Chọn cấu tạo cống.

Một phần của tài liệu Công trình hồ chứa cát tiên nằm trên sông đăklô, xã gia viễn, huyện cát tiên, tỉnh lâm đồng (Trang 138)

Bảng 6-2: Bảng tinh khẩu diện cống bc

6.4.Chọn cấu tạo cống.

6.4.1.Bộ phận cửa vào và cửa ra.

Cửa vào và cửa ra đảm bảo điều kiện nối tiếp thuận với kênh thượng, hạ lưu cống.Bố trí tường hướng dòng với hình thức mở rộng dần.

Tường cánh thượng, hạ lưu thấp dần và hạ theo mái đập

6.4.2.Thân cống.

6.4.2.1. Mặt cắt thân cống.

Cống làm bằng bê tông cốt thép M200 đổ tại chỗ. Mặt cắt ngang của cống có dạng kết cấu khung cứng, làm vát các góc để tránh ứng suất tập trung. Chiều dày thành cống được xác định theo theo điều kiện chịu lực, điều kiện chống thấm và yêu cầu cấu tạo.

Chiều dày thân cống theo điều kiện cấu tạo t = 40 (cm).

Do t = 40 (cm) nhỏ hơn yêu cầu chống thấm nên ta đắp thêm một lớp đất sét được đầm nện kỹ bằng thủ công dày 1 m.

Hình 5-5: Mặt cắt cống 6.4.2.2. Phân đoạn cống.

Do cống có chiều dài lớn nên ta phân cống làm nhiều đoạn để tránh rạn nứt do lún không đều, các đoạn được nối với nhau bởi khe nối.Chiều dài mỗi đoạn khoảng 10 ÷ 15 (m). Tại các khe nối có đặt các thiết bị chống rò nước là các tấm kim loại, trong các khe của khớp nối đặt bao tải tẩm nhựa đường. Các tấm nối bao gồm tấm nối ngang và tấm nối đứng, có cấu tạo như sau:

3 5 1 2 1 2 1 2 1 4 a) b)

a. Tấm nối ngang b. Tấm nối đứng Hình 5-6: Khớp nối thân cống

1. Bao tải tẩm nhựa đường. 4. Tấm kim loại . 2. Nhựa đường. 5. Vữa đổ sau.

3. Tấm kim loại hình Ω.

6.4.2.3 Nối tiếp với nền:

Trước khi đổ bê tông cống ta đổ một lớp bê tông lót M100 dày 10 cm ở mặt tiếp xúc giữa cống và nền.

6.4.2.4 Nối tiếp cống với đập

Dùng phương pháp thủ công đầm chặt đất sét tạo thành một lớp bao quanh cống dày 1m. Dọc theo thân cống tại những chỗ nối tiếp làm thành các gờ để đảm bảo nối tiếp cống với đập được tốt hơn đồng thời làm tăng đường viền thấm.

Một phần của tài liệu Công trình hồ chứa cát tiên nằm trên sông đăklô, xã gia viễn, huyện cát tiên, tỉnh lâm đồng (Trang 138)