Định hướng chung

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần Viglacera Hạ Long (Trang 90)

Nhìn chung theo các quan điểm, nếu muốn đạt được hiệu quả kinh doanh thì doanh nghiệp không chỉ có những biện pháp sử dụng nguồn lực bên trong hiệu quả mà còn phải thường xuyên phân tích sự biến động của môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó sẽ phát hiện và tìm kiếm các cơ hội trong kinh doanh, phát triển ở hiện tại và tương lai. Tôi xin nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

Thứ nhất là nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp. Thông qua việc thực hiện tốt bốn chức năng cơ bản: hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm tra; doanh nghiệp sẽ xác định được mục tiêu, xây dựng chiến lược, tổ chức các nguồn lực, xây dựng bộ máy quản lý. Ngoài ra quản trị còn nghiên cứu các yếu tố môi trường, theo dõi dự báo những biến động, thay đổi có thể có nhằm hạn chế những tổn thất, thiệt hại cho quá trình sản xuất kinh doanh. Để thực hiện biện pháp này, doanh nghiệp cần phải nhận thức, hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của quản trị với doanh nghiệp. Nói chung trước tình hình kinh doanh hiện nay, một nhà quản trị giỏi và có tầm nhìn sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển ngay cả trong những giai đoạn khó khăn. Vì vậy trước tiên cần phải tạo điều kiện cho các nhà quản lý tham gia vào các khóa đào tạo, bồ dưỡng về quản trị. Học hỏi kinh nghiệm quả lý của các doanh nghiệp, tập đoàn làm ăn hiệu quả. Việc có được trình độ quản lý cao là cơ sở để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn nhân lực trong doanh nghiệp như vốn, nhân sự, công nghệ... tránh được tổn thất, lãng phí cho doanh nghiệp.

Hai là xác định mục tiêu và chiến lược cảu doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có định hướng rõ ràng sẽ là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các chiến lược và mục tiêu phát triển phù hợp. Bên cạnh đó, việc đưa ra chiến lược và mục tiêu cho từng giai đoạn, thời kỳ sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo cho việc hoàn thành kế hoạch đã

80

đề ra cũng như tránh được những rủi ro, thất bại có thể có nếu như doanh nghiệp không xem xét đến tình hình thực trạng hiện tại của mình và bối cảnh kinh tế.

Ba là yếu tốc nhân lực trong doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh không thể không quan tâm đến yếu tố con người, đây là thách thức lớn nhất đối với quản lý. Làm sao có được một đội ngũ lao động lành nghề, luôn học hỏi, có nỗ lực, có nhiệt tình cao trong công việc. Đó là điều kiện đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp. Muốn vậy phải nhận thức được vai trò quan trọng của yếu tố con người, phải thường xuyên tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ, đưa ra những ý kiến đóng góp, khuyến khích tinh thần sáng tạo và tích cực trong công việc bằng cả vật chất lẫn tinh thần làm cho người lao động cảm thấy an tâm và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Thứ tư là nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Việc đảm bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả vốn sẽ là nhân tố quan trọng trong các hoạt động kinh doanh. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có kế hoạch sử dụng hiệu quả và có những biện pháp phòng tránh những rủi ro, xác định cơ cấu vốn hợp lý, chặt chẽ thích ứng với quy mô doanh nghiệp, tránh lạm dụng vốn vay quá mức, đặc biệt là vốn ngắn hạn.

Thứ năm là trình độ kỹ thuật và công nghệ. Các doanh nghiệp muốn khẳng định vị trí trên thị trường, đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm thiểu chi phí, chất lượng sản phẩm tốt đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh, phải không ngừng cải tiến và đầu tư công nghệ.

Thứ sáu là quan tâm đến yếu tố môi trường. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều có sự liên hệ với môi trường và chịu sự tác động của môi trường. Ngày nay môi trường không chỉ được hiểu là môi trường trong phạm vi một quốc gia mà nó hình thành trên phạm vi toàn cầu, mang tính quốc tế.

Doanh nghiệp phải chịu sự tác động của các yếu tố kinh tế, doanh nghiệp trong nước kết hợp với các yếu tố quốc tế, tạo nên một sự cạnh tranh gay gắt. Do đó, muốn hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp cần phải nhạy bén nắm bắt thông tin,

81

dự đoán những thay đổi cả trong nước và quốc tế, để đưa ra những biện pháp, chính sách phù hợp, làm giảm tác động, tổn thất mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu, hoặc tận dụng những thay đổi đó thành cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp của mình.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần Viglacera Hạ Long (Trang 90)