Hình thức này xuất hiện từ năm 2003 và cũng là nét mới của làng nghề Cát Đằng, khi bƣớc qua giai đoạn khủng hoảng của nghề những năm 1996 - 2000. Bằng chính sự làm ăn đàng hoàng, giữ đƣợc chữ tín và thƣơng hiệu của mình thông qua các sản phẩm bền, đẹp. Khách đến đặt hàng các cơ sở sản xuất trong làng ngày càng đông. Ngƣời Cát Đằng có nhiều hợp đồng làm ăn với khắp nơi. Việc tiêu thụ sản phẩm, thanh toán trong mua bán không theo lề lối cũ, thủ công mà phải theo đúng các thủ tục hành chính, nếu không sẽ gặp khó khăn, hoặc sẽ khó bán đƣợc hàng, hoặc bán đƣợc nhƣng phải qua các công ty, doanh nghiệp có con dấu, thanh toán lâu và bị trừ phần trăm...
Vì thế, các chủ cơ sở sản xuất Cát Đằng nói riêng và xã Yên Tiến nói chung thấy cần thiết phải lập các công ty, doanh nghiệp để thuận tiện, chủ động cho việc làm ăn của mình. Nhờ các cấp chính quyền và ngành công thƣơng, ngành thuế tạo điều
kiện thuận lợi, từ năm 2003 đến năm 2007, cả xã Yên Tiến có 48 công ty, doanh nghiệp tƣ nhân đƣợc thành lập, trong đó, làng Cát Đằng chiếm 26 đơn vị. Trong số đó, chỉ có 1 doanh nghiệp làm nghề đúc đồng, còn 25 doanh nghiệp công ty liên quan đến nghề truyền thống. Việc thành lập công ty hay doanh nghiệp tƣ nhân tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm ăn của các cơ sở sản xuất.
Hàng hóa tiêu thụ nhanh hơn, với khối lƣợng lớn hơn nhiều lần, do nhiều công ty có các cơ sở ở các miền Nam, mua nguyên vật liệu tận gốc, bán sản phẩm gần nhƣ tận ngọn.Thanh toán gọn hơn, không phải nhờ các cơ sở khác, không phải mất tiền hoa hồng. Tiếp cận thị trƣờng nhanh hơn; không phải mất công đi lại nhiều. Ngoài phƣơng tiện thông tin hiện đại là điện thoại, các công ty còn tranh thủ ƣu thế vi tính, của internet để làm việc. Hầu hết các doanh nghiệp đều trao đổi hay tiếp nhận mẫu mã hàng với đối tác qua internet, sau khi chấp thuận là triển khai công việc luôn. Theo tính toán của cán bộ UBND về Cát Đằng, chỉ một vài công ty lớn có thu vài tỷ, còn phần lớn chỉ lãi vài trăm triệu một năm.
Qua một vài lần vấp ngã, các doanh nghiệp, công ty đã rút ra đƣợc những bài học, nhất là việc tìm đối tác, nắm bắt các nguồn thông tin... để đƣa các hoạt động sản xuất, quản lý của mình đi vào nề nếp hơn. Hiện nay mức thu nhập của các hộ làm sơn đã có sự thay đổi bằng 1,5 lần so với các hộ chuyên làm nông nghiệp. Số hộ giàu (mức thu nhập trừ chi phí sản xuất đạt từ 10 triệu đến 20 triệu một năm) tuy còn chiếm tỷ lệ khiêm tốn (1%), nhƣng số hộ khá và trung bình tăng lên rõ rệt. Số hộ nghèo chỉ còn khoảng 5%.