4. ý nghĩa lí luận và thực tiễn
3.3.1. Số quả trên cây, khối lượng 1000 hạt
Năng suất cây đậu tương cũng như các cây trồng ăn hạt khác, phụ thuộc vào các chỉ tiêu cấu thành năng suất như số quả/cây, số hạt/quả và khối lượng 1000 hạt.
Kết quả theo dõi một số yếu tố cấu thành năng suất này được chúng tôi trình bày trong bảng 3.5 và hình 3.5a và 3.5b.
Bảng 3.5: Số quả/cây, khối lượng 1000 hạt
STT Giống Số quả/cây Khối lượng 1000 hạt 1 DT84 18,112,08 191,4 2 DT90 24,00 1,36 189,8 3 DT96 27,781,71 169,8 4 VX92 30,22 2,70 148,7 5 ĐVN5 19,78 1,14 154,3 6 ĐVN6 20,441,57 160,1 7 V74 22,22 1,20 153,7 8 MA97 28,33 2,44 218,4 9 D140 29,67 2,43 153,8 10 D912 25,222,54 140,7 11 AK06 24,001,81 169,7 12 ĐT12 18,111,03 159,2 13 ĐT22 - 4 23,44 2,70 143,2 14 ĐT26 22,33 1,25 162,5 15 Đ2501 27,112,21 150,0 16 QX số 1 16,56 1,38 183,9
Hình 3.5a. Số quả/cây (quả)
Qua bảng 3.5 và hình 3.5a ta thấy: số quả/cây của các giống đậu tương dao động từ 16,56 đến 30,22 quả. Trong 16 giống đậu tương nghiên cứu, QX số 1 là giống có số quả trên 1 cây thấp nhất (16,561,38), và giống có số quả trên cây cao nhất là VX92 (30,2222,7). Qua bảng ta thấy rằng số quả trên cây thấp chủ yếu là giống địa phương, các giống có số quả trên cây cao lại tập trung ở một số giống mới. Điều này cho thấy các nhà nghiên cứu đã chú trọng tới chỉ tiêu này.
Chỉ tiêu khối lượng 1000 hạt cũng không thể thiếu được khi đánh giá năng suất đậu tương. Khối lượng 1000 hạt của từng giống là chỉ tiêu đã ổn định góp phần phân biệt giữa các giống thông qua kích cỡ cũng như độ lớn của hạt, bằng việc xác định khối lượng 1000 hạt của từng giống ta có thể tuyển chọn thành những bộ giống khác nhau, phục vụ cho việc chọn những giống có tiềm năng năng suất cao, cung cấp cho người sản xuất.
Qua bảng 3.5 và hình 3.5b ta có nhận xét: khối lượng 1000 hạt của các giống đậu tương dao động từ 140g đến 220g. Giống có khối lượng 1000 hạt thấp nhất là D912 (140,7g), cao nhất là giống MA97 có khối lượng 1000 hạt là 218,4g.
3.3.2. Năng suất đậu tương
Khi quả chín chúng tôi tiến hành thu hoạch trên toàn bộ ô để tính năng suất (kg/ô thí nghiệm).
Năng suất của 16 giống đậu tương nghiên cứu được chúng tôi trình bày ở bảng 3.6 và hình 3.6.
Qua bảng 3.6 và hình 3.6 ta thấy rằng: Trong 16 giống nghiên cứu thì DT84, DT90, MA97, QX số 1 là 4 giống có năng suất cao hơn cả. Các giống có năng suất thấp gồm Đ2501, ĐT12, ĐT22 – 4, VX92. Các giống còn lại ở mức độ trung gian.
Bảng 3.6: Năng suất của các giống đậu tương
STT Tên giống Năng suất (kg/ ô thí nghiệm)
1 DT84 2,8 ± 0,5 2 DT90 2,6 ± 0,4 3 DT96 2,4 ± 0,3 4 VX92 1,7 ± 0,1 5 ĐVN5 2,3 ± 0,2 6 ĐVN6 2,2 ± 0,3 7 V74 2,0 ± 0,1 8 MA97 3,2 ± 0,6 9 D140 2,1 ± 0,3 10 D912 2,3 ± 0,2 11 AK06 1,9 ± 0,1 12 ĐT22 - 4 1,7 ± 0,4 13 ĐT12 1,6 ± 0,3 14 ĐT26 2,1 ± 0,2 15 Đ2501 1,4 ± 0,4 16 QX số 1 2,5 ± 0,3
Kết luận
Đậu tương là cây đậu đỗ quan trọng ở Việt Nam có giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao và ngày càng được gieo trồng rộng rãi. Vì vậy việc nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và năng suất của các giống đậu tương để từ đó chọn được những giống có khả năng sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao là một việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
+ Sự sinh trưởng của mầm: sự sinh trưởng của mầm tăng dần theo thời gian. Hầu hết ở các giống sự sinh trưởng của mầm đạt cực đại từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 sau khi hạt nảy mầm. Các giống DT84, MA97 có rễ mầm sinh trưởng nhanh nhất. Giống có thân mầm sinh trưởng nhanh nhất là VX92 và ĐT22 – 4.
+ Khối lượng tươi và khô của mầm: giá trị khối lượng tươi phụ thuộc vào đặc điểm của giống và khả năng hút nước của chúng từ môi trường cho quá trình sinh tổng hợp lúc nảy mầm. Trong 16 giống nghiên cứu thì MA97, ĐT26 là hai giống có khối lượng tuơi lớn nhất, và giống có khối lượng khô nhỏ nhất là DT90, AK06. Trong đó các giống VX92, ĐVN5, AK06, ĐT22 – 4, ĐT26 là những giống tuy có khối lượng tươi lớn nhưng khối lượng khô thấp (< 35% so với khối lượng tươi).
+ Sự sinh trưởng chiều cao cây của các giống đậu tương tăng dần từ giai đoạn cây non đến giai đoạn ra hoa và quả non, sau đó tăng trưởng không đáng kể ở giai đoạn quả chắc và giai đoạn quả già. VX92, V74. D140, D912 là các giống có sự sinh trưởng chiều cao mạnh nhất trong 16 giống nghiên cứu.
+ Năng suất đậu tương: giống đậu tương có năng suất cao bao gồm các giống DT84, DT90, MA97, QX số 1, và giống có năng suất thấp nhất trong 16 giống nghiên cứu là Đ2501 (1,4 kg/ô thí nghiệm).
Phụ lục
Bảng 1: Sinh trưởng của rễ mầm đậu tương trên ngày
Đơn vị: mm Giống Sự sinh trưởng rễ mầm Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 Từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 8 DT84 9,22 8,55 0,75 DT90 7,61 3,93 0,23 DT96 8,10 1,35 0,54 VX92 11,06 4,37 0,53 ĐVN5 8,11 4,07 0,79 ĐVN6 9,95 4,11 1,24 V74 9,50 3,79 0,56 MA97 10,56 6,45 0,93 D140 7,78 2,84 0,70 D912 10,95 5,15 1,19 AK06 10,06 4,69 1,41 ĐT12 9,33 6,47 2,22 ĐT22 - 4 9,78 4,89 0,67 ĐT26 9,61 5,32 1,76 Đ2501 8,39 5,55 0,61 QX số 1 7,11 4,38 0,72
Bảng 2: Sinh trưởng của thân mầm đậu tương trên ngày Đơn vị: mm
Giống
Sự sinh trưởng thân mầm Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 Từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 8 DT84 4,78 12,50 4,00 DT90 5,11 18,00 2,01 DT96 5,06 16,62 4,00 VX92 5,78 31,39 2,49 ĐVN5 3,95 31,28 1,96 ĐVN6 5,06 23,00 3,17 V74 4,34 14,06 6,45 MA97 5,50 28,39 3,44 D140 4,73 22,85 4,49 D912 6,39 22,17 3,43 AK06 5,39 8,67 3,65 ĐT12 5,61 29,34 1,99 ĐT22 - 4 5,11 30,95 2,13 ĐT26 5,61 24,78 2,92 Đ2501 3,95 26,95 3,67 QX số 1 3,39 9,93 5,65
Tài liệu tham khảo
1. Đào Kim Anh (2003), Một số bài thuốc truyền thống, Tri thức trẻ, số 112
tháng 10, trang 43 – 47.
2. Nguyễn Danh Đông (1983), Trồng đậu tương, NXB Nông nghiệp, 83 trang.
3.Trần Văn Điền, Lê Tất Khương, Luân Thị Đẹp, Nguyễn Văn Thi (2000),
Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và sự tương quan giữa một số tính
trạng của một số giống lạc chịu hạn, Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ – Trường Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên.
4. Nguyễn Văn Đính (1998), Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của - NAA
đến sự nảy mầm hạt đậu tương DT84, Thông báo khoa học ĐHSP Hà Nội 2 – N01/ 1998, trang 221 - 229.
5. Nguyễn Huy Hoàng (1992), Nghiên cứu khả năng chịu hạn của các giống
đậu tương nhập nội ở miền Bắc Việt Nam, Luận án phó tiến sỹ.
6. Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Văn Mã, Ngô Đức Dương (1995), Nghiên cứu so sánh động thái hình thành nốt sần ở một số giống, dòng đậu tương
chịu hạn trong điều kiện miền Bắc Việt Nam, Tạp chí Sinh học, tập 17 (3),
trang 62 – 64.
7. K.Hinson, E.E.Hartwig (1990), Sản xuất đậu tương ở vùng nhiệt đới, NXB
Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, 122 trang.
8. Trần Đăng Khôi (1997). Cây đậu ăn hạt ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học, tập
12 (2), trang 5 – 7.
9. Trần Văn Lài, Hoàng Minh Tâm (1997), Nghiên cứu chọn tạo giống đậu đỗ
và các biện pháp kỹ thuật thâm canh, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm số 1, trang 20 – 33.
10. Đỗ Tất Lợi (2003), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học,
trang 239.
11. Nguyễn Văn Mã (1999), Khả năng chịu hạn của đậu tương năng suất cao trên đất bạc màu, Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ. Mã số B96– 41 –
01, 50 trang.
12. Nguyễn Văn Mã (1995), Tác động của phân vi lượng và Nitragin tới sự tạo
nốt sần và khả năng cố định Nitơ của đậu tương ở đất bạc màu, Tạp chí Sinh học, tập 17 (3), trang 2 -4.
13. Nguyễn Văn Mã (1995), Khả năng chịu hạn của đậu tương được xử lý
phân vi lượng ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau, Tạp chí Sinh học. Tập 17 (3) , trang 100 – 102.
14. Chu Hoàng Mậu (2001), Sử dụng phương pháp đột biến thực nghiệm để tạo các dòng đậu tương, đậu xanh thích hợp cho miền núi Đông Bắc Việt
Nam, Luận án tiến sỹ sinh học, Viện Công nghệ sinh học, 125 trang.
15. Nguyễn Tiên Phong, Phạm Thị Tài và cộng tác viên (2002), Kết quả khảo
nghiệm các giống lạc ở phía Bắc vụ xuân 2002, Kết quả khảo nghiệm giống cây trồng năm 2002, NXB Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
16. Hà Thị Thành, Nguyễn Duy Minh, Hoàng Hà, Thái Duy Ninh (1989), Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố vi lượng Co, Mo đến năng
suất của đậu tương, Tạp chí Sinh học, tập 2 (2), trang 45 – 48.
17. Nguyễn Ngọc Thành và cộng sự (1995), Kết quả thực nghiệm một số dòng
đậu tương có triển vọng cho năng suất cao, Kết quả nghiên cứu khoa học,
Quyển 5 – 1995, trang 120 – 123.
18. Nguyễn Thị Hồng Thắm và cộng sự (1998), Khả năng chịu hạn của một số
giống đậu tương triển vọng, Thông báo khoa học trường ĐHSP Hà Nội 2 (1), trang 187.
19. Nguyễn Thị Hồng Thắm, Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Văn Mã (1999),
bạc màu, Thông báo khoa học, sinh viên khoa Sinh_ĐHSP Hà Nội 2 – N01/1999, trang 104 – 111.
20. Phạm Văn Thiều (1995), Cây đậu tương – kỹ thuật trồng và chế biến sản phẩm, NXB Nông nghiệp, 100 trang.
21. Mai Quang Vinh và cộng sự (1995), Kết quả chọn tạo và khu vực hoá
giống đậu tương DT84, Kết quả nghiên cứu khoa học cây đậu đỗ 1991 – 1995, Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam, trang 57 – 62.