Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ trăng trưởng, thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm he chân trắng (penaeus vannamei) sản xuất tại công ty cổ phần chăn nuôi CP việt nam (Trang 26 - 27)

Số liệu và các thông số kỹ thuật được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm Microsoft Exell 2003 và xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 15.0.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường

Bảng 3.1. Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường trong bể thí nghiệm

Thời gian

Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm Nhiệt độ (0C) Độ mặn(‰) pH CT1 29,0 - 31,0 27,0 - 30,0 8,05 - 8,25 29,72 ± 0,752 28,81 ± 1,193 8,12 ± 0,06 CT2 29,0 - 31,0 27,5 - 30,0 8,00 - 8,21 29,78 ± 0,729 29,13 ± 0,954 8,09 ± 0,07 CT3 29,0 - 31,0 27,5 - 30,0 8,00 - 8,19 29,69 ± 0,655 29,0 ± 0,964 8,07 ± 0,06 * Nhiệt độ:

- Nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp lên hoạt động sống của tôm he chân trắng, đặc biệt nó ảnh hưởng lên chu kỳ lột xác của tôm. Nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn Zoea 1 phát triển bình thường trong khoảng từ 28 – 320C. Trong khoảng nhiệt độ này chu kỳ lột xác của tôm trung bình là 36 giờ. Nếu nhiệt độ thấp quá hoặc cao quá sẽ ức chế quá trình lột xác. Diễn biến nhiệt độ thể hiện trong bảng 3.1

- Do thí nghiệm được tiến hành trong cùng một nhà ương nuôi và các điều kiện môi trường được chi phối như nhau nên trong thời gian nuôi thử nghiệm, nhiệt độ trong các bể nuôi tương đối ổn định. Giữa các bể ương nuôi nhiệt độ cũng dao động từ 0 - 0,50C. Nhiệt độ trung bình ngày thấp nhất là 29,50C, nhiệt độ trung bình ngày

cao nhất là 300C, nhiệt độ buổi sáng thấp nhất là 290C, nhiệt độ buổi chiều cao nhất là 310C.

Như vậy, so với ngưỡng nhiệt độ thích hợp 28 - 320C (Nguyễn Trọng Nho), 26 - 300C (Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III) cho ấu trùng tôm thì khoảng nhiệt độ trong thời gian này là phù hợp cho ấu trùng tôm thẻ lột xác và sinh trưởng.

* pH:

- pH là yếu tố đặc trưng cho độ axit trong nước, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự lột xác của tôm. Đặc biệt giai đoạn tôm giống cần có sự kiểm soát chặt chẽ các yếu tố môi trường trong nước.

- Trong thời gian tiến hành thí nghiệm trên thì pH trong các bể ương dao động từ 8,00 - 8,25. Theo tác giả Nguyễn Hải Âu (2004) và Nguyễn Trọng Nho, Vũ Thế Trụ thì pH thích hợp cho tôm He sinh trưởng là từ 7,5 - 8,5, theo Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III pH thích hợp cho ấu trùng tôm từ 8,2 - 8,6.

Như vậy, khoảng pH trong bể thí nghiêm như trên là thích hợp cho ấu trùng tôm he chân trắng lột xác và sinh trưởng.

* Độ mặn:

- Đặc tính sống của loài tôm he chân trắng Penaeus vannamei là sống ở vùng biển. Giai đoạn ấu trùng tôm sống ở vùng khơi có độ mặn tương đối cao, càng lớn dần tôm chuyển sống gần bờ có độ mặn thấp hơn.

- Trong thời gian thí nghiệm thì độ mặn trong các bể ương đao động từ 30‰ và giảm dần đến 27‰. Theo viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, độ mặn thích hợp cho ấu trùng tôm sinh trưởng là từ 28 – 32‰, theo Nguyễn Hải Âu (2004) và Nguyễn Trọng Nho độ mặn thích hợp cho ấu trùng Zoea và Mysis từ 28 - 32‰.

Như vậy, các yếu tố môi trường: nhiệt độ, pH, độ mặn ở 3 công thức trong quá trình thí nghệm là tương đương nhau và phù hợp cho ấu trùng tôm phát triển.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ trăng trưởng, thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm he chân trắng (penaeus vannamei) sản xuất tại công ty cổ phần chăn nuôi CP việt nam (Trang 26 - 27)