Phần 4: kết quả nghiên cứu và thảo luận

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển và các yếu tố cấu thành năng suất của một số giống đậu tương trồng vụ xuân 2009 tại đất cao minh phúc yên vĩnh phúc (Trang 25)

4.1. Đặc điểm hình thái của các giống đậu tương

Bao gồm các đặc điểm về thân, cành, lá, hoa, quả, hạt,…Qua theo dõi đặc điểm hình thái của các giống đậu tương được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.1: Đặc điểm hình thái của các giống đậu tương STT Tên giống Màu sắc thân Màu sắc hoa Màu sắc lá Hình dạng lá Màu sắc hạt Màu sắc rốn hạt 1 DT96 (ĐC) Tím Tím Xanh sáng Tim nhọn Vàng sáng Trắng 2 ĐVN6 Tím Tím Xanh đậm Trứng nhọn Vàng Nâu vàng 3 ĐVN10 Xanh Trắng Xanh Trái

xoan Vàng Nâu 4 D912 Tím Tím Xanh Bầu dục tròn Vàng Nâu 5 ĐT2006 Xanh Trắng Xanh nhạt Trái xoan Vàng sáng Nâu 4.1.1. Đặc điểm thân, cành, lá: * Thân, cành:

Thân đậu tương thuộc loại thân thảo, đa số có thiết diện tròn, phân chia thành nhiều đốt, bên ngoài được phủ một lớp lông. Cành đậu tương có thể mọc ra từ đốt 1 - 11, 12. Chiều cao cây, số cành, số đốt trên thân thay đổi tuỳ theo giống, thời vụ, đất đai, biện pháp thâm canh.

Thân đậu tương khi còn non có màu tím nhạt hoặc xanh nhạt. Khi về già chuyển sang nâu nhạt. Màu sắc thân tương quan chặt chẽ với màu sắc hoa,

thân xanh thì hoa trắng, thân tím thì hoa tím. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ thuần của các dòng, giống.

Qua bảng 4.1 ta thấy tất cả các giống theo dõi đều có màu sắc thân tương quan chặt chẽ với màu sắc hoa, giống đối chứng DT96 có thân màu tím thì hoa tím, tương tự các giống khác cũng vậy thân màu tím thì hoa màu tím, thân màu xanh thì hoa màu trắng. Trong các giống trên chỉ có ĐVN10 và ĐT2006 có thân xanh, hoa trắng, các giống còn lại đều có thân tím, hoa tím.

* Lá đậu tương:

Đậu tương có ba loại là lá mầm, lá đơn, lá kép. Trên bề mặt lá có một lớp lông bao phủ, độ dày của lông phụ thuộc từng giống đậu tương. Màu sắc lá biến động từ xanh nhạt đến xanh đậm cũng phụ thuộc vào giống và điều kiện chăm sóc. Màu sắc, kích thước lá có ảnh hưởng tới năng suất đặc biệt kích thước lá có liên quan tới sự vận chuyển các chất từ lá về quả và hạt. Lá rộng bản cho năng suất cao vì tiếp nhận được nhiều ánh sáng. Lá dài thường có khả năng chịu hạn tốt hơn. Lá có màu xanh đậm thường cho năng suất cao hơn do hàm lượng diệp lục và khả năng tiếp nhận ánh sáng mặt trời khá hơn.

Trong bảng 4.1 ta thấy màu sắc lá của các giống biến động từ xanh nhạt, xanh, xanh đậm và có các hình dạng khác nhau.

4.1.2. Hoa, quả, hạt

Hoa đậu tương nhỏ, không có hương vị, hoa hình cánh bướm có kích thước 6 - 7 mm, mọc thành chùm 2 - 5 hoa ở nách lá. Hoa đậu tương nhiều và tỷ lệ rụng cũng cao [1]. Hoa màu tím do gen trội quy định, hoa màu trắng do gen lặn quy định. Hoa đậu tương có đặc điểm thụ phấn trước khi nở nên đây là cây tự thụ phấn.

Quả đậu tương thuộc loại quả đậu hay còn gọi là quả giáp, bao bên ngoài quả là một lớp lông, màu sắc lông trắng hay vàng tuỳ thuộc vào mỗi giống. Khi chín màu sắc quả chuyển sang vàng hoặc vàng nâu. Số quả trên cây biến động lớn tuỳ vào mỗi giống và điều kiện chăm sóc, đây là chỉ tiêu

quan trọng, tương quan chặt chẽ với năng suất. Mỗi quả có 1 - 4 hạt, thông thường 2 - 3 hạt, tỷ lệ quả 1, 2, 3 hạt ở mỗi giống cũng khác nhau và liên quan tới năng suất đậu tương.

Hạt đậu tương có màu sắc, hình dạng, kích thước cũng khác nhau tuỳ thuộc vào mỗi giống. Đa số hạt đậu tương có màu vàng nhạt, nâu vàng hoặc vàng sáng, rốn hạt thường có màu nâu vàng hoặc nâu đen. Trong các giống theo dõi ta thấy màu sắc hạt của các giống khá đẹp, giống đối chứng DT96 và giống ĐT2006 có màu vàng sáng, các giống còn lại đều có màu vàng.

Về màu sắc rốn hạt: chỉ có DT96 có rốn hạt màu trắng, ĐVN6 có rốn hạt màu nâu vàng, các giống còn lại rốn hạt đều có màu nâu.

4.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống đậu tuơng 4.2.1. Các thời kì sinh trưởng phát triển của cây đậu tương

Trong chu kì sống của mình đậu tương trải qua 5 thời kì sinh trưởng phát triển: thời kì mọc mầm, thời kì cây con, thời kì ra hoa, thời kì hình thành quả và hạt, thời kì chín. Mỗi thời kì có yêu cầu khác nhau về dinh dưỡng, điều kiện ngoại cảnh, điều kiện chăm sóc.

Cần nắm rõ các đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây ở các thời kì khác nhau cũng như các yếu tố đất đai, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, dinh dưỡng để có biện pháp chăm sóc, bố trí mùa vụ mang lại hiệu quả cao.

* Thời kì nảy mầm và mọc (từ khi gieo đến khi mọc được 50%):

Thời kì này cây đậu tương sinh trưởng chủ yếu dựa vào chất dinh dưỡng do diệp tử và lá mầm cung cấp để phát triển thân non và bộ rễ. Sau khi nhô lên khỏi mặt đất tiếp xúc ánh sáng mặt trời thì lá mầm cũng có thể quang hợp được một ít, tuy nhiên lượng quang hợp không đáng kể.

Khi tiến hành thí nghiệm các giống được gieo vào thời điểm thời tiết thuận lợi. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của các giống được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.2: Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các giống đậu tương STT Tên giống Thời gian gieo - mọc

(ngày) Tỷ lệ mọc mầm (%) 1 DT96 (ĐC) 5 93 2 ĐVN6 4 93 3 ĐVN10 5 97 4 D912 5 92 5 ĐT2006 4 96

Qua bảng trên ta thấy: Giống ĐVN6 và ĐT2006 có thời gian từ gieo đến mọc là 4 ngày còn DT96, ĐVN10, D912 có thời gian từ gieo đến mọc là 5 ngày.

Về tỷ lệ mọc mầm: Hầu hết các giống đều có tỷ lệ mọc mầm khá cao trong đó cao nhất là giống ĐVN10 (97 %), tiếp theo là ĐT2006 (96 %), rồi đến ĐVN6 và giống đối chứng DT96 có tỷ lệ mọc mầm bằng nhau (93 %). Thấp nhất là giống D912 (92 %).

* Thời kì cây con hay thời kì sinh trưởng sinh dưỡng:

Là thời kì từ khi mọc tới khi nở hoa đầu tiên, thời kì này quyết định sinh trưởng, phát triển của cây do đó ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất sau này. Thời kì này xảy ra các quá trình phân hoá hình thành lá, số đốt, cành, nốt sần, bước đầu tiên phân hoá mầm hoa.

Trong các giống theo dõi ta thấy thời gian từ khi mọc tới khi ra hoa dao động từ 38 - 42 ngày trong đó giống ĐVN10 ra hoa muộn nhất với thời gian từ khi mọc tới ra hoa là 42 ngày. Giống ĐVN6 và ĐT2006 ra hoa sớm, thời gian từ mọc tới ra hoa là 38 ngày. Còn DT96 và D912 thời gian từ mọc tới ra hoa là 40 ngày.

* Thời kì bắt đầu ra hoa: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian ra hoa của các cây đậu tương thường dài hơn các loại cây màu khác, thường 3 - 4 tuần hoặc có thể dài hơn. Trong thời gian này thì các bộ phận thân, rễ, lá tiếp tục phát triển, sự ra hoa sớm hay muộn phụ thuộc giống, thời vụ, vĩ độ. Đây là thời kì quan trọng ảnh hưởng tới năng suất đậu tương rõ rệt.

Hoa đậu tương thường mọc từ đốt thứ 4 - 8 trở lên trên, những giống chín sớm thường mọc ở đốt thấp như ĐVN6. Hoa thường nở lúc 8 - 11giờ sáng hoặc nở lúc chiều muộn nếu trời âm u. Hoa nở ở các đợt rộ thường cho tỷ lệ đậu quả cao hơn các hoa nở sau.

Thời kì này cần đảm bảo một lượng nước và dinh dưỡng nhiều nhất trong chu kì sống. Cần đảm bảo mật độ trồng, nước tưới, phân bón phù hợp.

Qua theo dõi 5 giống ta thấy thời gian ra hoa của các giống dao động từ 21 - 25 ngày trong đó giống ĐVN10 có thời gian ra hoa dài nhất (25 ngày), giống đối chứng DT96, giống ĐT2006 và giống ĐVN 6 có thời gian ra hoa bằng nhau (22 ngày), còn giống D912 có thời gian ra hoa ngắn nhất (21 ngày). Kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3: Các giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu tương (ngày) STT Tên giống Gieo - mọc Mọc - ra

hoa Thời gian ra hoa TGST 1 DT96 (ĐC) 5 40 22 96 2 ĐVN6 4 38 22 90 3 ĐVN10 5 42 25 102 4 D912 5 40 21 95 5 ĐT2006 4 38 22 90

* Thời kì hình thành quả và hạt:

Giữa thời kì nở hoa và hình thành quả, hạt không có danh giới rõ ràng do cây đậu tương có đặc điểm thời gian nở hoa kéo dài. Có thể thấy đồng thời cả nụ, hoa, quả trên cùng một cây hoặc cùng một đốt hoa. Tính từ lúc hoa nở sau 5 - 7 ngày quả bắt đầu hình thành. Lúc đầu quả và hạt lớn chậm, tốc độ tăng nhanh từ khi tắt hoa. Tốc độ tích luỹ chất khô của hạt tăng nhanh đều cho tới khi hạt chắc, thời kì quả mẩy là thời kì quan trọng chủ yếu tạo năng suất. Do đó cần đảm bảo điều kiện thuận lợi để đạt hiệu quả tốt nhất.

* Thời kì chín:

Trong quá trình lớn lên độ ẩm trong hạt đậu tương giảm dần đồng thời với sự tích luỹ chất khô và tăng kích thước, lượng nước trong hạt giảm xuống chỉ còn 60% - 70%, trong khi đó hạt đậu tương mới hình thành có 90% độ ẩm. Khi sự tích luỹ chất khô gần hoàn thành độ ẩm trong hạt giảm nhanh một cách đột ngột, có thể giảm xuống 15 - 20% khoảng 1 - 2 tuần trước khi chín. Lúc này là thời kì chín sinh lý , toàn bộ lá vàng, khoảng một nửa lá rụng. Tuỳ điều kiện thời tiết mà đậu tương có thể chín khô ngoài ruộng, lá rụng hết, độ ẩm còn 14 - 15%. Khi này cần lưu ý theo dõi để thu hoạch sớm, khẩn trương để tránh mưa, sâu bệnh làm giảm năng suất.

* Thời gian sinh trưởng của đậu tương được tính từ khi gieo đến khi chín hoàn toàn. Qua bảng 4.3 ta thấy thời gian sinh trưởng của các giống dao động từ 90 - 102 ngày, chia làm 2 nhóm:

- Nhóm chín trung bình sớm (TGST từ 90 đến 99 ngày). - Nhóm chín trung bình(TGST từ 100 đến 109 ngày).

Trong đó ngắn nhất là giống ĐVN6 và giống ĐT2006 (90 ngày), giống đối chứng có thời gian sinh trưởng là 96 ngày, còn D912 là 95 ngày. Tất cả những giống này đều thuộc nhóm chín trung bình sớm. Riêng ĐVN10 có thời gian sinh trưởng dài nhất với 102 ngày, thuộc nhóm chín trung bình.

4.2.2. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính

Quá trình sinh trưởng và quá trình phát triển của cây đậu tương phân ra 2 giai đoạn chính: sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Đối với giống có tập tính sinh trưởng vô hạn cây vẫn tiếp tục sinh trưởng sinh dưỡng hầu như trong suốt vụ trồng. Giai đoạn bắt đầu ra hoa sinh trưởng sinh dưỡng chiếm ưu thế sau đó giảm dần. Chiều cao thân chính và tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh, kĩ thuật chăm sóc.

Sau gieo 30 ngày và bước sang tuần tiếp theo thì tốc độ tăng chiều cao thân chính là khá rõ rệt và có sự chênh lệch giữa các giống khác nhau, được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính (cm) STT Tên giống Số ngày sau gieo (ngày)

30 37 44 51 58 1 DT96 (ĐC) 15,2 20,4 27,9 34,8 38,5±1.21 2 ĐVN6 14,1 18,7 26,5 32,6 36,4±1,18 3 ĐNVN10 16,3 21,9 30,3 40,8 44,6±1,32 4 D912 14,8 19,5 28,6 36,1 37,2±1,35 5 ĐT2006 15,6 20,2 28,8 38,2 40,1±1,12

Hình 4.1: Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính

Qua bảng 4.4 và biểu đồ ta nhận thấy chiều cao các giống tăng nhanh nhất từ ngày 37 - 51, từ ngày 51 - 58 chiều cao tăng chậm và ổn định. Trong đó chiều cao thân chính cao nhất là giống ĐVN10 (44,6 cm), thấp nhất là giống ĐVN6 (36,4 cm). Giống đối chứng (38,5 cm) cao hơn giống ĐVN6 và D912 nhưng thấp hơn ĐVN10 và ĐT2006.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống khá ổn định có thể do thời tiết vụ xuân không có mưa bão hay nắng hạn làm ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của cây.

4.2.3. Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu tương

Đậu tương có đặc điểm quan trọng đó là bộ rễ có khả năng hình thành nốt sần. Với sự xâm nhập của vi khuẩn Rhizobium Japonicum để tạo nên hệ thống rễ cố định nitơ cộng sinh có tác dụng lớn đối với năng suất của đậu tương. Sau khi mọc 10 - 15 ngày vi khuẩn này xâm nhập vào rễ tạo miền lông hút, tạo thành đai xâm nhiễm vào rễ. Nốt sần phân bố ở rễ chính và rễ bên. Tại nốt sần hình thành mối quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn và tế bào cây chủ [6].

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 30 37 44 51 58

Ngày sau gieo (ngày)

Ch iề u c ao (Cm ) DT 96(ĐC) ĐVN6 ĐVN10 D912 ĐT2006

Đảm bảo tối đa yêu cầu về độ ẩm đất, đặc biệt là độ tơi xốp của đất cùng với dinh dưỡng hợp lý là điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển, nhờ đó bộ rễ cũng phát triển mạnh tạo ra nhiều nốt sần với kích thước lớn mang lại hiệu quả cao.

Số lượng và khối lượng nốt sần phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và yếu tố di truyền. Qua theo dõi số lượng và khối lượng nốt sần ở mỗi giống là khác nhau và được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.5: Số lượng và khối lượng nốt sần của các giống đậu tương S TT Tên giống Thời kì bắt đầu ra hoa

Thời kì hoa rộ Thời kì quả mẩy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lượng nốt sần (nốt/cây) KL nốt sần (g/cây) Số lượng nốt sần (nốt/cây) KL nốt sần (g/cây) Số lượng nốt sần (nốt/cây) KL nốt sần (g/cây) 1 DT 96 (ĐC) 13,3 0,14 32,5 0,52 41,3 0,78 2 ĐVN6 16,2 0,20 30,2 0,61 41,7 0,84 3 ĐVN10 18,3 0,19 31,6 0,46 48,2 0,86 4 D912 14,5 0,16 28,5 0,42 39,5 0,76 5 ĐT2006 18,5 0,21 33,3 0,59 46,6 0,81 (KL: khối lượng). Qua bảng 4.5 ta thấy:

Thời kì bắt đầu ra hoa: Số lượng nốt sần ở hầu hết các giống đều ít và kích thước còn nhỏ, số lượng nốt sần dao động từ 13,3 - 18,5 nốt/cây, thấp

nhất là giống đối chứng DT96 (13,3 nốt/cây) và cao nhất là giống ĐT2006 (18,5 nốt/cây), ĐVN10 cũng đạt khá cao (18,3 nốt/cây). Về khối lượng nốt sần dao động từ 0,14 - 0,21 g/cây trong đó cao nhất là giống ĐT 2006 (0,21 g/cây) và thấp nhất là giống DT96 (0,14 g/cây).

Thời kì hoa rộ: Nốt sần tăng mạnh cả về số lượng và khối lượng, trong đó DT96 có sự tăng nhanh cả về số lượng cả khối lượng (từ 13,3 - 32,5 nốt/cây). Thời kì này số lượng nốt sần ở các giống dao động từ 28,5 - 33,3 nốt/cây, cao nhất là ĐT2006 (33,3 nốt/cây) và thấp nhất là giống D912 (28,5 nốt/cây). Về khối lượng nốt sần dao động từ 0,42 - 0,61 g/cây, thấp nhất là D912 (0,42 g/cây), cao nhất là ĐVN6 (0,61 g/cây) vì kích thước nốt sần của giống này khá lớn.

Thời kì quả mẩy: Số lượng nốt sần dao động từ 39,5 - 48,2 nốt/cây, cao nhất là ĐVN10 (48,2 nốt/cây), thấp nhất là D912 (39,5 nốt/cây), giống đối chứng đạt 41,3 nốt/cây, giống ĐT2006 cũng có số lượng nốt sần khá cao (46,6 nốt/cây). Về khối lượng nốt sần, cao nhất là ĐVN10 (0,86 g/cây), thấp nhất là giống D912 (0,76 g/cây), giống đối chứng DT96 có khối lượng nốt sần 0,78g/cây.

4.2.4. Khả năng tích luỹ chất khô của các giống đậu tương

Khối lượng khô là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất của đậu tương. Sự vận chuyển và tích luỹ chất khô diễn ra trong suốt quá trình sinh trưởng thân, lá đến hết giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Khi cây bước vào giai đoạn ra hoa thì khối lượng khô tăng nhanh và đạt tối đa khi quả mẩy. Khi chuyển từ sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực thì hầu hết chất dinh dưỡng của cây được tập trung vào quả và hạt. Vì vậy trong thời kì này cần có các biện pháp huy động chất dinh

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển và các yếu tố cấu thành năng suất của một số giống đậu tương trồng vụ xuân 2009 tại đất cao minh phúc yên vĩnh phúc (Trang 25)