+ Ngắn hạn 1,0 12 0,9 10,8 0,85 10,2
+ Trung hạn 1,05 12,6 0,95 11,4 0,9 10,8
(Nguồn: Phòng tín dụng QTDND xã Hùng Lô giai đoạn 2012 – 2014)
Qua số liệu trên cho thấy lãi suất cho vay giảm dần qua từng năm. Lãi suất cho vay sản xuất, kinh doanh gồm: Lãi suất cho vay ngắn hạn và
trung hạn. Chênh lệch lãi suất cho vay năm sau so với năm trước là khoảng từ 0,05% / tháng đến 0,1% / tháng.
Quỹ tín dụng thực hiện chính sách cho vay tiêu dùng và đã áp dụng lãi suất cho vay tiêu dùng với mức cho vay ngắn hạn và trung hạn. Đồng thời lãi suất cho vay tiêu dùng luôn cao hơn so với lãi suất cho vay sản suất, kinh doanh. Lãi suất cho vay có xu hướng giảm giúp cho các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp vay vốn được hưởng lợi từ chi phí vốn rẻ hơn, hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Việc lãi suất giảm này sẽ khuyến khích tăng cường cho vay đối với các dự án mang lại hiệu quả, tạo ra mối liên kết hỗ trợ của cho sản xuất, kinh doanh phát triển. Chính đây là nguyên nhân khiến doanh số cho vay của Quỹ tăng một cách đột biến.
3. Đánh giá thực trạng cho vay tại Quỹ tín dụng nhân dân xã Hùng Lô,thành phố Việt Trì thành phố Việt Trì
3.1. Kết quả đạt được
- Một là: Giữ được nhịp độ tăng trưởng cho vay, thực hiện có hiệu quả
chủ trương đổi mới chính sách cho vay theo hướng nâng cao uy tín với thành viên, coi trọng chất lượng cho vay với mục tiêu không tối đa hóa lợi nhuận nhưng phải đảm bảo vốn và bù đắp được chi phí và có tích lũy. Hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng xã Hùng Lô giai đoạn 2012 – 2014 đã diễn ra khá sôi nổi thể hiện sự nỗ lực của Quỹ. Tăng doanh số cho vay, từng bước tăng dư nợ, chất
lượng tín dụng đảm bảo, dư nợ cho vay thành viên đến cuối năm 2014 là 115.495 triệu đồng. Số lượng thành viên vay vốn hàng năm tăng nhanh, năm 2014 lên đến 1600 thành viên.
- Hai là: Quỹ tín dụng thực hiện tốt công tác thu nợ, thu lãi tín dụng luôn
đạt hiệu quả cao, tạo sự gắn bó thống nhất Quỹ tín dụng với nhân dân. Quỹ tín dụng tập trung cho vay ngắn hạn đảm bảo đồng vốn quay vòng kịp thời nhanh chóng mang lại lợi nhuận cho Quỹ giúp tập trung đúng hướng, giữ vững và mở rộng đối tượng cho vay trên địa bàn.
- Ba là: Quỹ tín dụng cho thành viên vay, hỗ trợ trực tiếp cho người dân
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ rất kịp thời, đặc biệt là đáp ứng vốn trong giai đoạn có tính chất thời vụ góp phần tăng năng suất hoạt động, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp nông thôn. Thông qua hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân đã góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân ở địa phương ngày càng tăng, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa đa dạng phong phú. Hoạt động cho vay của Quỹ cũng đã góp phần hỗ trợ các hộ tư nhân, doanh nghiệp nhỏ tại địa bàn xã hoạt động kinh doanh hiệu quả, năng động góp phần thay đổi bộ mặt địa phương như hôm nay.
3.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, Quỹ tín dụng còn gặp phải một số vướng mắc sau:
- Một là: Hình thức cho vay chưa đa dạng, chủ yếu là cho vay vốn ngắn
hạn. Đối tượng cho vay chỉ bó hẹp trong thành viên, phương thức cho vay đơn giản, các nghiệp vụ còn nghèo nàn chỉ mới đơn thuần dừng lại ở hoạt động cho vay vốn nên chưa cung cấp được các dịch vụ đa dạng đối với các thành viên. Quy mô cho vay còn nhỏ, tỷ lệ cho vay vốn trung – dài hạn còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ của Quỹ, chưa đáp ứng nhu cầu của thành viên.
- Hai là: Chất lượng cho vay còn chưa cao, thể hiện ở từng bước thẩm
định trước, trong và sau khi cho vay. Quỹ tín dụng thường cho vay chủ yếu dựa vào sự tín nhiệm của thành viên. Trong thực tiễn nợ quá hạn so với tổng dư nợ rất thấp nhưng nguồn vốn huy động chưa cao, những khoản nợ xấu tiềm ẩn rủi
ro phần lớn không có tài sản đảm bảo. Trong khi đó nhu cầu cho vay hỗ trợ thành viên phục vụ sản xuất nông nghiệp kinh doanh ngày càng cao.
- Ba là: Quy trình cho vay tuy có sự phối hợp liên kết chặt chẽ giữa các
phòng ban tuy nhiên vào thời điểm cho vay những ngành, những lĩnh vực có tính chất thời vụ và có nhiều khách hàng đến vay các cán bộ đôi khi sẽ gặp áp lực dẫn đến việc thẩm định chưa thật sự chính xác.
3.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Nguyên nhân khách quan:
Quỹ tín dụng là mô hình kinh tế hợp tác hoạt động trên lĩnh vực tín dụng – tiền tệ. Khách hàng của Quỹ chủ yếu là kinh tế cá thể, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ với năng lực tài chính còn yếu, trình độ và kinh nghiệm hạch toán kinh doanh còn hạn chế, chưa theo kịp những thách thức mới của nền kinh tế. Nên khi việc làm ăn của thành viên kém hiệu quả thì là nguyên nhân tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động cho vay của Quỹ.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Nguồn nhân lực cho hoạt động tín dụng của Quỹ phần lớn đã qua lớp đào tạo, nhưng mới chỉ dừng lại ở mức tập huấn nghiệp vụ. Số cán bộ tín dụng tại Quỹ được đào tạo chính quy từ trình độ cao đẳng trở lên còn ít. Trong tác nghiệp, nhất là khâu thẩm định cho vay, ít có cán bộ có đủ khả năng phân tích tổng hợp để cho vay các dự án của thành viên gây tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động cho vay.
+ Các giải pháp như: nghiên cứu đặc điểm ở địa phương, nhu cầu của từng thành viên, khách hàng, chăm sóc khách hàng, chưa có biện pháp tích cực tiếp cận với khách hàng cũng như thông qua tuyên truyền quảng cáo nhằm giới thiệu Quỹ tín dụng nên chưa khai thác hết những lợi thế hoạt động của Quỹ trên địa bàn.
+ Nguồn vốn huy động trung – dài hạn còn khiêm tốn nên cho vay ở Quỹ chủ yếu là cho vay ngắn hạn, tỷ lệ cho vay trung – dài hạn thấp so với tổng dư nợ nên chưa đáp ứng được nhu cầu mở rộng tín dụng đối với dự án có thời gian thu hồi vốn chậm.
+ Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có nhiều chi nhánh của các ngân hàng cạnh tranh cùng với Quỹ tín dụng như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư và Chính sách xã hội…gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng.