Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật Grigôri Mêlêkhôp

Một phần của tài liệu Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật grigôri mêlêkhôp trong tiểu thuyết sông đông êm đềm của m a sôlôkhôp (Trang 30)

nhân vật Grigôri Mêlêkhôp

2.1. Tính cách nhân vật thể hiện qua kết cấu 2.1.1. Khái niệm

Kết cấu là một phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật. Khi người ta nói xây dựng tác phẩm, xây dựng cốt truyện, xây dựng tính cách, xây dựng câu từ trong thơ thì đã xem tác phẩm như một công trình kiến trúc. Nhiệm vụ của nhà văn là nhào lặn vốn sống để xây dựng thành những sinh mệnh nghệ thuật - tái hiện những bức tranh đời sống giàu tính khái quát, nghĩa là phải tổ chức lại chất liệu sống, bỏ bớt đi những cái thừa, thêm vào cái chưa có, nối liền cái xa nhau, toạ thành một chỉnh thể mang giá trị nghệ thuật.

Theo Hà Minh Đức trong cuốn Lý luận Văn học thì "Kết cấu là sự tổ

chức mối liên hệ giữa tính cách, là sự tổ chức một cốt truyện tương ứng với chủ đề, tư tưởng tác phẩm, là sự phân bố các chương, các lớp, các cảnh trong một chỉnh thể thống nhất để dựng lên một bức tranh về đời sống, qua đó đặt ra và giải quyết một vấn đề nào đó của xã hội "[5, 143].

Như vậy ta có thể thấy kết cấu giữ vai trò đáng kể trong việc thể hiện, làm nổi bật tính cách nhân vật Grigôri Mêlêkhôp. Sôlôkhôp đã sử dụng kết cấu như một phương tiện để sáng tạo, miêu tả, khắc hoạ tính cách nhân vật. Sau đây chúng ttôi sẽ đi vào cụ thể để làm rõ điều này.

2.1.2. Hệ thống nhân vật

Sông Đông êm đềm là bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ, mang âm hưởng hào

hùng của sử thi vì nó phản ánh cuộc chiến tranh của nhân dân. Tác phẩm này dựng lên một bức tranh xã hội rộng lớn với nhiều tuyến sự kiện, nhiều tuyến

Khoá luận tốt nghiệp Lương Thị Hà

K29A Ngữ văn 31

nhân vật, nhiều môi trường và địa điểm khác nhau của nhân vật... Chính vì vậy tác phẩm này được coi là tác phẩm có kiểu "kết cấu đa tuyến", cụ thể là ba tuyến nhân vật lớn, đại diện cho ba lực lượng xã hội khác nhau. Ba tuyến nhân vật này tồn tại song song cùng với nhân vật trung tâm làm nổi rõ tính cách của nhân vật trung tâm.

Tuyến chính diện, tiêu biểu trong tác phẩm đó là những nhân vật theo cách mạng như Buntruc, Stôcman, Côsêvôi, Côtliarôp... Đây là những con người cống hiến trọn vẹn cuộc đời của mình cho sự nghiệp cách mạng. Cuộc đời cao đẹp và thanh thản của họ đối lập hoàn toàn với cuộc đời đau khổ bế tắc của Grigôri. Xây dựng lên hình ảnh những chiến sỹ cách mạng đó, nhà văn muốn đặt nhân vật trong "mạch so sánh ngầm" giữa họ với Grigôri.

Côtliarôp, Côsêvôi sinh ra và lớn lên cùng Grigôri từ thủa ấu thơ đến lúc thanh niên. Họ cũng xuất thân từ tầng lớp trung nông Côdăc, cũng "ít chữ nghĩa", cũng mang nặng những thiên kiến đẳng cấp hẹp hòi, cũng được nuôi dưỡng bằng những truyền thống cổ hủ, lạc hậu của dân tộc Côdăc. Nhưng họ đã nhanh chóng đến được với chân lý cách mạng, đứng trong hàng ngũ cách mạng chiến đấu chống lại những hủ tục lạc hậu ấy. Còn Grigôri cũng mang trong mình những phẩm chất, khát vọng tốt đẹp nhưng chàng suốt đời hoang mang lạc lối, chàng thiếu cái làm nên sức mạnh của Côtliarôp và Côsêvôi, không đủ khả năng kiên quyết và niềm tin để lựa chọn dứt khoát cho mình một con đường trong cuộc sống và trong tình yêu để rồi rơi vào bi kịch không lối thoát. Khi có sự tương quan so sánh này để thấy được bản chất tốt đẹp trong con người Grigôri, đồng thời một phần lý giải được tính cách dao động trong chàng.

Tuyến nhân vật thứ hai mà Sôlôkhôp xây dựng lên đó là tuyến phản diện, bao gồm những tàn binh bại tướng lố nhố đủ kiểu. Đó là Đênhikin, Itvarin, Pêtơrô, ngay cả những kẻ có học, có tham vọng như Epghênhi - Tên sỹ quan dòng dõi quý tộc bỉ ổi, phóng đãng và man rợ. Khi Grigôri được đưa ra

Khoá luận tốt nghiệp Lương Thị Hà

K29A Ngữ văn 32

để so sánh với bọn này làm nổi bật lên sự khác biệt giữa chàng với bọn chúng. Grigôri đứng cao hơn, vượt lên trên tất cả bọn ô hợp đó. Chàng hiểu rằng "nhân dân đã đổi khác rồi, rằng lẽ phải và sức mạnh thuộc về nhân dân". Chàng đứng cao hơn rất nhiều những kẻ "có học", "có lý tưởng" như Epghênhi với khả năng chiến đấu không khoan nhượng với mình để giữ gìn nhân tính. Tâm hồn chàng có gì rất gần gũi với Atacsicôp - Tia chớp vụt loé lên soi rõ cái xấu xa, thối nát của bè lũ phản trắc nhân danh người cứu vớt nước Nga. Atacsicôp "yêu sông Đông không thể tả được", yêu những con người của sông Đông và không muốn lừa dối họ. Tâm hồn trung thực và lòng yêu nước chân thành của viên sỹ quan trẻ tuổi này đã không thể tìm được chốn dung thân ở đó... Cũng như chàng, Grigôri sẽ trở thành kẻ lạc loài giữa bầy sói ấy. Vì hoàn cảnh Grigôri đã trở thành kẻ đồng đội của bọn chúng, cùng đứng trong hàng ngũ chống phá cách mạng nhưng chàng khác xa tất cả. Khi đặt nhân vật Grigôri trong mối tương quan với các nhân vật phản diện này ta có thể thấy được mặc dù lầm lạc nhưng Grigôri không phải là nhân vật phản diện, cần lên án. Cùng sinh ra trong một gia đình nhưng tính cách của Grigôri và Pêtơrô hoàn toàn khác nhau. Khi tham gia chiến tranh, Pêtơrô hả hê, mãn nguyện vì kiếm chác được nhiều thứ béo bổ, còn Grigôri ra lệnh cấm cướp bóc và "đau khổ đến chết đi được" khi bố chàng có ý định lấy đồ của nhân dân. Pêtơrô có thể sẵn sàng bắn lén Xchêpan chỉ vì nghi ngờ, còn Grigôri không thế, chàng sẵn sàng cứu sống kẻ tình địch trong hoàn cảnh nguy hiểm nhất.

Như vậy Grigôri không thuộc về tuyến nhân vật chính diện nhưng cũng không thể coi chàng là nhân vật phản diện. Chàng đại diện cho "tuyến nhân vật thứ ba" và có mối quan hệ với hầu hết các nhân vật. Qua đó những đặc điểm cơ bản cũng như toàn bộ quá trình phát triển tính cách của Grigôri sẽ dần dần được bộc lộ bằng cách tổ chức, sắp xếp và trực tiếp thể hiện thái độ của những người xung quanh Grigôri. Sôlôkhôp đã hình thành được các mạch

Khoá luận tốt nghiệp Lương Thị Hà

K29A Ngữ văn 33

so sánh ngầm soi sáng nhân vật từ nhiều phía, làm nổi rõ đặc điểm cơ bản về tính cách của nhân vật này.

Những mạch ngầm so sánh kiểu này còn được thể hiện ngay ở cả tuyến nhân vật thứ ba. Ta có thể thấy Prôkho là hình ảnh tiêu biểu của những người nông dân Côdăc đã yêu mến và tin tưởng đi theo Grigôri. Nhưng có thể thấy rõ rằng Grigôri không giống với Prôkho, với những người cùng "con thuyền" với chàng. Trong tác phẩm ta thấy vấn đề chân lý không đặt ra trước mắt Prôkho và những người như chàng một cách sống còn như với Grigôri. Ta không thấy chàng dằn vặt, đau đớn như Grigôri trước những luồng tư tưởng hay trước một vấn đề có tính xác định, lựa chọn. Giữa đám đông ấy Grigôri hiện lên như một "nhà tư tưởng bình dân" và chàng đã luôn dấn mình vào thử thách ngặt nghèo để tìm cho ra sự thật. Nhưng cuối cùng thì rơi vào bi kịch, bi kịch của những cây gỗ cứng trong cơn bão lốc của thời đại.

Tính cách một Grigôri được thể hiện rõ qua mối quan hệ với hệ thống nhân vật ấy. Bất kỳ ai hễ đã một lần gần gũi với Grigôri đều được Sôlôkhôp "cho phép" nói lên một lời nhận xét về chàng. Chính qua những lời nhận xét như vậy làm cho tính cách Grigôri hiện lên một cách toàn vẹn, rõ nét và đầy đủ nhất.

Đối với những người cộng sản như Stôcman, Côsêvôi... họ đã soi rõ mặt yếu nhất trong con người Grigôri. Ngay từ những ngày đầu của chính quyền Xô Viết, Stôcman coi Grigôri là "kẻ nguy hiểm nhất" trong thôn Tactaxki, Gliarôp thì nhận xét "Những đứa như thằng Grigôri chỉ làm vướng chân, thằng khốn nạn! Nó không muốn dạt vào bờ mà cứ bập bềnh như đống phân giữa hố nước trên mặt băng". Có thể nói Côtliarôp là người đầu tiên gọi đúng "căn bệnh" dao động ngả nghiêng của Grigôri. Côsêvôi là người bạn thân thiết của Grigôri nhưng cũng đã nhận xét Grigôri " là kẻ thù hung ác nhất của chính quyền Xô Viết". Không những không tin tưởng Grigôri mà Côsêvôi còn kết tội chàng: "anh là một con người khônh thể tin được!... Nuôi một con sói thế

Khoá luận tốt nghiệp Lương Thị Hà

K29A Ngữ văn 34

nào thì nuôi, nhưng nó vẫn chỉ ngó về rừng" [Phần 8, tr.1082]. Và không phải vô cớ mà Côsêvôi khẳng định: Chỉ cần xảy ra bạo loạn là ngay lập tức Grigôri "sẽ ngã ngay sang phía bên kia". Côsêvôi đã nhìn thấy rõ sự ngả nghiêng của Grigôri. Như vậy qua những nhân vật của phe chính diện đã làm cho tính cách dao động của Grigôri được khẳng định rõ nét.

Còn đối với tuyến nhân vật phản diện, bọn Bạch vệ không một chút thiện cảm với Grigôri. Chúng nhìn Grigôri như một kẻ rơi vào giới sỹ quan một cách hoàn toàn ngẫu nhiên và dù thế nào vẫn là "một gã Côdăc hoàn toàn thô lỗ". Côpulôp đã nhận xét Grigôri như vậy. Đối với các sỹ quan được đào tạo qua trường lớp thì Grigôri bị lạc lõng không được tin tưởng, thậm chí còn là "một con người kỳ quặc".

Như vậy, hai luồng đánh giá đối lập này bổ sung cho nhau làm sáng tỏ những bình diện khác nhau trong tính cách của Grigôri. Ta nhận thấy một mặt đánh giá tỉnh táo, có phần nghiệt ngã của những người cộng sản đã nói rõ được phần sai lầm trong tính cách của Grigôri. Mặt khác, lời nhận xét của kẻ thù làm sáng rõ một phía mà những người cộng sản không nhìn thấy. Đó là bản tính trung thực, thẳng thắn, cao cả của Grigôri. Chính vì thế mà Grigôri dường như lạc lõng giữa bọn phản cách mạng và có sự gần gũi tự nhiên với người Bônsêvich.

Đối với những người dân Côdăc bình thường, không tham gia chiến trận hoặc những binh lính của Grigôri, họ nghĩ gì về chàng. Cụ Grisa đã buộc tội chàng "mày dẫn con người ta đi vào chỗ chết... mày mang cái tội tày đình trên vai... hơn nữa, chính mày lại không đáng là một thằng chăn dắt bọn Côdăc". (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những ai đã từng sống gần Grigôri trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong chiến đấu đều không khỏi cảm phục, yêu mến Grigôri. Grigôri như bầy Ưng anh tuấn, con chim đầu đàn của bầy Ưng anh tuấn trên dòng sông Đông. Đám đông binh lính và dân Côdăc thì cho rằng Grigôri là người chỉ huy đáng tin cậy nhất, là "niềm tự hào" của nhân dân Côdăc vùng sông Đông.

Khoá luận tốt nghiệp Lương Thị Hà

K29A Ngữ văn 35

Những người thân trong gia đình đều dành cho chàng những tình cảm trìu mến và thân thương nhất. Ông Panchêlây dù đôi lúc có phiền lòng về cậu con trai ương bướng ngang ngạnh nhưng cũng tự hào mà khoe rằng "kiếm khắp cả gầm trời này cũng không được một người như nó". Còn mẹ chàng luôn dành cho chàng một tình cảm thiết tha, dịu dàng và nhân hậu nhất. Bà đã mong mỏi trông ngóng ngày chàng trở về cho đến hơi thở cuối cùng.

Vượt lên tất cả là tình yêu mãnh liệt của Acxinhia và Natalia đối với Grigôri. Hai người phụ nữ này đều có một điểm chung đó là trọn đời coi Grigôri là người yêu duy nhất của mình. Cả hai đều dành trọn tình cảm cho chàng và trải qua không ít những đau khổ, gian nan cũng vì chàng.

Acxinhia dám đứng lên dứt bỏ xiềng xích trói buộc cuộc đời nàng. Vì Grigôri, nàng chịu nhiều cay đắng, đau khổ, tủi nhục nhưng vẫn yêu chàng bằng một tình yêu nồng nhiệt, cháy bỏng. Đối với nàng, khi có Grigôri tức là thế giới tràn ngập ánh sáng và khi vắng chàng thì tất cả như chìm trong bóng tối, cô đơn sầu khổ.

Natalia yêu chàng từ phút đầu tiên, từ cái nhìn gặp gỡ đến phút cuối cùng lúc nàng phải từ giã cõi đời, nàng vẫn giữ trong mình tình yêu son sắt đối với Grigôri. Grigôri đã gây đau khổ nặng nề triền miên cho nàng nhưng không phải vì thế mà Natalia căm hận Grigôri, ngược lại nàng tha thứ hết thảy cho Grigôri. Xót thương cho hai người phụ nữ này, không thể không đau đớn cho những gì mà người yêu của họ phải chịu đựng. Chính tác giả cũng phải rơi nước mặt trước kết cục bi thảm của cuộc đời Grigôri.

Ta cần chú ý thêm lời nhận xét của ông lão Trumacôp: "Một tay Côdăc cừ đến thế! Mọi mặt đều tốt cả, cả tư cách, thái độ cũng như mặt khác, chỉ phải cái ngông... Nó đã lầm đường lạc lối mất rồi". Lời nhận xét này dường như đã khái quát được toàn bộ tính cách hai mặt của Grigôri .

Đặt trong cái nhìn của nhiều nhân vật khác nhau, Grigôri đã được soi sáng từ nhiều phía, được xác định trên rất nhiều toạ độ khác nhau của cuộc

Khoá luận tốt nghiệp Lương Thị Hà

K29A Ngữ văn 36

đời. Đó là một con người có tính cách phức tạp, tâm hồn cực kỳ phong phú. Qua cái nhìn của những người cộng sản, Grigôri hiện lên với tính cách nóng nẩy, bồng bột, dễ dao động ngả nghiêng, là con người " đầu óc đơn giản và ngây thơ". Bên cạnh kẻ thù con người ấy lại vượt lên với tính cách trung thực, dũng cảm, yêu tự do, yêu lẽ phải. Những người gần gũi, yêu mến chàng vì chàng là một con người giàu lòng nhân ái, tâm hồn phong phú, nhạy cảm và tinh tế... Tác giả muốn khắc hoạ tính cách của Grigôri mặc dù lầm lỗi nhưng vẫn là "điển hình về con người đẹp".

2.1.3. Hệ thống các biến cố lịch sử

Hệ thống các biến cố lịch sử chính là môi trường, là hoàn cảnh để nhân

vật có thể bộc lộ rõ nét tính cách của mình. Sông Đông êm đềm là bộ tiểu

thuyết lịch sử bao quát cả một thời kỳ lịch sử từ những năm cuối của cuộc chiến tranh thế giới đến cuộc nội chiến kết thúc với sự thắng lợi của Đảng Bôsêvich và sự thành lập chính quyền Xô Viết trên đất nước Nga. Ta có thể điểm qua một vài sự kiện lớn mà tiểu thuyết đề cập như cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc chính biến tháng Hai, cuộc cách mạng tháng Mười Nga, cuộc nội chiến Nga. Dòng đời của Grigôri hoà vào dòng thác của lịch sử. Khoảng thời gian mười năm của chàng cũng là khoảng dòng sông Đông quê chàng "vật mình vật mẩy" trong "cơn biến thiên vĩ đại của nước Nga". Đặt nhân vật trong toạ độ này, Sôlôkhôp đã biện bạch đích đáng cho những hành vi của Grigôri.

Sôlôkhôp được coi là người đầu tiên chỉ ra đầy đủ những nguyên nhân của cuộc bạo động vùng sông Đông. Chính vì vậy ông đã giúp người đọc hình dung ra một giai đoạn cực kỳ phức tạp của lịch sử. Tính chất phức tạp này đã góp phần lý giải một cách khách quan và sâu sắc những tính cách của Grigôri. Ta có thể thấy những biến cố lịch sử góp phần lý giải sự ngả nghiêng dao động của Grigôri.

Khoá luận tốt nghiệp Lương Thị Hà

K29A Ngữ văn 37

Ngay khi bước vào tác phẩm, chúng ta đã bắt gặp chàng Grigôri trẻ tuổi với những quan điểm, cách sống giống như cha ông mình. Cuộc chiến tranh đế quốc bắt đầu. Với tư cách là đứa con trung thành mang "tinh thần chiến đấu của vùng sông Đông" có nghĩa vụ bảo vệ "Tổ quốc và ngai vàng", Grigôri đã ra mặt trận, được tặng thưởng huân chương thánh Giooc vì đã chiến đấu dũng cảm và sau đó được đề bạt làm sỹ quan.

Uỷ ban cách mạng được thành lập ở trấn Côdăc, Grigôri đứng về phía cách mạng, chiến đấu trong hàng ngũ cận vệ Đỏ. Khi lựa chọn con đường theo Hồng quân, tinh thần dân chủ của Hồng quân cách mạng gần gũi với chàng. Do sự bất bình với Pôtchencôp tự ý giết hại tù binh mà không qua toà án xét

Một phần của tài liệu Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật grigôri mêlêkhôp trong tiểu thuyết sông đông êm đềm của m a sôlôkhôp (Trang 30)