Những thách thức khi tham gia Hiệp định TPP

Một phần của tài liệu Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương và sự tham gia của Việt Nam (Trang 31)

- Việc cam kết và thực hiện các cam kết sâu và rộng trong khuôn khổ đàm phán Hiệp định TPP sẽ đặt ra những thách thức không nhỏ, đặc biệt là sức ép về mở cửa thị trường, cạnh tranh đối với các doanh nghiệp của Việt Nam, vốn còn yếu, khả năng quản lý còn nhiều bất cập. Nếu không có sự chuẩn bị tốt, nhiều ngành sản xuất và dịch vụ có thể sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, đây là con đường mà sớm hay muộn Việt Nam cũng phải đi qua để chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng và hiệu quả của tăng trưởng kinh tế.

- Khi TPP có hiệu lực, Việt Nam chắc chắn sẽ phải cắt giảm thuế quan và loại bỏ các biện pháp phi thuế quan và loại bỏ các biện pháp phi thuế quan đối với sản phẩm nhập khẩu từ các nước tham gia TPP. TPP với mức độ cam kết tự do thương mại sâu rộng chăc chắn sẽ buộc các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh bình đẳng với các sản phẩm nhập khẩu ngay trên chính thị trường trong nước mà không còn được hưởng những biện pháp mang tính bảo hộ của nhà nước. Khi đó, để có thể cạnh tranh ,các doanh nghiệp phải dựa vào năng lực của chính mình.

Ngoài ra, thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp là việc thiếu hiểu biết về TPP. Các doanh nghiệp sẽ không thể có được sự chuẩn bị kịp thời nếu không nhận thức được cả cơ hội và thách thức từ TPP và có được những thông tin kịp thời về kết quả đàm phán.

(Nguồn Petri và đồng tác giả, 2011)

- Tham gia Hiệp định TPP có thể gây ra một số hệ quả xã hội tiêu cực như tình trạng phá sản và thất nghiệp ở các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh yếụ Ngoài ra, kết quả đàm phán nội dung lao động trong Hiệp định TPP có thể sẽ có tác động tới môi trường lao động ở Việt Nam.

Khi tham gia Hiệp định TPP, Việt Nam sẽ gặp phải :

Rào cản phi thuế quan :

Trong khi Hiệp định TPP tạo ra nhiều cơ hội lớn cho tăng trưởng kinh tế thì Hiệp định này cũng đặt ra nhiều thách thức không nhỏ cho Việt Nam. Hiệp định TPP đưa ra quy tắc cấm tài trợ và tài trợ dưới bất kỳ hình thức nào, thậm chí cao hơn trong WTO sẽ gây bất lợi, tạo ra rào cản kỹ thuật ( TBT) đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam trong khi năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn thấp. Đói với hàng nông sản, tuy không bị cản trở về quy tắc xuất xứ vì sản phẩm của Việt Nam rất phong phú, đa dạng, nhưng lại gặp phải những rào cản về các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS). Các quy định kỹ thuật của Hiệp định TPP như dư lượng hóa chất tối đa, bao bì, nhãn mác….cũng là những rào cản phi thuế quan cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, nhất là đối với nông sản, hải sản.

Các quy tắc xuất xứ :

Theo điều khoản về xuất xứ hàng hóa được để xuất ở TPP, các sản phẩm xuất khẩu trong các nước thành viên phải có xuất xứ từ các nước TPP mới được hưởng ưu đãị Đây là một bất lợi cho Việt Nam vì chủ yếu Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu cho hàng dệt may, giầy da từ các nước ngoài TPP như Trung

% doanh nghiệp

Chưa từng nghe nói đến 32,8

Đã nghe nói nhưng không biết gì 34,3

Hiểu biết sơ bộ 32,8

Hiểu biết cơ bản 0.0

Quốc, Hàn Quốc để gia công hàng xuất khẩụ Nếu không chuyển đổi được vùng nhiên cho hàng dệt may, giầy da, từ các nước ngoài TPP như Trung Quốc , Hàn Quốc để gia công hàng xuất khẩụ Nếu không chuyển đổi được vùng nguyên liệu sang khu vực TPP thì hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không được hưởng ưu đãi thuế. Mặc dù hàng đệt may và giầy da xuất khẩu của Việt Nam được hưởng mức thuế suất 0% sang các thị trường TPP nhưng nếu yêu cầu của Việt Nam về điều khoản xuất xứ hàng hóa không được chấp nhận thì hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn phải chịu mức thuế suất caọ Hàng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ phụ thuộc rất nhiều vào cách tính xuất xứ của sản phẩm.

Quy tắc quyền tài sản trí tuệ :

Việt Nam phải đương đầu với các quy tắc về quyền bảo hộ tài sản trí tuệ rất khắt khe trong TPP. Hoa Kỳ đòi hỏi quyển bảo hộ trí tuệ rất cao, đặc biệt đối với ngành dược, gây ảnh hưởng tới khả năng, tiếp cân thuốc chữa bệnh cho người dân và các lĩnh vực khác, hạn chế cơ hội tiếp cận tri thức, khoa học, tài sản văn hóa, tinh thần của người dân Việt Nam.

Phòng vệ thương mại :

Những quy định về vấn đề lao động, môi trường, giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư khi có tranh chấp có thể bị lạm dụng để trở thành rào cản đối với hàng xuất khẩu như Việt Nam đã từng phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá tại Hoa Kỳ. Việt Nam sẽ gặp nhiều bất lợi vì Hoa Kỳ và một số thành viên TPP khác vẫn chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, Hiệp định TPP hướng tới một sân chơi bình đẳng, tiêu chuẩn cao, không phân biệt nước phát triển hay đang phát triển nên không có chính sách ưu tiên như khi Việt Nam đàm phán gia nhập WTỌ

Thị trường nội địa bị thu hẹp đối với doanh nghiệp trong nước :

Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường trong nước cho hàng hóa các nước thành viên TPP khác với hầu hết thuế quan giảm tới 100%; do đó doanh nghiệp trong nước sẽ phải cạnh tranh gay gắt với doanh nghiệp nước ngoài, gây nguy cơ mất thị trường trong nước. Hiệp định này tạo ra sức ép về mở cửa thị trường trong nước, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, một số ngành như nông nghiệp , công nghiệp, dịch vụ năng lực cạnh tranh còn thấp, chưa đáp ứng

hưởng lợi ích từ giảm thuế quan khiến cho nguồn thu ngân sách từ thuế nhập khẩu giảm; cạnh tranh trong nước diễn ra gay gắt hơn do luồn hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam gia tăng, với giá cả cạnh tranh hơn, tác động đến thị trường trong nước. Thị trường trong nước sẽ bị thu hẹp khi hàng hóa các thành viên TPP vào Việt Nam được gỡ bỏ mức thuế trung bình 11,7% hiện naỵ

Một phần của tài liệu Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương và sự tham gia của Việt Nam (Trang 31)