Đánh giá chung.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dung vốn lưu động ở Công ty cổ phần Lâm sản Nam Định (Trang 27 - 29)

Trải qua một thời gian dài xây dựng và phát triển, Công ty cổ phần lâm sản Nam Định đã gặp phải những bớc thăng trầm đáng kể. Song công ty cũng đã khẳng định mình thông qua việc khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh sẵn có đồng thời hạn chế, khắc phục đợc những khó khăn gặp phải.

+ Trong những năm gần đây công ty luôn làm ăn có lãi. Nếu lợi nhuận trớc thuế năm 2003 là 696.071.832đ thì năm 2004 con số đó đã tăng lên là 1.178.680.386đ (gấp 1,69 lần so với 2003). Đồng thời các khoản nộp ngân sách cũng tăng lên không ngừng, thu nhập ngời lao động ngày càng cao, đời sống luôn đợc cải thiện.

+ Cơ cấu tài sản tơng đối hợp lý, phù hợp với đặc điểm, ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty.

+ Tổng nguồn vốn của công ty lớn, trong đónguồn vốn chủ sở hữu ngày càng có xu hớng tăng (từ 52,05%  52,81%). Từ đó giảm nhu cầu vay vốn, do đó tiết kiệm đợc một khoản đáng kể chi phí lãi vay. Điều này, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả kinh doanh.

+ Hiệu quả sử dụng VLĐ tăng. Trong quá trình kinh doanh công ty đã đẩy nhanh tốc độ chu chuyển VLĐ từ 3,713 vòng trong năm 2003 lên 5,226 vòng năm2004 làm giảm số ngày luân chuyển 1 vòng VLĐ đi 27ngày. Kết quả này có tác động mạnh đến hiệu quả kinh doanh thể hiện qua hệ số đảm nhiệm của VLĐ giảm xuống từ 0,269 xuống còn 0,191 trong năm 2004. Điều này có nghĩa là công ty đã tiết kiệm đợc 1 lợng vốn đáng kể.

+ Tình hình khả năng thanh toán của công ty khả quan, công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tổng số vốn công ty bị chiếm dụng có xu hớng giảm và khoảng thời gian thu hồi các khoản phải thu đợc giảm xuống đáng kể.

Bên cạnh những mặt tích cực vừa nêu trên, hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng nh công tác quản lý sử dụng VLĐ nói riêng, công ty còn thể hiện một số nhợc điểm cần khắc phục.

- Khoản phải thu khách hàng tuy đã giảm nhng so với định mức đề ra thì vẫn cha đạt và nó còn chiếm tỷ trọng lớn trong công nợ phải thu.

- Các khoản tạm ứng và các khoản phải thu tăng lên thể hiện quản lý trong khâu thanh toán nội bộ công ty không đợc tốt gây ứ đọng vốn sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Hơn nữa, khoản dự phòng phải thu khó đòi tăng lên rất nhiều (hơn 435 triệu) là do kế toán các đơn vị không đối chiếu công nợ thờng xuyên và việc quản lý hồ sơ khách hàng không khoa học dẫn đến mất hồ sơ khách hàng, không có biện pháp thu hồi công nợ thờng xuyên suy ra mất khả năng thanh toán hoặc rơi vào tình trạng công nợ khó đòi.

- Nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn (49,19%) với giá trị lớn hơn 118 tỷ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dung vốn lưu động ở Công ty cổ phần Lâm sản Nam Định (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w