. Illustr. Fl. Vietn. 1: 47; Phamh. 1999. Illustr. Fl. Vietn. ed. 1: 118; P. K. Loc, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 1: 985.

_ Ráng tiên tọa mettenius.

Cây dạng thân cột, thân ngắn, chỉ cao khoảng 0,3-0,5 (0,7) m; đường kính có thể lên tới 50 cm; trên thân có vảy màu nâu, bóng láng; vẩy hình mũi mác nhọn đầu. Lá đơn, mọc cách, tập trung ở đỉnh thân, hình thành tán cây tròn đều; lá dài 2,5 - 4 m, xẻ thùy lông chim 3 lần; cuống lá to, màu vàng-nâu, láng, có lông ngắn, gốc cuống lá có vảy như trên thân, vảy dài 3-4 cm, xẻ thùy lông chim 3 lần; cuống lá to, màu vàng-nâu, láng, có lông ngắn, gốc cuống lá có vảy như trên thân,xẻ thùy lông chim 3 lần; cuống lá to, màu vàng- nâu, láng, có lông ngắn, gốc cuống lá có vảy như trên thân, kích thước 8-10 x 2-3 cm, xẻ thùy sâu đến gần gân lá, mép không có răng cưa; thùy lá chét con có gân chẻ 2(3) và hiếm khi có gân đơn; cả hai mặt không lông, ngoại trừ mặt trên của gân có lông, gân không có vảy dạng thịt. Ổ túi bào tử nằm trên gân phụ của thùy lá chét con, chỗ xẻ hai; không có áo túi. Bào tử hình cầu 3 cạnh, 3 rãnh, màu vàng sáng.

Sinh học và sinh thái: Cây ưa ẩm và bóng thường mọc rải rác dưới rừng rậm thường xanh, ở độ cao 500 - 1000(1300) m. Mùa ra bào tử được ghi nhận tháng 5-8.

Phân bố: Rất hẹp ở nước ta, chỉ mới gặp ở một số vùng núi thấp ở Hà Nội (núi Ba Vì), Cao Bằng (núi Pia Oắc). Còn gặp ở Đông và Đông Nam Trung Quốc về Bắc đến Nhật Bản và Thái Lan.

Mẫu nghiên cứu: Loài được ghi nhận bởi Tardieu-Blot & C. Chr (1939) và Phạm Hoàng Hộ (1999), tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, chung tôi chưa tìm được mẫu vật thuộc loài này.

Giá trị sử dụng: Cây dùng thân làm giá thể trồng Phong lan (Phan Kế Lộc, 2001).

Hình 3.2. Alsophila mettenniana Hance

một phần lá chét con và thùy lá chét con

(Hình vẽ theo Phạm Hoàng Hộ, 1999)

3.4.5. Alsophyla podophylla Hooker - Dương xỉ gỗ cuống

Hook. 1857. Hooker's Journ. Bot. Kew. Gard. Misc. 9: 334; P. K. Loc, 2010. J. Fairylake Bot. Gard. 9(3): 5; Nanxicun Xiangshan & Harufumi Nishida, 2013. Fl. Chin. 2-3: 137.

_ Cyathea podophylla (Hook.) Copel. 1909; Tardieu & C.Chr., Fl.

Indo-Chine 7(2): 81. 1939; Tagawa & K. Iwats, 1979. Fl. Thailand 3: 104; Phamh. 1991. Illustr. Fl. Vietn. 1: 47; Phamh. 1999. Illustr. Fl. Vietn. ed. 1: 116; P. K. Loc, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 1: 987.

_ Ráng tiên tọa có cuống.

Cây có dạng thân cột, cao 1,5 - 3 m hiếm khi hơn, đường kính 20-25 cm, thân xốp do có nhiều rễ bao phủ. Lá đơn, mọc cách, tập trung ở đỉnh thân, xòe rộng đều đặn nên tạo thành dạng gần như lá mọc vòng; dài khoảng 1,5 - 3 m; kép lông chim dài 2-3 lần; cuống dài khoảng 50-60 cm hoặc đôi khi hơn, màu đỏ tía-sẫm, bóng, gốc cuống có chất sáp như sáp ong, không có gai, có vảy; vảy kích thước 25-50 x 2,5 mm, màu nâu, cứng, bóng; lá chét con kích thước lớn 12-15 x 1-2 cm; có lông ở mặt dưới; khi non gần như nguyên, khi già có thùy nhưng rất nông, mép có răng cưa ở phần chóp; gân bên thùy lá chét con ở phía dưới hợp nhau thành các mạng kín, ở phía trên thường chia đôi, gân có lông. Ổ túi bào tử ở gần gân giữa, trên các gân phụ của thùy lá chét con; không có áo túi bao bọc. Bào tử dạng hình cầu có 3 cạnh, màu vàng sẫm.

Loc. class.: Vietnam (Tonkin, foret du Mont - Bavi). Typus: P00625643 (P).

Sinh học và sinh thái: Cây trung sinh và ưa bóng, mọc phổ biến rải rác dưới tán rừng rậm thường xanh, nguyên sinh và thứ sinh cây lá rộng, rừng hỗn giao tre, nứa hay trong các tầng cây bụi rậm thường xanh thứ sinh. Đất

nhiều khi còn tầng dày khá ẩm do nhiều loại đá mẹ khác nhau phong hóa ra, ở độ cao tới 1000 m. Mùa ra bào tử tháng 4-10.

Phân bố: Rộng, ở nhiều vùng đồi núi thấp của khắp cả nước. Từ Lào Cai (gần thị trấn Sa Pa) đến Sơn La (Chiềng Ve), Yên Bái (Bảo Hà, núi Con Voi) Cao Bằng, Thái Nguyên (Đại Từ), Lạng Sơn, Quảng Ninh (Cẩm Phả, Uông Bí), Vĩnh Phúc (núi Tam Đảo), Hà Nội (núi Ba Vì), Hòa Bình (Mai Châu, Lương Sơn, Trường Sơn), Ninh Bình (Cúc Phương) qua Quảng Bình, Đà Nẵng (núi Bà Nà) đến Lâm Đồng (Lạc Dương, Cổng Trời, Đà Lạt) còn gặp ở Trung và Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia về Bắc đến Nhật và Đài Loan, về Tây đến Thái Lan.

Mẫu nghiên cứu: NGHỆ AN, HLF 6682-18/3/2007 (HN). _ QUẢNG BÌNH, HAL 12496-11/2/2009 (HN). _ LÂM ĐỒNG, WP 1366- 4/11/2006. QUẢNG NAM, HAL 12127-10/2/2009 (HN). _ NINH THUẬN, HLF 4426- 31/ 3/2004 (HN).

Giá trị sử dụng: Ngọn non làm rau muối dưa. Thân cây dùng làm giá thể trồng Phong lan. (Phan Kế Lộc, 2011).

(1) (2) (3) (4) (5)

Hình 3.4. Alsophyla podophylla Hooker

1. dạng sống; 2. lá chính; 3. Lá mang bào tử; 4. Ổ bào tử; 5.Bào tử (Ảnh 1, 3: Đỗ Thị Xuyến chụp tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc; 2,4-5. B. T. Thảo,

3.4.6. Alsophila salleti (Tardieu & C. Chr.) R. M. Tryon - Dương xỉ gỗ mùn

Tryon. 1970. Contr. Gray Herb. 23; P. K. Loc, 2010. J. Fairylake Bot. Gard. 9(3): 5.

_ Cyathea salletti Tardieu & C. Chr. 1934. Bull. Mus. Paris. 2: 6, p

450; Tardieu-Blot & C. Chr. 1939. Fl. Gen. Indo-Chine, 7(2): 84; Phamh. 1991. Illustr. Fl. Vietn. 1: 46; Phamh. 1999. Illustr. Fl. Vietn. ed. 1: 116; P. K. Loc, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 1: 986.

_ Ráng tiên tọa sallet.

Cây có thân dạng cột, cao từ 5-8(10) m, đường kính 20-30 cm, thân xốp do có nhiều rễ bao phủ, màu nâu đen, khi già rễ bong ra như cám. Lá đơn, mọc đối, mọc tập trung ở đỉnh thân tạo thành tán tròn đều, lá dài 3-4 m; cuống lá dài đến 0,7-1 m, có chất sáp dạng như sáp ong, không có gai, có mụn nhỏ, màu đỏ-nâu xám ở gốc, nâu vàng rơm ở ngọn, bóng láng, nhẵn; gốc có vảy màu nâu đen, dài 3-4,5 cm; chia thùy lông chim 3 lần; lá chét con kích thước nhỏ, khoảng 5-8 x 1,2-1,5 cm, xẻ thùy sâu đến quá 1/2 chiều rộng của lá, mép không có răng cưa, gân có vảy dạng thịt nhỏ; gân phụ thùy lá chét con chia đôi, hai mặt không có lông. Ổ túi bào tử xếp gần gân chính của thùy lá chét con, dính lại với nhau khi chín; không có áo túi. Bào tử dạng hình cầu 3 cạnh, màu vàng sáng.

Loc. class.: Malay Peninsula, Pulau Pinang, Malaysia; Typus:

Nathaniel Wallich sine num.

Sinh học và sinh thái: Cây mọc chủ yếu trên vùng núi, ưa ẩm và ưa nơi ít che bóng, thường mọc ở ven suối hay chân núi, đất có tầng dày do một số loại đá mẹ khác nhau (cuội kết, đá phiến sét, granit... nhưng không phải đá

Phân bố: Rộng, ở nhiều vùng núi thấp như Lào Cai (Sa Pa, Phố Lu), Cao Bằng (núi Pui Quấc), Sơn La (Thuận Châu), Vĩnh Phúc (núi Tam Đảo), Hà Nội (núi Ba Vì), Thanh Hóa (Đắc Kiệt) qua Quảng Trị (Mai Lãnh), Thừa Thiên Huế (Bình Điền), Đà Nẵng đến Kon Tum, Lâm Đồng (núi Braian, Bảo Lộc), Quảng Nam, Ninh Thuận (Ninh Sơn, Phước Bình). Còn gặp ở Lào và các nước nhiệt đới khác của Châu Á.

Mẫu nghiên cứu: SƠN LA, HAL 9629-10/11/2006 (HN). – KON TUM, VH 219-23/02/1995 (HN). – QUẢNG NAM, HAL 12126-10/1/2009 (HN). – NINH THUẬN, VH 3576- 3/4/1997 (HN).

Giá trị sử dụng: Thân cây xốp mềm, nhiều sợi dùng làm giá thể trồng Phong lan (cắt khúc hay nghiền thành sợi bột) (Phan Kế Lộc, 2011).

Hình 3.5. Alsophila salleti (Tardieu & C. Chr.) R. M. Tryon

1. Gốc cuống có vảy ; 2. một phần lá chét con ; 3. thùy lá chét con

3.4.7. Alsophila spinulosa (Wallich ex Hook.) R. M. Tryon - Dương xỉ gỗ gai.

R. M. Tryon. 1970. Contr. Gray Herb. 23; P. K. Loc, 2010. J. Fairylake Bot. Gard. 9(3): 5; Nanxicun Xiangshan & Harufumi Nishida, 2013. Fl. Chin. 2-3: 136.

_ Cyathea spinulosa Wallich ex Hook. 1844; Tagawa & K. Iwats.,

1979. Fl. Thail. 3: 102; Phamh. 1991. Illustr. Fl. Vietn. 1: 47; Phamh. 1999. Illustr. Fl. Vietn. ed. 1: 117; Boonkerd & Pollawatn, 2000. Pterid. Thailand: 114; P. K. Loc, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 1: 987.

_ Ráng tiên tọa gai nhỏ.

Cây có thân dạng cột, cao 2-3 m, có khi tới 8 m, đường kính 15-45 cm. Lá đơn, mọc cách, tập trung ở đỉnh thân, lá dài 2-5 m; cuống to, màu nâu-đen, gốc cuống có gai dài 0,2 - 0,3 cm, có chất sáp dạng như sáp ong, có vảy màu nâu, nhẵn; vảy dài 2-4,5 cm, nhọn đầu; Lá chét cấp 1 cuống có gai nhỏ, sống lá có mặt trên không lông; lá chét con kích thước 7-10 x 1,8-2cm, xếp cách nhau, cả hai mặt không có lông; gân có lông thưa, ngắn, có vảy thịt nhỏ, xẻ thùy sâu đến quá 1/2 chiều dài của lá, mép có răng cưa; gân bên của thùy lá chét con chẻ đôi, đều nhau. Ổ túi bào tử lúc còn non có áo bao phủ không hoàn toàn, áo túi sớm rụng, cuống túi bào tử dài. Bào tử hình cầu có 3 cạnh, màu vàng sáng.

Loc. class.:Nepal; Typus: E00385939 (E).

Sinh học và sinh thái: Cây ưa ẩm và bóng thường mọc rải rác dưới rừng rậm thường xanh, đất có tầng dày, ẩm và nhiều mùn, ở độ cao 300 - 1000 m. Mùa ra bào tử tháng 5-10.

miền Trung nhưng không chỉ rõ địa điểm cụ thể. Còn có ở Nam Trung Quốc, về phía Bắc Đến Nhật và Đài Loan, về phía Tây Bắc đến Đông Hymalaya (Nê Pan, Putan, Xích Kim, Át Xam) về phía Tây đến Trung Ấn Độ và phía Đông đến Philipin.

Mẫu nghiên cứu: CAO BẰNG, CBL 156-12/11/1998 (HN).

Giá trị sử dụng: Cây có thân dùng làm thuốc trị phong thấp, đau nhức xương, đòn ngã tổn thương, làm thuốc về đường hô hấp: nóng phổi, viêm khí quản, và chữa cảm cúm, viêm thận. Cây còn trồng làm cây cảnh trong các vườn thực vật và làm giá thể trồng cây Phong lan (Võ Văn Chi, 1997, 1999, 2012; Trần Hợp, 2004; Phan Kế Lộc, 2001).

Hình 3.3. Alsophila spinulosa (Wallich ex Hook.) R. M. Tryon.

1. một phần lá; 2. đoạn gốc cuống lá; 3. lá chét con mang ổ túi bào tử; 4. ổ túi bào tử chín; 5. túi bào tử với vòng cơ

(1) (2)

(3) (4)

(5)

Ảnh 3.6. Alsophila spinulosa (Wallich ex Hook.) R. M. Tryon.

3.5. Giá trị tài nguyên của các loài thuộc chi Dƣơng xỉ gỗ (Alsophila R. Br.) ở Việt Nam

Sau khi tìm hiểu các tài liệu về giá trị sử dụng của các loài trong chi Dương xỉ gỗ (Alsophila R. Br.), chúng tôi nhận thấy rằng các loài thuộc chi này đều được ghi nhận có thể làm giá thể trồng Lan, ngoài ra một số loài còn được ghin nhận như cây thuốc hay có thể ăn được như rau. Theo đó, chúng tôi thống kê các giá trị sử dụng của các loài thuộc chi này ở Việt Nam. Kết quả được chỉ ra trong bảng sau.

Bảng 2: Giá trị sử dụng của các loài thuộc chi Dƣơng xỉ gỗ (Alsophila R. Br.) ở Việt Nam

TT Tên loài Làm cảnh Giá thể trồng lan Làm thuốc Ăn đƣợc 1 A. costularis X X 2 A. gigantea x X 3 A. latebrosa X X 4 A. metteniana x 5 A. podophyla x x 6 A. salleti x 7 A. spinulosa X x x

Tổng số 3 loài 6 loài 3 loài 1 loài

Như vậy, chúng tôi thấy, trong số 7 loài thuộc chi Dương xỉ gỗ, thì có tới 6 loài có thể làm giá thể trồng Lan; 3 loài có thể làm cảnh hay làm thuốc, 1 loài có thể ăn được.

Bên cạnh đó, theo như "Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực

vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng, CITES", các loài thuộc nhóm Dương xỉ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

1. Sau khi phân tích, so sánh các hệ thống phân loại họ Dương xỉ gỗ

(Cyatheacea) và chi Dương xỉ gỗ (Alsophyla R. Br.), căn cứ vào thực tế phân

loại họ này ở Việt Nam, chúng tôi đã lựa chọn quan điểm có tồn tại độc lập chi Dương xỉ gỗ (Alsophyla R. Br.). Theo đó, chi Dương xỉ gỗ (Alsophyla R. Br.) thuộc họ Dương xỉ gỗ (Cyatheaceae), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta).

Ở Việt Nam chi Alsophila có 7 loài.

2. Đặc điểm hình thái chi Dương xỉ gỗ (Alsophyla R. Br.) ở Việt Nam chủ yếu dựa vào cây thân cột, thân xốp mang nhiều rễ bao bọc phía ngoài, ổ túi bào tử hình cầu, khi chín nứt ở phía trên tạo thành chén, vòng cơ hoàn toàn, bào tử có 3 rãnh.

3. Đã xây dựng khóa định loại cho 7 loài chi Dương xỉ gỗ (Alsophyla

R. Br.). hiện biết ở Việt Nam chủ yếu dựa vào các đặc điểm của lá chét con, áo túi.

4. Đã mô tả đặc điểm hình thái của 7 loài thuộc chi Dương xỉ gỗ

(Alsophyla R. Br.) ở Việt Nam cùng các thông tin về mẫu chuẩn, đặc điểm

sinh học, sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu.

KIẾN NGHỊ:

Ngoài tự nhiên, số lượng các loài thuộc chi Dương xỉ gỗ (Alsophila) ở Việt Nam hiện rất hạn chế. Bên cạnh đó, tỷ lệ tái sinh của chúng khá kèm, vì vậy, cần những nghững nghiên cứu tiếp theo nhằm mục tiêu hướng tơi bảo tồn các loài này nếu có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng xảy ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Nguyễn Tiến Bân (1996), Hướng dẫn viết tắt tên tác giả và tài liệu thực vật, 60 tr., Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

[2] Bộ Khoa học và Công nghệ, (2003-2005). Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam, Đề tài cấp nhà nước “Xây dựng bộ động vật chí – thực vật chí Việt Nam”.

[3] Võ Văn Chi, 1997. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nxb. Y Học, Tp. Hồ Chí Minh.

[4] Võ Văn Chi (1999), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, 1, tr. 336-340, Nxb Giáo Dục.

[5] Võ Văn Chi (2003), Từ điển thực vật thông dụng, 1, tr. 967-968, Nxb KH & KT, Hà Nội.

[6] Võ Văn Chi, 2012. Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1. Nxb. Y Học, Tp. Hồ Chí Minh.

[7] CITES (2005). Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật

hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.

[8] Lê Huy Chiến, 2008. Bước đầu nghiên cứu sự phân bố của Dương xỉ ở

VQG Tam Đảo. Luận văn Thạc sĩ khoa học sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[9] Nguyễn Hữu Hiến, 1993. Tài nguyên khuyết thực vật, Tuyển tập các công

trình nghiên cứu Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (1990-1992), tr. 170-

176. Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

[10] Phạm Hoàng Hộ (1991), “Cyatheaceae”, Cây cỏ Việt Nam, 1, tr. 78-80, Nxb Santa, Montreal.

[12] Trần Hợp (2002), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, 1, tr. 11-14, Nxb. Nông Nghiệp, Tp Hồ Chí Minh.

[13] Lữ Thị Ngân (2011), Lựa chọn hệ thống thích hợp cho phân loại họ

Ráng gỗ có vẩy (Cyatheaceae Kaulf.) ở Việt Nam, Báo cáo khoa học về

Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thức tư, 232-236, Nxb. Nông Nghiệp.

[14] Phan Kế Lộc (2001), “Cyatheacea kaulf., 1827. – Ráng gỗ”, Danh lục

các loài thực vật Việt Nam, 1: 985-987. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[15] Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Phương pháp nghiên cứu thực vật, tr. 171, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

[16] Nguyễn Nghĩa Thìn và Đặng Thị Sy (2004) “Hệ thống học thực vật Việt

Nam. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

[17] Vũ Nguyên Tự, 1987. Kết quả nghiên cứu về các ngành Khuyết

(Pteridophyta) ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học, tập 9(2): 22-27

[18] Viện điều tra quy hoạch rừng, Bộ Lâm nghiệp (1982), Cây gỗ rừng Việt Nam, 5, tr. 160-161, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Tiếng Anh

[19] Alan Smith et al., 2006. A Classification for extant ferns. Taxon. 55(3):705-731.

[20] Bower F. O. 2010. The ferns (Filicales). Volume 1: Analytical

Examination of the Criteria of Comparison. Cambridge University Press.

[21] Domin K., (1930), Acta Botanica Bohemica, 9: 85-174.

[22] Nanxicun Xiangshan & Harufumi Nishida (2013), Flora of China, Vol. 2-3: 170-178. The USA.

[23] Holttum R. E. (1963) Flora Malesiana. 65-176. The Hague, Netherlands.

[25] Kramer K. U. in Kubitzki K. 1990. The families and Genera of

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu phân loại chi dương xỉ gỗ (alsophila r br ) ở việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)