Tỷ USD kích thích tăng trưởng kinh tế (ngày 12/12/2008) Trung Quốc, kế hoạch 586 tỷ USD kích thích tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu thảo luận kinh tế vĩ mô (Trang 35)

Trung Quốc, kế hoạch 586 tỷ USD kích thích tăng trưởng kinh tế.

Không nằm ngoài dòng chảy kinh tế thế giới, ngày 24/12/2008, trong buổi họp báo của Văn phòng Chính phủ, nhiệm vụ trọng tâm được Chính phủ đề ra là “ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng 6,5%, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội”.

Chính phủ dự định triển khai gói kích cầu 6 tỷ USD, trong đó 1 tỷ USD dùng để hỗ trợ lãi suất cho vay của các ngân hàng với mức 4%.

Còn lại là chính sách dùng để hoãn, giảm thuế cho doanh nghiệp.

(Nguồn Cafef)

Toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2008 và dự báo 2009

Thứ Tư, 25/03/2009, 17:04

• In tin

• Gửi email

• RSS

• Bình luận

SanOTC- Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã và đang tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế Việt Nam và gây ảnh hưởng nặng nề tới tất cả các chủ thể trong nền kinh tế từ các doanh nghiệp, người lao động và gia đinh của họ khiến tình trạng của nền kinh tế xấu đi trông thấy

Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 đã trải qua những trạng thái hoàn toàn trái ngược từ quá nóng sang quá lạnh.

Những tháng đầu năm 2008 do giá nguyên liệu, dầu mỏ và lương thực tăng chóng mặt kèm theo chính sách nới lỏng tiền tệ và tài khóa một cách quá mức của chính phủ trong những năm trước đây đã tạo là chỉ số giá tiêu dùng tăng vọt ở mức cao nhất trong vòng 17 năm qua

lên đến 23%. Đồng thời với đó do nền kinh tế phát triển quá nóng dẫn tới đầu tư tràn lan kém hiệu quả gây ra nhập khẩu tăng vọt đẩy thâm hụt thương mại lên mức kỉ lục là 17 tỷ USD. Mức thâm hụt lớn này gây sức ép lên VND và khiến VND có khả năng bị mất giá nghiêm trọng. Trước hoàn cảnh khó khăn đó chính phủ Việt Nam đã thực thi hàng loạt các biện pháp cấp bách như thắt chặt tiền tệ (lãi suất cơ bản có lúc đã đẩy lên đến mức 14%), siết chặt đầu tư công và chi tiêu chính phủ bằng việc đình hoãn, hủy bỏ hàng loạt các dự án chưa cấp bách. Các chính sách này đã tỏ ra hiệu quả khi lạm phát đã hạ nhiệt vào các tháng cuối năm, thâm hụt thương mại giảm bớt qua đó tỷ giá VND/USD đã trở nên cân bằng và ổ định hơn. Nền kinh tế Việt Nam đã thoát khỏi nguy cơ đổ vỡ.

Tuy nhiên chưa kịp hoàn hồn, ngay sau đó Việt Nam lại tiếp tục phải đối mặt với những thử thách cam go hơn đến từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ những tháng cuối năm 2008. Cuộc khủng hoảng này đã tác động mạnh mẽ vào nền kinh tế Việt Nam khi nhu cầu hàng hóa của toàn cầu suy giảm nghiêm trọng. Điều này dẫn tới sự sụt giảm xuất khẩu cũng như đầu tư của Việt Nam tạo ra nguy cơ suy thoái kinh tế và đe dọa làm mất cân bằng cán cân thương mại một lần nữa.

Quan sát các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của Việt Nam trong năm 2007 và 2008 có thể thấy nền kinh tế Việt Nam đã yếu đi rõ rệt và dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết.

Bảng1: Các chỉ tiêu kinh tế Việt Nam năm 2007&2008

20 0 7 20 0 8

Tăng trưởng GDP (%) 8.5 6.2

Tăng trưởng tiêu dùng cá nhân(%) 9.6 3.9

Tăng trưởng chi tiêu công (%) 8.9 8.0

Tăng trưởng đầu tư ( % ) 23 . 0 14 . 0 Tăng trưởng xuất khẩu (%) 15.2 10.6

Tăng tưởng nhập khẩu (%) 21.3 15.1 Chỉ số giá tiêu dùng (avg, %) 12.6 b 23.0

Tỷ giá hối đoái , V N D : U SD 16 , 0 9 6 16 , 9 8 9 Thực trạng Kinh tế Việt Nam năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 đã phải chịu hai tác động nặng nề, đó là chính sách tiền tệ và tài khóa được thắt chặt khá đột ngột nhằm hãm đà lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ và sự suy thoái kinh tế toàn cầu.

Sau 3 năm đạt mức tăng trưởng GDP hết sức ấn tượng ở mức trên 8 % thì năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 mức tăng trưởng đã chậm lại rõ rệt. Năm 2008 tăng trưởng GDP

chỉ đạt 6.2 % trong khi 3 tháng đầu năm 2009 tăng trưởng GDP chỉ đạt 3,1%. Năm 2008 Nông nghiệp chỉ tăng 3,8%, công nghiệp tăng 6,3%, dịch vụ tăng 7,2%. Đây là những mức tăng khiêm tốn nhất trong 10 năm trở lại đây và là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang chững lại.

Tiêu dùng toàn xã hội: Trong bối cảnh lạm phát tăng cao những tháng đầu năm, sau đó lại là suy giảm tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm khiến thu nhập thực tiễn của người tiêu dùng Việt Nam giảm đáng kể, người tiêu dùng Việt Nam đã phản ứng bằng cách thắt chặt chi tiêu cá nhân. Tỷ lệ tăng trưởng tiêu dùng năm 2008 chỉ là 3,9 % mức tăng rất thấp nếu so với mức 9,6% của năm 2007 và tỷ lệ này tiếp tục suy giảm trong những tháng đầu năm 2009.

Chi tiêu chính phủ: Chi tiêu chính phủ tăng khoảng 8% trong năm 2008 giảm 1%so với mức tăng năm 2007. Sự suy giảm này gây bởi từ chính sách tài khóa thắt chặt quyết liệt của chính phủ nhằm hạ nhiệt lạm phát. Tuy nhiên một phần lớn phần ngân sách tiết kiệm được này lại dùng để trả lương cho các công chức chính phủ do đó thâm hụt ngân sách năm 2008 vẫn ở mức cao chiếm 5% GDP. Mức thâm hụt ngân sách cao cộng với nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu suy giảm khiến chính phủ khó lòng gia tăng chi tiêu trong năm 2009. Điều này khiến chính sách kích cầu và nới lỏng tiền tệ của chính phủ trở nên kém hiệu quả.

Đầu tư toàn xã hội: đầu tư trong năm 2008 đã tăng chóng mặt lên đến mức tăng 11.2%. Mặc dù có những mối quan ngại về nền kinh tế đang xấu đi nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng kí vào Việt Nam vẫn tăng mạnh. Luồng vốn FDI được duyệt lên đến 64 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2007. Tuy nhiên trên thực tế vốn giải ngân thực sự ít hơn nhiều chỉ khoảng 11 tỷ USD. Trong năm 2009 nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã có sự suy giảm rõ rệt do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thống kê 3 tháng đầu năm 2009 Trong ba tháng đầu 2009 Việt Nam chỉ thu được 2,1 tỷ USD đầu tư nước ngoài.Số tiền cam kết cho các dự án đã khởi động dự tính sẽ đạt 6 tỷ USD trong ba tháng đầu năm, thấp hơn so với năm ngoái tới 40%. Trong khi đó đầu tư công khó có khả năng tăng trở lại do thâm hụt ngân sách của Việt Nam đang ở mức rất cao. Các doanh nghiệp đang gặp khó khăn cả về vốn lẫn đầu ra sản phẩm nên họ cũng không mặn mà với việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này khiến cho tổng mức đầu tư toàn xã hội sẽ suy giảm mạnh trong năm 2009.

Xuất khẩu: Từ năm 2001 Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển kinh tế hướng tới xuất khẩu và chiến lược này thực sự đã gặt hái được một số thành công. Tuy nhiên nền kinh tế

Việt Nam đã trở nên phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu khi xuất khẩu chiểm đến 70 % GDP. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng toàn câu hiện nay đã ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam do các thị trường tiêu thụ sản phẩm chính bị thu hẹp. Thống kê cho thấy xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2009 khả ảm đạm. Mặc dù xuất khẩu của VN trong tháng 3 giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2008, chỉ có 9/35 mặt hàng xuất khẩu được thống kê tăng, còn lại là giữ nguyên và giảm nhưng nhờ lượng tái xuất vàng, đá quý tăng vọt lên tới trên 2 tỉ USD trong ba tháng đầu năm, giúp xuất khẩu cả quý 1 tăng 2,4%. Tuy nhiên, ba tháng kim ngạch xuất khẩu mới đạt khoảng 19% kế hoạch năm. Xuất khẩu ba tháng qua của hơn mười mặt hàng chủ lực như điện tử và linh kiện máy tính, thủy sản, cà phê, hạt điều, dầu thô... giảm 10-20%, có mặt hàng giảm gần 50% như cao su, dây cáp điện... Điều này chứng minh các doanh nghiệp (DN) VN đang chịu ảnh hưởng mạnh của khủng hoảng kinh tế thế giới. Mặc dù 3 tháng đầu năm Việt Nam xuất siêu nhưng chủ yếu là nhờ tái xuất vàng và đây không phải là điều đáng mừng bởi không ảnh hưởng gì tới sản xuất.

Tóm lại năm 2009 nền kinh tế Việt Nam sẽ gặp phải những thử thách hết sức khốc liệt và nguy cơ suy giảm tăng trưởng vẫn đang hiện hữu. Tuy nhiên với những chính sách điều hành kinh tế linh hoạt của Chính phủ và nỗ lực của toàn xã hội, kinh tế Việt Nam sẽ đứng vững tạo nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững trong những năm tiếp theo.

Tình hình phát triển kinh tế – xã hội nước ta trong năm 2008 đã chịu tác động tương tác giữa quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác. Nền kinh tế toàn cầu biến động phức tạp: giá dầu tăng mạnh và giá lương thực leo thang đến tháng 8/2008; khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ vào tháng 9/2008 và nền kinh tế thế giới lún sâu vào suy thoái.

Trước tình hình lạm phát gia tăng từ quí III/2007, từ tháng 4/2008 Chính phủ đã có bước ngoặt chuyển hướng chính sách từ thúc đẩy tăng trưởng sang kiềm chế lạm phát. Từ tháng 10/2008, nền kinh tế lại phải gồng mình chống đỡ tác động hết sức tiêu cực của cơn bão khủng hoảng và suy thoái toàn cầu. Một lần nữa, Chính phủ lại chuyển hướng chính sách, tập trung chống suy giảm kinh tế cùng tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. Chính sách tiền tệ được nới lỏng dần và từ tháng 12/2008, một gói 6 tỷ USD kích thích kinh tế được chính thức triển khai nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, phát triển kết cấu hạ tầng, kích thích tiêu dùng và giảm thiểu khó khăn xã hội.

Trong bối cảnh có những biến động không thuận của thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta năm 2008 đã chậm lại, còn 6,2% so với 8,5% năm 2007. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2000; hơn nữa tăng trưởng quí IV/2008 chỉ đạt 5,7% so với 6,5% của ba quí đầu năm 2008. Dẫu vậy, việc đạt được mức tăng trưởng 6,2% vẫn đáng được ghi nhận, nhất là so với nhiều nước đang phát triển và trong khu vực. Đặc biệt, trong khi tăng trưởng của khu vực công nghiệp-xây dựng sụt giảm đáng kể (6,1% so với 10,2% năm 2007), thì khu vực nông-lâm-thủy sản lại có tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2007 (4,1% so với 3,8%), thể hiện ý nghĩa to lớn của khu vực này trong phát triển đất nước cũng như trong giải quyết các vấn đề xã hội trong tình hình khó khăn.

Bảng 1: Tăng trưởng GDP, 2004-08 (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê (TCTK) và tính toán của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung

ương (Viện NCQLKTTƯ).

Vốn đầu tư xã hội vẫn chiếm tỷ trọng cao, bằng 40,9% GDP, tuy đã thấp hơn so với tỷ lệ 46,5% GDP năm 2007. Mức đầu tư cao chủ yếu do vốn đầu tư khu vực FDI và khu vực ngoài nhà nước tăng mạnh, tương ứng 48,7% và 19,3% so với năm 2007. Vốn đầu tư khu vực nhà nước giảm mạnh (-11,9%), phù hợp với chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt. Năm 2008 là năm đầu tiên vốn đầu tư nhà nước, đã từng có tỷ trọng lớn nhất trong nhiều năm, trở thành có tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng vốn đầu tư xã hội. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư của khu vực nhà

nước, nhất là của các tập đoàn và các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) qui mô lớn vẫn là một dấu hỏi lớn. Đặc biệt, sau hơn hai năm dòng vốn FDI ồ ạt đổ vào Việt Nam, nền kinh tế đã và đang bộc lộ nhiều bất cập cản trở khả năng hấp thụ vốn hiệu quả. Hơn nữa, việc thu hút FDI còn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro và thách thức. Qui hoạch và phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư vẫn còn nhiều bất cập.

Thương mại quốc tế năm 2008 có bước chuyển biến mới. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 62,7 tỷ USD, tăng 29,1%; tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 80,7 tỷ USD, tăng 28,6% so với năm 2007. Nước ta đã trở thành một nền kinh tế có độ mở cao xét theo tỷ trọng xuất nhập khẩu trên GDP (160,7% GDP và 177,5% GDP nếu tính cả thương mại dịch vụ). Tuy nhiên, thương mại dịch vụ chưa thật phát triển, năm 2008 chỉ bằng 10,5% thương mại hàng hóa, mức thấp hơn nhiều tỷ lệ trên 20% của thế giới. Cũng đã bắt đầu xuất hiện xu thế đa dạng hóa mặt hàng để đối phó với rủi ro trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào các nhóm hàng khoáng sản và nông – lâm – thủy sản thô, sơ chế; hàng công nghiệp chế biến chủ yếu vẫn là gia công lắp ráp.

Một đặc trưng của năm 2008 là tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô. Lạm phát leo thang; thâm hụt thương mại hàng hóa và thâm hụt cán cân vãng lai lớn, rủi ro hệ thống tài chính ngân hàng tăng. Tình hình kinh tế vĩ mô đã trở nên ổn định hơn từ tháng 8/2008. Đặc biệt lạm phát giảm nhanh trong quí IV/2008, dẫn đến lạm phát cả năm còn gần 20%, tuy vẫn cao song đã thấp hơn nhiều mức tháng 8/2008.

Tốc độ tăng trưởng giảm đồng nghĩa với tình trạng doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm lao động. Vào tháng 7/2008, tổng số người thất nghiệp ở thành thị tăng 2,7% so với năm 2007, đưa tỷ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị lên 4,7% so với 4,6% năm 2007. Con số người thất nghiệp, mất việc làm và phải giảm giờ làm còn tăng cao hơn nữa trong nửa cuối năm 2008. Hơn nữa, lạm phát cao càng làm giảm thu nhập thực của đa số dân cư và có tác động rất xấu đến nhóm người nghèo, thu nhập thấp.

Vấn đề đảm bảo an sinh xã hội năm 2008 đã được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Bên cạnh hệ thống chính sách hỗ trợ xã hội có tính thường xuyên, nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực đã được thực hiện nhằm giảm thiểu thiệt hại và khó khăn cho người nghèo, thu nhập thấp và các nhóm xã hội dễ bị tổn thương khác. Tuy nhiên, các chương trình hỗ trợ xã hội thường triển khai chậm, không hiếm trường hợp không đúng đối tượng, trong khi lại thiếu những đánh giá về hiệu lực, hiệu quả chương trình.

Những kết quả đáng ghi nhận về kinh tế – xã hội cũng như những khó khăn nền kinh tế phải trải qua trong năm 2008 đã để lại nhiều bài học chính sách sâu sắc.

Một phần của tài liệu thảo luận kinh tế vĩ mô (Trang 35)