- Ngân hàng cần phê duyệt và rà soát định kỳ chiến lược và chính sách tín dụng
- Rà soát lại từng sản phẩm cho vay, ban hành quy trình tín dụng đối với từng loại sản phẩm và có biện pháp kiểm soát tín dụng cho phù hợp
- Giám sát tổng thể danh mục tín dụng nhằm phát hiện rủi ro
- Tổ chức xem xét, thẩm định kỹ, chặt chẽ trước khi cấp các khoản tín dụng mới.
- Có chính sách khen thưởng kịp thời về giao chỉ tiêu thu nợ xấu, nợ ngoại bảng.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
3.3.2. Kiến nghị với NHNN
- Nâng cao chất lượng hoạt động của CIC - Quy định hệ thống tính điểm và xếp hạng khách hàng thống nhất
- Hoàn thiện mô hình thanh tra theo ngành dọc.
3.3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước
- Tiếp tục duy trì môi trường kinh tế, chính trị - xã hội ổn định.
- Tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo an toàn tín dụng
- Ban hành đồng bộ và hoàn chỉnh khung pháp lý về tài chính
KẾT LUẬN
Trong thời kỳ nền kinh tế vừa trải qua thời gian dài khủng hoảng, dư chấn của nó còn rất nặng nề thì vấn đề RRTD trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết. Vì vậy mà các NHTM càng cần phải chú trọng hơn nữa tới việc nâng cao khả năng quản trị RRTD. Xuất phát từ những yêu cầu đó, luận văn đã phân tích và đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm quản trị RRTD tại BIDV – Chi nhánh Hải Dương. Luận văn đã thực hiện được những nội dung cơ bản sau:
-Những vấn đề cơ bản về RRTD và quản trị RRTD tại NHTM.
-Những mặt đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản trị RRTD tại BIDV – Chi nhánh Hải Dương.
-Giải pháp quản trị RRTD tại BIDV – Chi nhánh Hải Dương. Đồng thời cũng đề xuất một số kiến nghị đối với BIDV Việt Nam, NHNN Việt Nam, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan.
Luận văn được viết trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết, thực trạng công tác quản trị RRTD tại BIDV – Chi nhánh Hải Dương và kinh nghiệm thực tiễn của tác giả trong công tác tín dụng. Tuy nhiên do những hạn chế về kiến thức và sự thay đổi nhanh chóng của môi
trường kinh doanh, nên khó tránh khỏi những thiếu sót hạn chế nhất định, tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của những người quan tâm để có thể tiếp tục hoàn thiện đề tài ở mức cao hơn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS. Chu Đức Dũng, các thầy cô giáo trong khoa Quản trị Doanh nghiệp – Học Viện Khoa Học Xã Hội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương vì sự nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.