Danh mục bảo lưu trong Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN của Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của việc thực hiện Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) tới nền kinh tế Việt Nam (Trang 27)

Nam

Khi tham gia vào Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN, Việt Nam đã có chung quan điểm với các quốc gia thành viên khác trong ASEAN trong việc tạo ra một thể chế đầu tư tự do, mở cửa hơn nữa nhằm thúc đẩy đầu tư nội khối và thu hút đầu tư nước ngoài vào ASEAN. Tuy nhiên, do trình độ phát triển còn thấp so với các nước trong khu vực, Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, môi trường đầu tưẦ nên Việt Nam đã thận trọng bảo lưu một số nội dung trong việc thực hiện nguyên tắc Đối xử Quốc gia và nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc trong các lĩnh vực Nông, lâm, ngư nghiệp cũng như các dịch vụ đi kèm để phù hợp với tình hình phát triển, cơ chế chắnh sách, pháp luật của mình trong phạm vi cơ chế ưu đãi của Hiệp định.

Theo qui định tại Điều 9 của Hiệp định, mỗi quốc gia thành viên sẽ đưa ra một Danh mục bảo lưu cho Ban thư kắ ASEAN để Hội đồng đầu tư ASEAN phê duyệt trong vòng 6 tháng kể từ ngày kắ kết Hiệp định.Danh mục bảo lưu của Việt Nam bao gồm một số quy định trong các lĩnh vực như sau:

*Trong lĩnh vực đầu tư sản xuất công nghiệp

Các nhà đầu tư nước ngoài không có giấy phép đầu tư vào một số ngành như: sản xuất pháo nổ, pháo hoa; sản xuất và cung ứng vật liệu gây nổ; ngành xuất bản như xuất bản sách, ấn phẩm, báo, tạp chắ, tài liệu quảng cáo; đúc và in tiền, giấy tờ có giá trị, hóa đơn tài chắnh; sản xuất thuốc là xì gà, đồ uống có cồn và nước giải khát; sản xuất gạch đất sét, xi măng, kắnh xây dựngẦ

Các nhà đầu tư nước ngoài phải tuân theo kế hoạch của Chắnh phủ trong một số ngành với ưu tiên dành cho các nhà đầu tư địa phương như: sản xuất các thiết bị nổ công nghiệp; sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy; sản xuất xi măng.

Trong ngành sản xuất máy bay, vốn nước ngoài không được vượt quá 49% vốn pháp định của các công ty liên doanh.

Trong ngành sản xuất toa đường sắt, phụ tùng thay thế và các dịch vụ liên quan thì chỉ được đầu tư dưới hình thức liên doanh và vốn chủ sở hữu nước ngoài không được vượt quá 49% vốn pháp định của công ty.

*Trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp

Giấy phép đầu tư không được cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài trong ngành nuôi trồng, sản xuất, chế biến thực vật quý hiếm; chăn nuôi và chế biến động vật hoang dã quý hiếm (bao gồm cả động vật sống và các sản phẩm chế biến từ động vật).

Nguyên tắc đối xử quốc gia sẽ không được áp dụng cho bất kì biện pháp liên quan nào đến hoạt động đánh bắt thủy hải sản trong chủ quyền Việt Nam theo quy định phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.

*Trong lĩnh vực khai thác mỏ và khai thác đá

Nguyên tắc Đối xử quốc gia không được áp dụng cho bất kì hoạt động nào quan đến đầu tư khai thác khoáng sản, bao gồm các hoạt động: Khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản quý hiếm, kim loại quý hiếm; khai thác đất sét để sản xuất vật liệu xây dựngẦ

Các dự án khai thác khoáng sản quý hiếm, các dự án đầu tư vào dầu khắ phải được sự phê duyệt của Chắnh phủ Việt Nam.

1.3. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA VIỆC VIỆT NAM PHẢI THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ TOÀN DIỆN ASEAN

Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm Ộđa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triểnỢ. Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chắnh sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động và tắch cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên

nhiều lĩnh vực. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tắch cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.

Về quan hệ hợp tác song phương, tới thời điểm hết năm 2013, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 180 quốc gia với nhiều cấp độ khác nhau, trong đó có quan hệ đối tác chiến lược với 13 quốc gia gồm Nga (2001), Ấn Độ (2007), Nhật Bản (2006); Trung Quốc (2008), Hàn Quốc, Tây Ban Nha (2009), Anh (2010), Đức (2011), Italy, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Pháp (2013); quan hệ đối tác toàn diện với 4 quốc gia gồm Australia (2009); New Zealand (2010), Đan Mạch, Hoa Kỳ (2013); và đối tác chiến lược theo lĩnh vực với Hà Lan, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khắch và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế.

Tắnh đến hết năm 2013, Việt Nam đã thiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn, trong đó có 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (P5), các nước trong nhóm G8; nâng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn diện, gia tăng nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược với Nga, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha. Số lượng các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài cũng tăng lên (91 cơ quan) với 65 đại sứ quán, 20 tổng lãnh sự quán, 4 phái đoàn thường trực bên cạnh các tổ chức quốc tế, 1 văn phòng kinh tế văn hóa.

Về hợp tác đa phương và khu vực: trong các năm qua, Việt Nam đã có mối quan hệ tắch cực với các tổ chức tài chắnh tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chắnh thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Đây được coi là một bước đột phá về hành động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tiếp đó, năm 1996 Việt Nam tham

gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến năm 1998, Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan trọng khi Việt Nam chắnh thức trở thành thành viên củaTổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức này.

Trong năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng tham dự các các sự kiện ngoại giao cấp khu vực khác như Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia- Lào-Myanmar-Việt Nam lần thứ 6 (CLMV 6) tại Vientiane, Lào (ngày 12-15/3); Hội chợ ASEAN-Trung Quốc lần thứ 10 (CAEXPO 10) (ngày 24-26/9); Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 23 và các hội nghị cấp cao liên quan tại thủ đô Bandar Seri Begawan, Brunei (ngày 24-25/4); và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về Đông Á tại Myanmar (6/6).

Tình hình Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có một số điểm nổi bật sau:

*Việt Nam đang tắch cực tham gia và phát huy vai trò thành viên trong các tổ chức kinh tế quốc tế.

Với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế: WTO, ASEAN, APEC, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết và tắch cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức này. Cụ thể như sau:

-Trong khuôn khổ WTO:

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chắnh sách thương mại theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn, việc cải cách này thể hiện ở các cam kết đa phương về pháp luật và thể chế cũng như các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ.

Việt Nam đã thực hiện đúng các cam kết đa phương và các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong giai đoạn ta hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu.

Là thành viên của WTO, ta đã cố gắng tham gia tắch cực các cuộc đàm phán trong khuôn khổ WTO ở các nội dung có liên quan đến Việt Nam như nông

nghiệp, công nghiệp, sở hữu trắ tuệ, trợ cấp thủy sản và chương trình hỗ trợ thương mại của WTOẦ

Cộng đồng quốc tế thừa nhận Việt Nam là thành viên mới năng động, nhiều triển vọng.

- Trong khuôn khổ ASEAN

Sau 18 năm tham gia Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, 1995-2013), mối quan hệ hợp tác khu vực giữa Việt Nam với ASEAN ngày càng phát triển toàn diện và có tác động sâu sắc tới đời sống kinh tế, xã hội và chắnh trị của Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác khu vực và thế giới. Đối với Việt Nam, ASEAN luôn là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất (riêng năm 2009, ASEAN là nhà đầu tư lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ).

Việt Nam không những tham gia tắch cực vào chương trình hợp tác sẵn có, mà còn đóng góp to lớn cho sự hình thành các sáng kiến, cơ chế hợp tác mới của ASEAN. Ngay cả khi chưa gia nhập ASEAN, Việt Nam đã ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC, 1992), tham gia ngay từ đầu vào ARF (1994).

Ngay sau khi trở thành thành viên chắnh thức (1995), Việt Nam cam kết tiến hành thực hiện tương đối tốt các chương trình cũng như cơ chế hợp tác của ASEAN, từ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) cho đến Hiệp định khung về Khu vực tự do hóa mậu dịch ASEAN (Framework Agreement on Services - AFSA), Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN (ASEAN Investment Area - AIA), Hiệp định khung về Hợp tác Công nghiệp ASEAN (ASEAN Industrial Cooperation - AICO), Sáng kiến hội nhập (IAI)...

Điều quan trọng hơn là Việt Nam cùng với các nước ASEAN đề ra nhiều sáng kiến mới, nhằm khắc phục những mặt yếu kém, trì trệ trong ASEAN, thúc đẩy hợp tác khu vực phát triển. Cụ thể là Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị ASEAN lần thứ VI (tại Hà Nội, tháng 12/1998), với một "Chương trình hành động Hà Nội" (HPA) được thông qua, vừa mang tắnh định hướng vừa đưa ra giải pháp cho việc hiện thực hóa ỘTầm nhìn 2020" - nền tảng tư tưởng cho sự thiết lập Cộng đồng ASEAN sau đó (10/2003).

Ngoài ra, Việt Nam còn có sáng kiến trong việc tạo dựng ý tưởng và xây dựng cộng đồng ASEAN trên 3 trụ cột chắnh, trong đó Cộng đồng Văn hóa-Xã hội là do Việt Nam đề xuất.

Việt Nam đã và đang đóng vai trò tắch cực trong việc duy trì hòa bình, ổn định và hòa giải khu vực, góp phần củng cố vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.Đây là một trong những đóng góp nổi bật của Việt Nam.

Việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã biến ước mơ và ý tưởng về xây dựng ASEAN thành một khối thống nhất với tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á, được đề cập trong ỘTuyên bố Băng Cốc 1967Ợ đã trở thành hiện thực.

Đây cũng là hành động hòa giải khu vực, đánh dấu sự chấm dứt đối đầu giữa hai khối ASEAN và Đông Dương được hình thành dưới thời Chiến tranh Lạnh, mở ra thời kỳ mới của sự hợp tác hữu nghị láng giềng và hội nhập khu vực, củng cố địa vị của ASEAN trên trường quốc tế.

Sau sự kiện 28/7/1995 Việt Nam chắnh thức gia nhập ASEAN, việc gia nhập ASEAN của Lào, Mianma và Campuchia về cơ bản đã được giải quyết.Với tư cách là tổ chức của tất cả các nước trong khu vực, ASEAN không chỉ lớn mạnh lên về một số lượng, mà còn cả ý chắ và lòng quyết tâm hội nhập của tất cả thành viên, trong đó có Việt Nam.

Sự tham gia một cách có hiệu quả của Việt Nam trong ASEAN đã góp phần quan trọng cho việc mở rộng hợp tác của ASEAN với các đối tác bên ngoài, nhất là các đối tác và láng giềng của Việt Nam. Điều này được thể hiện bằng việc Việt Nam đã góp phần làm tăng mối quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc, ASEAN và Liên bang Nga, ASEAN và Ấn Độ, ASEAN và EU.

Cùng với quan hệ Việt-Trung được cải thiện nhanh chóng trong những năm qua, vị thế địa lý chiến lược và sự phát triển năng động của Việt Nam thực sự đã và đang đóng góp một phần quan trọng làm cho ASEAN-Trung Quốc xắch lại gần nhau hơn, hiểu biết và hợp tác nhiều hơn.

Hơn nữa, cùng với sự lớn mạnh của ASEAN, Việt Nam đã và đóng vai trò không nhỏ trong cân bằng chiến lược và ảnh hưởng giữa các nước lớn, đặc biệt là trong cân bằng chiến lược Mỹ-Trung. Đây là vấn đề lớn, có ý nghĩa trong việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Đông Nam Á.

- Việc Việt Nam tham gia vào ASEAN đã và đang tạo môi trường thuận lợi hơn cho đất nước giữ vững ổn định chắnh trị, phát triển kinh tế và hội nhập có hiệu quả vào hệ thống toàn cầu.

-Điều quan trọng hơn, Việt Nam sau 18 năm gia nhập ASEAN, đã từ nền kinh tế theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thông qua việc hội nhập này, Việt Nam đã từng bước điều chỉnh bộ máy hành chắnh phù hợp với nền kinh tế thị trường; đồng thời thông qua hợp tác và cạnh tranh, các nguồn tiềm năng nội địa được khơi dậy. Đây là thành tựu có ý nghĩa lớn nhất đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập ASEAN nói riêng trong thời gian qua.

-Trên các lĩnh vực cụ thể:

+Về chắnh trị, ngoại giao và an ninh: Việt Nam là một trong 18 thành viên tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN (ASEAN Regional Forum - ARF) ngay từ đầu.

Với tư cách là Chủ tịch ARF nhiệm kỳ 2000-2001, Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các nước khác trong ASEAN duy trì những nguyên tắc cơ bản, bước đi vững chắc của ASEAN (tiếp tục tập trung thực hiện các biện pháp xây dựng và củng cố lòng tin, tăng cường hiểu biết lẫn nhau) trên con đường tiến tới Ộngoại giao phòng ngừa".

Ngoài sáng kiến xây dựng "Chương trình hành động Hà Nội năm 1998Ợ, Việt Nam đã đưa ra sáng kiến cùng với các nước ASEAN kiên trì thương lượng với Trung Quốc để có một ỘTuyên bố về nguyên tắc ứng xử biển ĐôngỢ vào năm 2002.

Việt Nam đã vận động nhiều nước khác đề cao chủ quyền quốc gia, đưa vào văn kiện ASC những cụm từ hoặc tuyên bố mạnh mẽ như "các nước ASEAN không để lãnh thổ của mình được phép sử dụng vào mục đắch chống phá các nước khác; cũng không cho phép can thiệp quân sự từ bên ngoài vào dưới bất kỳ hình thức và biểu hiện nào". Đây là một trong những tuyên bố mạnh mẽ nhất của ASEAN từ trước tới nay về chắnh trị và an ninh.

Việt Nam cũng đã góp phần to lớn vào việc mở rộng quan hệ ngoại giao và hợp tác quốc tế của ASEAN, giúp ASEAN mở rộng thêm nhiều đối tác như

Nga, Ấn Độ, Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam còn tắch cực trong hoạt động chắnh trị, an ninh như tham gia các hoạt động của Nghị viện ASEAN, hợp tác

Một phần của tài liệu Tác động của việc thực hiện Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) tới nền kinh tế Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w