Các nghiên cứu gần đây

Một phần của tài liệu biến động thành phần loài động vật đáy trong khu vực tôm – lúa huyện tân phú đông, tỉnh tiền giang (Trang 26)

Theo kết quả nghiên cứu của Hồ Thanh Hải, (1995) đã thống kê được 390 loài ĐVKXS nước ngọt ở phía Nam Việt Nam gồm: Protozoa 160 loài; Rotifera 37 loài; Polychaeta 25 loài; Cladocera 42 loài; Copepoda 33 loài; Isopoda 5 loài; Decapoda-Brachiura 14 loài; Mollusca-Gastropoda 5 loài; Mollusca-Bivalvia 35 loài; Ephemeroptera 34 loài.

18

Theo Đặng Ngọc Thanh và ctv. (2002) đã tổng kết được:

+ Về giáp xác: có 170 loài trong đó Copepoda 62 loài, Cladocera 50 loài, tôm cua nước ngọt 57 loài. Các dẫn liệu còn cho thấy đặc tính nhiệt đới của thành phần loài thể hiện ở sự kém phong phú về thành phần loài giáp xác Conchostraca, Isopoda, Amphipoda nước ngọt.

+ Về thành phần loài trai, ốc: có 147 loài thuộc các giống phổ biến ở vùng nhiệt đới như: Pila, Viviparidae, Uniondae, Thiaridae,...

+ Giun nhiều tơ (Polychaeta): thích ứng với nước ngọt đã phát hiện 2 loài, 5 loài nước lợ, 1 loài di nhập vào theo nước thủy triều.

+ Giun ít tơ (Olygochaeta): Họ Naididae phong phú nhất với 32 loài, họ

AeolosomatidaeTubificidae chưa xác định đầy đủ số loài. Đặc trưng gồm các loài: (A. Pluriseta, L. Hoffmeisteri, B. Sowerbyi) đây là những loài có kích thước cũng như số lượng lớn.

Theo Hoàng Đình Trung – Đại học Khoa học, Đại học Huế, trong tạp chí Sinh Học, 2012, 34(3): 309-316. “ Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài động vật đáy ở hạ lưu sông Hiếu, tỉnh Quảng Trị”, đã xác định được 43 loài thuộc 29 giống, 16 họ và 5 lớp. Trong đó lớp Giáp xác (Crustacea) với 18 loài thuộc 11 giống, 4 họ; lớp Giun nhiều tơ (Polychaeta) với 2 loài thuộc 2 giống, 2 họ; lớp Giun ít tơ (Olygochaeta) có 3 loài thuộc 2 giống, 2 họ; lớp Chân bụng (Gastropoda) có 12 loài thuộc 11 giống, 5 họ; lớp Hai mảnh vỏ (Bivalvia) có 8 loài thuộc 3 giống, 3 họ.

Nghiên cứu của Khoa Thủy Sản, Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 7/2001 về “ Nghiên cứu thành phần loài khu hệ động vật đáy (Zoobenthos) ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế”, (Nguyễn Văn Huệ, Nguyễn Quang Linh và Lê Công Tuấn, 2001). Có đối tượng nghiên cứu là ĐVĐ (zoobenthos), tập trung chủ yếu ở 3 nhóm là: giun nhiều tơ (Polychaeta), giáp xác (Crustacea) và thân mền (Mollusca). Qua kết quả phân tích 264 mẫu, chúng tôi đã xác định đươc 54 loài ĐVĐ ở phá Tam Giang – Cầu Hai (trong đó có 1 loài chưa xác định được giống) thuộc 43 giống, 30 họ, 5 lớp của 3 ngành: Giun đốt (Annelida), Châp khớp (Arthropoda) và Thân mền (Mollusca).

Tạp chí khoa học 2011:18b 127-136 _ ĐHCT. “ Phân bố động vật đáy ở rạch Cái Sao, tỉnh An Giang”, (Lê Công Quyền, Trịnh Thị Lan và Vũ Ngọc Út,

19

2009). Nghiên cứu sự phân bố ĐVĐ ở rạch Cái Sao, An Giang; kết quả là đã phát hiện được 12 loài ĐVĐ thuộc 5 lớp bao gồm Oligochaeta, Polychaeta, Crustacae, Gastropoda và Bivalvia. Số lượng ĐVĐ qua các đợt khảo sát từ 21,03-5.087,87% g/m3. Chỉ số đa dạng Shannon biến động từ 0,528 đến 2,019. Với mức tương đồng 50% sinh khối của ĐVĐ, khu vực nghiên cứu được phân thành 2 vùng khác nhau vào mùa khô và 3 vùng vào mùa mưa. Kết quả phân tích chỉ số sinh học RBP III cho thấy mức độ ô nhiễm nước ở rạch Cái Sao từ ô nhiễm trung bình bến ô nhiễm rất nặng.

Tạp chí khoa học 2008(1): 61-66 _ ĐHCT. “ Nghiên cứu phân vùng thủy vực dựa vào quần thể động vật đáy” (Dương Trí Dũng, Nguyễn Công Thuận và Thành Công Thiện, 2007). Nghiên cứu được thực hiện trên kinh Cái Mây, Phú Tân, An Giang vào mùa lũ với 10 điểm khảo sát. Kết quả cho thấy thành phần ĐVĐ nghèo nàn với 21 loài ĐVĐ và một dạng ấu trùng tôm. Trong đó nhóm 2 mảnh vỏ (Bivalvia) có thành phần phong phú nhất với các loài thuộc giống hến nước ngọt (Corbicula spp) chiếm ưu thế; là nhóm sinh vật chỉ thị cho môi trường chịu tác động trực tiếp của nguồn nước sông. Số lượng ĐVĐ biến động rất lớn từ 20,9-3.569g/m3 trên các điểm khảo sát vì có sự khác biệt lớn về kích thước và số lượng của các loài hến.

Tạp chí Khoa học 2011:20a 18-27 _ ĐHCT. “ Sử dụng các chỉ số động vật đáy đánh giá sự ô nhiễm nước ở rạch Tầm Bót, Long Xuyên, tỉnh An Giang”, (Dương Trí Dũng, Nguyễn Văn Công và Lê Công Quyền, 2007-2008). Kết quả cho thấy trong khu vực này thành phần loài ĐVĐ kém phong phú, với 11 loài thuộc 5 nhóm: Oligochaeta, Polychaeta, Insecta, Gastropoda, và Bivalvia. Số lượng ĐVĐ biến động rất lớn, từ 450 đến 26.220 ct/m2

do sự đóng góp của loài

Limnodrilus hoffmeisteri. Sinh khối ĐVĐ do lớp hai mảnh vỏ quyết định. Khi phân tích tính tương đồng bằng phần mềm PRIMER V, Ở mức 30% cho kết quả trùng hợp với thang đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ theo RBP III.

Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 72-82 _ĐHCT. “Thành phần động vật không xương sống đáy ở khu vực nuôi tôm sú (Penaeus monodon)”, (Vũ Ngọc Út, Sơn Sâm Phone, và Nguyễn Bá Quốc). Kết quả tổng số loài ĐVKXS đáy thu được trong các khu vực nuôi tôm sú là 56 loài, trong đó giun nhiều tơ (Polychaets) 17 loài (30%), hai mảnh vỏ (Bivalvia) 10 loài (18%), chân bụng (Gastropoda) 5 loài (9%) và nhóm côn trùng thủy sinh (Insecta) 3 loài (5%). Thành phần loài ĐVKXS đáy biến động theo thời gian liên quan đến sự biến động của độ mặn. Số lượng loài có khuynh hướng giảm dần khi độ mặn giảm dần

20

vào những tháng mùa mưa và tăng nhẹ trở lại khi độ mặn tăng, nhất là trong hệ thống tôm-lúa. Số lượng loài thu được ở cả 3 khu vực điều rất thấp, thấp nhất là ở khu vực tôm-lúa mặc dù khác biệt không có ý nghĩa, lần lượt là 7 ± 3; 9 ± 3 và 9 ± 3 loài. Số loài cao nhất được ghi nhận trong khu vực TC vào thời điểm tháng 3 với 17 loài. Khu vực BTC và TC thường có số loài cao hơn khu vực TL ngoại trừ một vài thời điểm ở tháng 2, 4 và 8.

Dự án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:“Dự án xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường phục vụ Nuôi trồng Thủy sản “. Được thực hiện bởi: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, II, III; Viện Nghiên cứu Hải sản và Các Chi cục Thủy sản/ NTTS các tỉnh trọng điểm. Báo cáo tại Hà Nội vào tháng 7/2012. Mục tiêu dự án: Xây dựng được mạng lưới quan trắc môi trường đáp ứng yêu cầu cảnh báo dịch bệnh trong NTTS phục vụ quản lý và chỉ đạo sản xuất NTTS bền vững, có hiệu quả.

21

CHƢƠNG III

VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Diện tích nuôi tôm lúa tại khu vực khoảng 400 ha. Mẫu được thu trên ruộng nuôi và trong hệ thống kênh thoát nước ở khu vực tôm lúa; thu liên tục 8 đợt từ tháng 2-5/2013 (mùa khô) đến tháng 6-9/2013 (mùa mưa) với chu kỳ thu 1 lần/tháng.

Mẫu được thu ở 3 điểm, bao gồm đầu nguồn, giũa nguồn và cuối nguồn. Mỗi điểm thu gồm trên ruộng nuôi và kênh dẫn thoát nước trước ruộng. Vậy ta thu 6 mẫu/đợt (3 mẫu ở kênh và 3 mẫu ở ruộng). Kênh dẫn là kênh Vàm Khém (dài khoảng 4km) nối liền cửa Đại và của Tiểu (2 trong 9 cửa của sông Cửu Long) là nơi cung cấp và thải nước chính của hệ thống tôm lúa.

Trong đó: Điểm 1 (Đ1) thu ở đầu nguồn nơi vàm cửa Tiểu đổ vào. Điểm 2 (Đ2) thu ở giữa nguồn. Điểm 3 (Đ3) thu ở hạ nguồn nơi tiếp giáp với vàm cửa Đại.

Hình 3.1: Sơ đồ địa điểm thu mẫu tại xã Phú Tân, Tân Phú Đông, Tiền Giang (Nguồn: http://www.tiengiang.gov.vn/)

22

3.2 Vật liệu nghiên cứu 3.2.1 Vật liệu thu mẫu 3.2.1 Vật liệu thu mẫu

Vật liệu và dụng cụ được sử dụng cho quá trình thu mẫu bao gồm: Gàu đáy Petersen (diện tích miệng gàu 0,03 m2), sàng lọc động vật đáy (kích thước mắc lưới 0,5 mm), máy đo pH-nhiệt độ (Hanna), khúc xạ kế, túi nylon, dây thung, viết và giấy ghi nhãn, sổ ghi chép, lọ nút mài màu nâu (125 ml), pipet có chia vạch và thùng trữ lạnh để bảo quản mẫu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2 Vật liệu phân tích và hóa chất cố định mẫu

Kính hiển vi, kính lúp điện tử, lame, lamelle, pen, khay nhựa, găng tay, thau nhựa, pipet, giấy thấm.

Dung dịch Formol thương mại 38-40%, dung dịch KI-NaOH, dung dịch MnSO4.

3.3 Phƣơng pháp thu mẫu

Các chỉ tiêu thu mẫu bao gồm ĐVĐ và một số chỉ tiêu thủy lý hóa. Mẫu được thu vào thời điểm thủy triều bắt đầu rút xuống (canh con nước) và thời gian thu mẫu cố định cho tất cả các lần thu vào buổi sáng sớm khoảng 7:00 giờ, cho đến khi thu hoàn tất các mẫu.

3.3.1 Mẫu động vật đáy

Động vật đáy được thu bằng gàu đáy Petersen có diện tích miệng gàu là 0,03 m2 và chỉ thu một lần để xác định cả định tính lẫn định lượng. Ở mỗi vị trí khảo sát, mẫu được thu ngẫu nhiên với 10 gàu, thu rải điều trên ruộng, 2 bên gần bờ và giữa kênh, sau đó lọc sơ bộ mẫu qua sàng đáy có kích thước mắt lưới 0,5 mm để loại bỏ rác và bùn đất tại hiện trường, cho mẫu vào túi nylon có ghi nhãn của từng điểm thu, cố định bằng formol với nồng độ 8-10% rồi mang về phòng thí nghiệm để phân tích định tính và định lượng.

23

3.3.2 Mẫu thủy lý hóa

Mẫu được thu cùng lúc với động vật đáy, các chỉ tiêu được thu gồm nhiệt độ, pH, độ mặn, DO. Các Chỉ tiêu được thu như sau:

- Nhiệt độ và pH: được đo tại hiện trường bằng máy đo pH cầm tay (Hanna), ngoài ra có thể đo nhiệt độ bằng nhiệt kế và độ mặn: đo bằng khúc xạ kế tại hiện trường.

- Oxy hòa tan (DO): mẫu được thu và chứa trong lọ nút mài nâu 125 ml, cố định bằng 1ml dung dịch MnSO4 và 1ml dung dịch KI-NaOH.

3.4 Phƣơng pháp phân tích mẫu 3.4.1 Phân tích định tính

Phân tích, định loại tên khoa học bằng phương pháp so sánh hình thái. Hầu hết thành phần ĐVKXS-ĐVĐ thường được định danh đến loài dựa trên các tài của các tác giả: Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam của Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên (1980); Động vật học không xương sống của Thái Trần Bái-NXB Giáo Dục Việt Nam (1999); Định loại các nhóm ĐVKXS nước ngọt thường gập ở Việt Nam của Nguyễn Xuân Quýnh (2001),…

3.4.2 Phân tích định lƣợng

Mẫu ĐVĐ định tính sau khi định danh được đếm theo nhóm/loài cho từng điểm thu để xác định mật độ.

Mật độ và sinh lượng ĐVĐ được tính theo công thức: D = X/S

Trong đó: D: mật độ ĐVKXS (cá thể/m2

) hoặc sinh lượng (g/m2).

X: Tổng số lượng cá thể đếm được hoặc khối lượng ĐVKXS theo từng nhóm/loài.

24

3.4.3 Phân tích chỉ tiêu thủy lý hóa

- Nhiệt độ và pH: được đo tại hiện trường bằng máy đo pH cầm tay (Hanna), ngoài ra có thể đo nhiệt độ bằng nhiệt kế và độ mặn đo bằng khúc xạ kế tại hiện trường.

- Chỉ tiêu Oxy hòa tan (DO): được xác định bằng phương pháp Winkler và được phân tích tại phòng phân tích chất lượng nước thuộc Bộ môn Thủy sinh học Ứng dụng, khoa Thủy sản theo các phương pháp chuẩn (APHA, 1995) bao gồm

3.5 Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý và phân tích thống kê bằng phần mền Microsoft Excel 2007.

Việc phân tích mẫu và xử lý số liệu được tiến hành tại phòng thí nghiệm thủy sinh (A5)–Bộ môn Thủy sinh học Ứng dụng–Khoa Thủy Sản–ĐHCT.

25

CHƢƠNG IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Các yếu tố thủy lý hóa tại khu vực thu mẫu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ TB của từng thủy vực thu mẫu được trình bày trong Bảng 4.1, nhiệt độ dao động trong khoảng 29,2-31,30C trong suốt chu kỳ thu mẫu. Trong đó nhiệt độ TB ở thủy vực kênh qua các đợt thu mẫu là 29,90C và thủy vực ruộng là 30,80C; không có sự chênh lệch lớn. Nhiệt độ ghi nhận thấp nhất vào đợt thu mẫu của tháng 7 tại thủy vực kênh dẫn (29,20C). Nhiệt độ tương đối cao ở các tháng mùa khô từ tháng 2 đến tháng 5 và còn kéo dài qua tháng 6 bắt đầu mùa mưa, sau khi bước vào mùa mưa và với lượng mưa bắt đầu nhiều hơn thì nhiệt độ có giảm xuống ở các tháng 7; 8 và tăng nhẹ trở lại ở tháng cuối, nhất là ở ruộng nuôi do mực nước trên trảng không cao. Nhiệt độ cao nhất được ghi nhận ở thủy vực ruộng vào đợt thu mẫu tháng 4; 5 ( 31,30C).

Bảng 4.1 Một số yếu tố thủy lý hóa môi trường nước tại khu vực thu mẫu

TT Chỉ tiêu Giá trị trung bình ± ĐLC

Kênh dẫn Ruộng nuôi

1 Nhiệt độ (0C) 2 pH 3 Độ mặn (‰) 4 DO (mg/L) 30 ± 0,7 31 ± 0,5 8,1 ± 0,2 8,3 ± 0,2 10 ± 6,8 11 ± 7,8 4,9 ± 0,7 5,6 ± 0,7

Nhìn chung nhiệt độ khảo sát ở ruộng nuôi tôm-lúa có cao hơn khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của tôm sú, nhưng không đáng kể. Theo Nguyễn Anh Tuấn, (1994) nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển và sinh trưởng của tôm sú là 250C-320C. Do sự chênh lệch không cao, nên không ảnh hưởng nhiều đến tôm nuôi.

26

Hình 4.1: Biến động nhiệt độ từng đợt khảo sát trên ruộng tôm lúa và kênh dẫn

4.1.2 pH

Giá trị pH ở các điểm và các đợt thu mẫu trên ruộng nuôi tôm-lúa dao động trong khoảng 7,8-8,5; trung bình giá trị pH không có sự chênh lệch lớn giũa các điểm, các đợt và giữa các thủy vực thu mẫu. Tuy nhiên, pH có chiều hướng giảm thấp ở các thủy vực vào các đợt thu mẫu trùng với mùa mưa vào các tháng 6; 7; 8 và 9 (Bảng 4.2). pH ghi nhận được thấp nhất vào đợt thu mẫu của các tháng 7, tháng 9 ở thủy vực kênh dẫn với pH=7,8 (Bảng 4.2) và cao nhất ghi nhận được vào đợt thu mẫu của tháng 4 ở thủy vực ruộng nuôi với pH=8,5 (Bảng 4.2).

Bảng 4.2 Giá trị pH trung bình ở các thủy vực thu mẫu (Kênh dẫn, Ruộng nuôi)

Các thủy vực Đợt thu mẫu Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Kênh Ruộng 8,3 ± 0,0 8,4 ± 0,2 8,3 ± 0,0 8,4 ± 0,2 8,4 ± 0,1 8,5 ± 0,2 8,2 ± 0,1 8,4 ± 0,1 8,0 ± 0,1 8,3 ± 0,1 7,8± 0,1 8,3 ± 0,1 8,2 ± 0,1 8,1 ± 0,1 7,8 ± 0,1 7,9 ± 0,1

Nhìn chung giá trị pH qua các đợt khảo sát đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển và tăng trưởng của tôm nuôi. Theo Chanratchakool et al, (2002) giá trị pH thích hợp cho tôm sú sinh trưởng và phát triển là 7,5-8,5.

28.0 28.5 29.0 29.5 30.0 30.5 31.0 31.5 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Nh iệt độ ( 0 C) Đợt thu mẫu Kênh Ruộng

27

Bảng 4.3 Một số yếu tố thủy lý hóa của môi trường nước ghi nhận được ở khu vực thu mẫu trong các tháng mùa khô và mùa mưa (*) (Kênh dẫn và Ruộng nuôi)

Chỉ tiêu Kênh dẫn Ruộng nuôi

Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Nhiệt độ (0C) pH Độ mặn (‰) DO (mg/L) 30 ± 0,7 8,3 ± 0,05 16 ± 2,06 4,7 ± 0,9 29 ± 0,2 8,0 ± 0,2 4 ± 2,06 5,1 ± 0,3 31 ± 0,3 8,4 ± 0,04 17 ± 3,3 5,8 ± 0,6 30 ± 0,5 8,1 ± 0,2 4 ± 3,2 5,5 ± 0,8 (*) Mùa khô (Tháng 2, 3, 4 và 5); Mùa mưa (Tháng 6, 7, 8 và 9)

4.1.3 Độ mặn

Độ mặn không có sự khác biệt lớn giữa các điểm thu mẫu của từng thủy vực. Tuy nhiên, có sự biến động giữa các đợt thu mẫu và thủy vực thu mẫu, độ mặn dao động trong khoảng 0- 22‰, Giá trị độ mặn thấp nhất ghi nhận ở thủy vực ruộng nuôi tôm-lúa vào đợt thu mẫu tháng 8 (0‰) và cao nhất cũng ở thủy vực ruộng thuộc đợt thu mẫu đầu tiên (22‰). Độ mặn biến động theo khuynh hướng giảm dần vào mùa mưa ở cả thuỷ vực kênh và ruộng.

Hình 4.2: Biến động độ mặn từng đợt khảo sát trên ruộng tôm lúa và kênh dẫn

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Độ m ặn (S‰ ) Đợt thu mẫu Kênh Ruộng

28

4.1.4 Oxy hòa tan (DO)

Hàm lượng oxy hòa tan biến động không khác biệt lớn giữa các điểm thu mẫu trong cùng thủy vực. Tuy nhiên, các tháng giữa mùa khô và mùa mưa (tháng

Một phần của tài liệu biến động thành phần loài động vật đáy trong khu vực tôm – lúa huyện tân phú đông, tỉnh tiền giang (Trang 26)