CHƯƠNG 3: NHỮNG HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CỦA “CÁI TÔI THẾ HỆ”

Một phần của tài liệu Cái tôi thế hệ trong thơ trẻ thời kì chống mỹ cứu nước (Trang 43)

BIỂU HIỆN CỦA “CÁI TÔI THẾ HỆ”

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: “Trong tác phẩm văn học, hình

thức nghệ thuật là kênh duy nhất truyền đạt nội dung của nó, là phương tiện cấu tạo nội dung và làm cho nó có bộ mặt độc đáo” [19, 203].

Hình thức thơ trữ tình thực chất là hình thức vật chất mang tinh thần

của cái tôi trữ tình ( hình thức mang nội dung). Với mỗi kiểu cái tôi trữ tình

đều tìm thấy hình thức thể hiện phù hợp, mỗi bài thơ là một dạng thức cụ thể

của cái tôi trữ tình

“Cái tôi thế hệ” là một đặc điểm nổi bật của cái tôi trữ tình trong thơ

trẻ chống Mỹ cứu nước. Trên một nền hình thức chung tương đối ổn định ấy, chúng ta cần phải xác định các phương diện của hình thức đã chi phối đến sự

biểu hiện của “cái tôi thế hệ” trong thời kì này. Nó góp phần khẳng định vị trí

vai trò của thơ trẻ trong nền thơ hiện đại Việt Nam. 3.1.Thể thơ

Thể thơ thể hiện rõ nhất mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Tùy từng nội dung và cảm xúc cụ thể mà mỗi nhà thơ lựa chọn cho mình một thể thơ phù hợp.

Trong thơ trẻ chống Mỹ cứu nước, các nhà thơ vẫn có xu hướng tìm về với các thể thơ truyền thống như lục bát và các thể thơ hiện đại đã có từ phong trào thơ Mới. Tuy nhiên, để có thể phản ánh một cách chân thực và sinh động diễn biến của cuộc chiến đấu các nhà thơ trẻ thời kì này đã tìm đến với các thể thơ mới có khả năng ôm chứa một mảng hiện thực lớn lao, vĩ đại của cuộc kháng chiến. Thơ tự do và trường ca là hai thể loại đáp ứng được yêu cầu

ấy. Chính điều này góp phần khẳng định xu thế phát triển của thơ tự do và trường ca ở giai đoạn sau.

3.1.1. Thơ tự do

“Thơ tự do là một hình thức cơ bản của thơ, phân biệt với thơ cách luật ở chỗ, không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, chữ, niêm, đối” [19,396]. Do vậy nó mở ra chân trời rộng cho sự sáng tạo hình thức mỗi bài thơ.

Theo nhà nghiên cứu Hà Minh Đức thì “ Khi nói đến thơ tự do là muốn nói đến một thể thơ ít bị ràng buộc nhất về mặt vần điệu, về sự hạn định câu và cho tác giả có điều kiện diễn tả đối tượng một cách thích hợp nhất, cho tứ thơ thoát lên bay bổng, cho nhịp điệu câu thơ phục vụ đắc lực nhất việc thể hiện nội dung” [5, 78].

Trong nhận định trên, tác giả bài viết đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản cùng những ưu điểm của thơ tự do: tính ít bị ràng buộc và khả năng diễn tả đối tượng cởi mở, thể hiện nội dung một cách linh hoạt.

Để thấy được sự phát triển của thơ tự do, chúng tôi đã khảo sát:

1, Phần thi tuyển trong Thi nhân Việt Nam ( Hoài Thanh, Hoài Chân ),

Nxb Văn học, 1996.

2, Thơ kháng chiến 1945 – 1954 ( Mã Giang Lân tuyển chọn ), Nxb Tác

phẩm mới, 1986.

3, Tuyển tập thơ Việt Nam ( giai đoạn chống Mỹ cứu nước ), Nxb Hội

nhà văn, 1999. Sau khi khảo sát chúng tôi thu được kết quả như sau: Thi nhân Việt Nam

Thể loại 2 4 5 7 8 Lục bát Tự do Tổng Số bài 1 1 15 77 41 25 8 168 Tỉ lệ(%) 0,5 0,5 9 46 24 15 5 100

Thơ kháng chiến 1945 – 1954

Tuyển tập thơ Việt Nam ( Giai đoạn chống Mỹ cứu nước )

Qua bảng thống kê trên có thể thấy thơ tự do ngày càng chiếm một vị trí

lớn trong nền thơ hiện đại đặc biệt là thơ thời kì chống Mỹ. Trong tập Thi

nhân Việt Nam có 8/168 bài thơ tự do ( chiếm tỉ lệ 5%). Con số đó cho thấy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong Thơ mới, sự xuát hiện cuả thể thơ tự do không nhiều. Sự thiếu vắng những bài thơ viết theo thể tự do ở phong trào Thơ mới có nhiều lý do. Song có thể lý giải bằng nguyên nhân sau: các nhà thơ mới do không bắt nhịp được với mạch của nhịp sống toàn dân tộc, không đủ vốn sống thực tế sinh động đáp ứng với cách diễn đạt linh hoạt của thể thơ tự do, nên khi vừa mới xuất hiện nó chưa có đủ cơ sở để đứng vững và phát triển.

Hiện thực sôi động của đời sống xã hội Việt Nam thời kì 1945 – 1954 đã thực sự trở thành miếng đất màu mỡ cho thơ tự do sinh sôi và phát triển.

Theo bảng thống kê cho thấy trong số 136 bài thơ trong tập Thơ kháng chiến

1945 – 1954 có tới 66 bài sử dụng theo thể tự do ( chiếm tỉ lệ 48,5% )

Thể thơ 4 5 6 7 8 Thất ngôn Song thất Lục bát Tự do Tổng Số bài 5 20 1 16 3 1 6 18 66 136 Tỉ lệ(%) 3,68 14,71 0,47 11,76 2,2 6,74 4,41 13,24 48,5 100 Thể thơ 4 5 6 7 Tứ tuyệt Lục bát Tự do Tổng Số bài 5 32 3 19 2 34 267 326 Tỉ lệ(%) 1,38 8,84 0,82 5,52 0,55 9,40 74,20 100

Không bị câu thúc bởi các khổ thơ cũng như sự cấu tạo của câu thơ, bài thơ, thơ tự do rõ ràng có ưu thế hơn hẳn các thể thơ truyền thống về khả năng đi sâu vào các đề tài rộng lớn của cuộc sống.

Trên xu hướng thơ ngày càng đi gần với đời sống và tư duy của con người, thơ tự do đã phát triển và trở thành thể thơ phổ biến nhất trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước. Nhìn vào bảng khảo sát ta thấy có đến 267/326 bài thơ được viết theo thể tự do ( chiếm 74, 2% ).

Như vậy có thể thấy, thơ tự do xuất hiện từ đầu thế kỉ XX và được khẳng định trong phong trào Thơ mới. Từ sau Cách mạng tháng Tám – 1945, thơ tự do ngày càng được sử dụng rộng rãi đáp ứng yêu cầu đòi hỏi thơ đi sát cuộc đời hơn, phản ánh được những khía cạch mới về cuộc sống đa dạng. Đến thời kì kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là trong thơ trẻ các nhà thơ đã tập

trung thể hiện một giọng điệu riêng, một tiếng nói riêng – tiếng nói của “cái

tôi thế hệ”. Nên việc tìm đến với thể thơ tự do là một đòi hỏi tất yếu nhằm thể

hiện một cái nhìn phóng khoáng, một tâm hồn trẻ trung.

Hãy đọc đoạn thơ sau trong bài Lửa đèn của Phạm Tiến Duật:

Trong ánh chớp nhoáng nhoàng là những đoàn xe Buông bạt kín rú ga đi vội.

Trên đỉnh đồi vẫn vầng trăng đỏ ối Tưởng cháy trong quầng lửa bom bi.

( Lửa đèn )

Hình ảnh những đoàn xe lao ra chiến trường trong cảnh lửa cháy đạn rơi cũng được Phạm Tiến Duật thể hiện một cách hết sức sinh động bằng những dòng thơ đầy phóng túng.

Các câu thơ được sắp xếp một cách hết sức tự nhiên, không tuân theo những quy định về niêm, luật, vần, đối đã góp phần thể hiện tinh thần dũng

cảm của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn đầy bom đạn. Qua đó người đọc cũng có thể hình dung ra hiện thực ác liệt của cuộc chiến đấu. Những câu thơ phóng khoáng cũng đã góp phận thể hiện tình yêu nỗi nhớ của người chiến sĩ:

Anh ngủ lại trên lá rừng và đếm những bom rơi.

Nhưng tình yêu của em làm lòng anh yên tĩnh quá. Hạnh phúc là sau một chặng đường vất vả.

Lại hiểu em nhiều trên muôn nẻo xa xôi.

( Buổi hẹn hò lớn lao – Nguyễn Khoa Điêm ) Dường như để nói về tình yêu và nỗi nhớ của chính bản thân mình, người lính trẻ đã mặc cho dòng cảm xúc được thể hiện hết sức tự nhiên với những câu thơ thơ tự do không tuân theo quy luật. Cái tôi hồn nhiên trẻ trung của người lính đã lấn át mọi khó khăn gian khổ nơi chiến trường. Chất lạc quan ở đây đã bao trùm lên tất cả. Giản dị, tươi mát, khỏe khoắn nhưng vẫn đằm thắm, ngọt ngào.

Có thể nói rằng sự phát triển mạnh mẽ của thơ tự do thời kì này còn bị chi phối bởi trách nhiệm của nhà thơ đối với cuộc sống chiến đấu của dân tộc và bởi xu hướng chính luận trong thơ phát triển. Chất chính luận gia tăng khiến cho tư duy thơ ca không còn khuôn lại trong phạm vi cảm xúc của những rung động trực tiếp mà còn được mở rộng sang phạm vi luận bàn, phân

tích. “Cái tôi thế hệ” thời kì này còn là cái tôi chính luận triết lý về cuộc đời,

về cuộc chiến đấu của dân tộc. Tăng cường chất sống thực tế, chất chính luận suy tưởng cũng làm cho độ dài của bài thơ tăng lên. Bài thơ không thể khuôn lại trong những cấu trúc xinh xắn, cân đối mà mở rộng hơn để chứa đựng những đoạn bình luận miêu tả.

“Đứng trước cửa ngõ chiến trường”, Bằng Việt chợt hiểu cuộc đời,

Thế đấy cuộc đời

Những phút giây bất thần hạnh phúc Tôi ngợp giữa tình người cao cả nhất

Ngợp giữa tuổi thơ mình, ngợp ánh sáng đầu tiên Tôi hiểu ra: Cửa ngõ chiến trường

Cửa ngõ của lòng tin. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

( Đøng trước cửa ngõ chiến trường )

Những suy tưởng của Bằng Việt thường là những suy tưởng có sức lắng đọng vì nó thường được dựa trên một cơ sở thực tiễn cụ thể. Anh tìm thấy những phút giây hạnh phúc, tìm thấy lòng tin của cuộc đời ngay chính tại chiến trường đầy bom đạn. Những suy tư ấy được anh giãi bày, tâm sự bằng một lối viết tự nhiên, phóng khoáng như đang trong một cuộc nói chuyện bình thường. Những câu thơ dài ngắn khác nhau đã chuyển tải những suy nghĩ tâm tư của một anh lính trẻ nhưng cũng là tâm tư của cả một thế hệ những người lính đang đứng trước cửa ngõ chiến trường.

Hiện thực bộn bề của cuộc chiến đấu được các nhà thơ trẻ đưa vào thơ bằng một lối viết tự do, phóng khoáng. Các bài thơ không sử dụng các thể thơ cổ điển, không ổn định về số câu chữ trong một câu thơ, số dòng trong một bài thơ, có lúc sử dụng cả câu thơ văn xuôi nhưng vẫn không làm mất đi “ chất thơ” vốn có. Người đọc vẫn cảm nhận vẫn có những rung động thẩm mỹ thực

sự trước mỗi đối tượng được miêu tả. “Lửa đèn”, “Tiểu đội xe không kính”,

“Gửi em cô thanh niên xung phong”, “Vầng trăng và quầng lửa” của Phạm

Tiến Duật, “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân là những ví dụ tiêu biểu.

Thơ tự do thời kì này đã đáp ứng yêu cầu của thời đại, nó góp phần thể

hiện tiếng nói của cái tôi thế hệ trong thơ trẻ. Đó là tiếng nói hồn nhiên trẻ

trung, tinh nghịch nhưng cũng rất lắng đọng suy tư. Sự tự do hóa trong hình thức câu thơ, dòng thơ và bài thơ đã giúp cho việc phản ánh hiện thực bề bộn

của cuộc chiến đấu. Hình thức thơ tự do cũng tạo điều kiện cho việc tăng cường hơn nữa khả năng luận bàn, triết lý về những vấn đề trong cuộc sống chiến trường của các nhà thơ trẻ, nó đã thành công trong việc khai thác bề rộng và chiều sâu của những đề tài lớn, mới mẻ và đi sát với sự luận bàn thời cuộc.

3.1.2. Trường ca.

Để thể hiện ‘cái tôi thế hệ”, thơ trẻ chống Mỹ có nhiều mở rộng, đào

sâu, tìm tòi các hình thức thể loại khác nhau. Bên cạnh việc sử dụng thể thơ tự do, các nhà thơ trẻ còn tìm đến một cách thể hiện khác để phản ánh những bức tranh hiện thực rộng lớn của cuộc kháng chiến mà các thể loại khác không đáp ứng nổi đó là thể trường ca.

Theo cách hiểu truyền thống, thì danh từ trường ca được dùng để chỉ một thể loại “ kỳ vĩ và mỹ lệ” trong văn học quá khứ của các dân tộc.

Trường ca Việt Nam thời cổ là một hình thức tự sự có vần, dung lượng phản ánh rộng lớn, tổng hợp hiện thực khách quan làm nên tính đồ sộ của tác phẩm. Cái anh hùng ( thời đại anh hùng, tinh thần anh hùng, nhân vật anh hùng) được tập trung chú ý. Phong cách trang trọng phóng khoáng, nhiều yếu tố kì vĩ. Lấy xung đột chiến tranh làm trung tâm tác phẩm. Do vậy trường ca không dung nạp mọi thể loại đề tài, mọi tính cách, chỉ chấp nhận một số kiểu loại sự kiện, con người gắn với các phạm trù về cái đẹp cái cao cả.

Trong thời kì kháng chiến chống Pháp những trường ca đấu tiên của nền

thơ cách mạng đã ra đời. Có thể kể đến “Từ đêm 19” ( Khương Hữu Dụng) ,

“Những thanh gươm báu” ( Nguyễn Bính ), “Trường ca sông Gianh” ( Xuân

Hoàng). Nhưng phải đến thời kì chống Mỹ, trường ca mới thực sự đạt nhiều thành tựu cả về số lượng và chất lượng. Một điều đặc biệt là tác giả của các trường ca phần lớn là những cây bút trẻ. Họ đã chọn trường ca như một

Điềm với “Mặt đường khát vọng”, Hữu Thỉnh với “Đường tới thành phố”, Nguyễn Đức Mậu với “Trường ca sư đoàn”,Thanh Thảo với “Những người đi

tới biển”, “Những ngọn sóng mặt trời”. Trường ca thời kì chống Mỹ là minh

chứng hùng hồn về khả năng dung chứa những mảng hiện thực lớn mà các sáng tác thơ trữ tình ngắn không chứa nổi .

Trong quan hệ với “cái tôi thế hệ”, trường ca thời kỳ này là một góc

nhìn rộng, toàn diện.Toàn diện ở đây không chỉ là sự tổng hợp khái quát mà là một bề rộng bề sâu bề cao của việc chiếm lĩnh con người và sự kiện. Kiến trúc đồ sộ của trường ca cho phép xuất hiện nhiều nhân vật nhiều tư thế trữ tình, nhiều chủ đề, nhiều giọng điệu với những điểm nhìn chiến tranh từ xa đến gần, từ cảm xúc nồng nhiệt đến lí trí tỉnh táo, từ lãng mạn hóa đến hiện thực hóa, từ khái quát đến cụ thể, từ tính hoành tráng của sự kiện đến chiều sâu tâm lí, từ

khái niệm cao xa tới số phận cụ thể. Ở đây “cái tôi thế hệ” đã nhập vai khi là

con của mẹ, khi là em của những người ngã xuống, khi là bạn bè cùng đồng đội, khi là cỏ cây, đất đai… Họ không chỉ nhân danh chính bản thân mình mà nhân danh những con người anh hùng để nói về một thời đại anh hùng, một dân tộc anh hùng vời nhiều giọng điệu khác nhau, khi thì tâm sự độc thoại, lúc lại bình luận triết lý với cảm hứng hào hùng, lãng mạn pha chút hiện thực, sử dụng nhiều dáng câu thơ tự do, lục bát, văn xuôi xen kẽ hết sức linh hoạt, đa dạng.

Viết về phong trào đấu tranh của tuổi trẻ học đường thành thị Miền

Nam bài thơ “Đêm không ngủ” của Nguyền Khoa Điềm được cấu tứ từ một

sự kiện cụ thể, tuy người viết có hướng tới nhiều vấn đề : quá khứ, hiện tại,

tuổi trẻ và tình hình đất nước song phải đến “Mặt đường khát vọng” thì bộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mặt chung của phong trào đấu tranh của tuổi trẻ với vận mệnh của đất nước mới được đề cập đến trên một diện rộng hơn. Trước hết vẫn là số phận, vận mệnh của đất nước, là những yếu tố cấu thành nên truyền thống văn hóa, lịch

sử, truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của trường ca này không đến từ những luận đề khái quát cao siêu mà từ sự đan cài số phận cá nhân, hạnh phúc cá nhân với số phận của toàn dân tộc. Nổi bật lên đó là vai trò của nhân dân đối với lịch sử. Những con người vô danh sống lặng lẽ sau lũy tre, ruộng đồng, gò bãi là cội nguồn của sức mạnh làm nên sức sống mãnh liệt của dân tộc. Nếu chỉ là những bài thơ nhỏ, thật khó có thể bao quát được những vấn đề lớn đến như vậy.

Với trường ca “Đường tới thành phố”, Hữu thỉnh khái quát hóa cuộc

kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc thời kì đầu từ núi rừng Trường Sơn đến Thành phố Hồ Chí Minh. Con đường trưởng thành của dân tộc ta qua hình ảnh ngươì lính, hình ảnh các vị tư lệnh, con đường đi đến độc lập tự do kinh qua gian lao và hy sinh, con đường từ lòng mẹ đến trái tim người chiến

sĩ. Trường ca “Những người đi tới biển” của Thanh Thảo đi tìm nguồn gốc sức

Một phần của tài liệu Cái tôi thế hệ trong thơ trẻ thời kì chống mỹ cứu nước (Trang 43)