II.NHỮNG THÀNH TỰU TIÊU BIỂU CỦA NGHỆ THUẬT TRUNG QUỐC:
Kinh Thi:
Quốc. Được sáng tác trong khoảng 500 năm từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu. Thời đó, thơ cũng là lời bài hát. Vì vậy vua Chu và vua các nước chu hầu thường sai các viên quan phụ trách về âm nhạc của triều đình sưu tầm thơ ca của các địa phương để phổ nhạc. Những bài thơ sưu tầm, phần lớn được tập hợp lại thành một tác phẩm gọi là Thi. Trên cơ sở đó, Khổng Tử đã chỉnh lại một lần nữa. Đến thời Hán, khi Nho giáo được đề cao, Thi được gọi là Kinh Thi.
( đọan đầu Kinh Thi trên trúc )
Kinh Thi có 305 bài chia làm 3 phần là Phong, Nhã, Tụng. Phong là dân ca của các nước, tên gọi là Quốc Phong. Nhã gồm hai phần gọi là Tiểu Nhã và Đại Nhã. Nhiều người cho rằng Tiểu Nhã là những bài thơ do tầng lớp quí tộc nhỏ sáng tác, Đại Nhã là nhũng bài thơ do tầng lớp quí tộc mới sáng tác. Còn Tụng bao gồm Chu Tụng, Lỗ Tụng và Thương Tụng là những bài thơ do các quan phụ trách tế lễ và bói toán sáng tác dùng để hát khi cúng tế ở miếu đường. Trong các phần đó, Quốc Phong có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao nhất. Bằng lời thơ gọn gàng, thanh thoát mộc mạc nhưng đầy hình tượng, những bài dân ca này đã mỉa mai hoặc lên án sự áp bức bóc lột và cảnh giàu sang của giai cấp thống trị, nói lên nỗi khổ cực của nhân dân. Tuy nhiên, chiếm tỉ lệ nhiều nhất và hay nhất là nhưng bài thơ mô tả tình yêu thương gắn bó hoặc buồn bã, nhớ nhung hoặc bâng khuâng, mong đợi giữa trai gái, vợ chồng.
Là một bài thơ sáng tác trong 5 thế kỉ, Kinh Thi không những chỉ có giá trị về mặt văn học mà còn là tấm gương phản ánh tình hình xã hội Trung Quốc đương thời. Ngoài ra, tác phẩm này còn được các nhà Nho đánh giá cao về tác dụng giáo dục tư tưởng của nó. Trong thời chiến quốc Kinh Thi được gọi là “ sách giáo khoa” toàn xã hội, luôn được các học giả truyền tụng, học tạp với phương châm “ không học Thi thì không biết nói” ( bất học Thi, vi dĩ ngôn- Khổng Tử).
Trong sự kiện “ đốt sách của nhà Trần” Kinh Thi bị mất mát rất nhiều, sau đó mới được sưu tầm và khôi phục qua công sức của nhiều học giả từ đời Hán trở đi.Cũng trong thời Hán, Kinh Thi trở thành một trong Ngũ Kinh của Nho giáo và luôn được nhiều thế hệ nhà Nho đời Đông Hán,đời Đường nghiên cứu, bình giảicả về mặt kinh học và văn học. Đến đời Tống, Chu Hy chú giải lại toàn bộ Kinh Thi với chủ trương “ kinh hóa học”, “ huyền thoại hóa” Kinh Thi nhằm phù hợp với yêu cầu huấn hỗ, giáo huấn. Tuy nhiên, đến đời Thanh, Thi Kinh tập truyện của Chu Hy bị phản đối mạnh mẽ bởi nhiều học giả muốn nghiên cứu Kinh Thi trên tư cách một tuyển tập văn học chứ không phải một tác phẩm kinh học. Và đó cũng là ý kiến chính thống của giới Thi hoc hiện nay.
Kinh Thi được ví như một bức tranh miêu tả toàn cảnh về xã hội đương thời, từ lịch sử, phong tục tập quán, tình hình xã hội và chế độ chính trị của Trung Quốc thời Chu cho đến sông núi, cỏ cây, chim thú…Do đó, Kinh Thi được coi là nền tảng cho khuynh hướng hiện thực của văn học Trung Quốc. Nghệ thuật của Kinh Thi cũng rất đặc sắc, nhất là phương pháp “ phú”, “ tỉ”, “ hứng” và lối trùng chương điệp ngữ rất có ảnh hưởng đến đời sau.
Kinh Thi là một kiệt tác văn học giàu tính sáng tạo cả về nội dung và hình thức.Khuynh hướng tư tưởng và phong cách nghệ thuật Kinh Thi đều ảnh hưởng sâu xa đến văn học đời sau. Toàn bộ lịch sử văn học Trung Quốc phát triển dưới sự khơi gợi của tinh hoa Kinh Thi. Bên cạnh đó, Kinh Thi còn là tài liệu giáo dục quan trọng của Nho sĩ Trung Quốc, trở thành giáo trình chính trị - luân lý cho toàn bộ Nho sĩ Trung Quốc suốt hai nghìn năm phong kiến. Vai trò và ảnh hưởng của Kinh Thi là vô cùng to lớn,chẳng những được truyền bá trên toàn cõi Trung Quốc mà còn đến nhiều nơi trên thế giới, trở thành một phần của cải tinh thần của nhân loại.
Thơ Đường: