Customer insight:

Một phần của tài liệu Phân tích 5 PRINT ADS và 5 phim của các chiến dịch quảng cáo theo phương pháp ADMES (Trang 37)

Quan tâm, chia sẻ và tặng quà cho người thân trong gia đình và bạn bè để thể hiện tình cảm của mình trong dịp lễ Giáng Sinh đã trở thành một nét văn hoá truyền thống đẹp và ý nghĩa.

Tuy nhiên, khi tài chính có hạn thì việc này cũng vô tình trở thành một áp lực vô hình cho những người luôn yêu thương gia đình mình và mong muốn thể hiện tình cảm của mình với họ. Và vì vậy, họ đành chấp nhận hy sinh nhận phần thiệt về mình để mua được những phần quà giá trị cho người thân, mặc dù trong khi đó chính họ cũng rất muốn có được một món quà Giáng Sinh ưng ý cho riêng mình.

NHÓM 10

Bùi Thị Quỳnh Nga

3. Creative

Print ad của Chiến dịch quảng cáo “Sorry I Spent It On Myself” đã khai thác một khía cạnh tâm lý có thể nói là tiêu cực nhưng tồn tại một cách hiển nhiên trong mỗi người tiêu dùng mục tiêu, đặc biệt là với những tín đồ mua sắm: Đó là lòng ích kỷ, khi mà cứ hằng năm họ lại phải ngậm ngùi vào vai một người cháu ngoan, một người bạn gái thấu hiểu và quan tâm bạn trai mình, hay một bà mẹ trẻ thương con để rồi phải bỏ quên món quà Giáng Sinh ưng ý cho chính mình – trong khi đó, thâm tâm họ luôn lại nhắc nhở “mình cũng xứng đáng được yêu thương như mọi người”. Ngoài ra print ad của chiến dịch này không cầu kỳ hay ý nghĩa trừu tượng nhiều như những mẫu print ads khác, tuy đơn giản nhưng lại kích thích trí tò mò và tạo nên một sự khó hiểu đối với người tiêu dùng là tại sao người ta lại phải mua những món quà chẳng mấy giá trị và vô nghĩa này để tặng cho người thân trong ngày

NHÓM 10

Bùi Thị Quỳnh Nga

Clip quảng cáo “SORRY I SPENT IT ON MYSELF” (tạm dịch: “Xin lỗi, tôi đã tiêu hết cho mình rồi!”) của Harvey Nichols

1. Key message:

Đoạn phim có 4 bối cảnh khác nhau nhưng cùng một nội dung mô tả về phản ứng của người được nhận quà vào buổi sáng ngày Giáng Sinh bên người thân của mình. Cảnh quay tập trung vào người được nhận quà đang phấn khích mở món quà Giáng Sinh của mình và ngạc nhiên thậm chí không hiểu nó là có phải là quà Giáng Sinh của mình không, hay có nhầm lẫn gì ở đây. Trong khi đó thì người tặng luôn nhấn mạnh món quà được mua từ trung tâm mua sắm cao cấp Harvey Nichols. Sau đó cảnh quay tinh tế lướt qua những món đắt tiền của người tặng quà có giá trị lên đến hàng trăm thậm chí hàng ngàn bảng Anh như muốn nói rằng “Sorry I Spent It On Myself”. Thông điệp chiến dịch đã được lồng ghép và truyền tải rất hài hước và tinh tế, qua đó kêu gọi người tiêu dùng hãy trở nên ích kỷ trong mùa Giáng Sinh này, hãy giảm thiểu tối đa chi phí quà cho người thân và dành phần nhiều còn lại cho món quà của chính mình bằng việc tham gia chương trình khuyến mãi của trung tâm mua sắm cao cấp Harvey Nichols.

NHÓM 10

Bùi Thị Quỳnh Nga

2. Customer insight:

Nước Anh là nơi khởi nguồn thói quen tặng quà cho người thân nhâ ngày lễ Giáng sinh, đặc biệt là những món quà sang trọng và đắt tiền. Tuy nhiên với chiến dịch quảng cáo “Sorry I Spent It On Myself”, Harvey Nichols đã đi ngược lại với cách nghĩ thông thường, tuy nhiên vẫn khai thác tốt tâm lý của một phân khúc khách hàng muốn tự mua sắm những món quà để tặng cho bản thân mình nhân ngày lễ quan trọng này. Tuy nhiên, vì người dân nước Anh nói riêng và phương tây nói chung luôn có tâm lý tò mò và thích sự sáng tạo theo khuynh hướng phá cách, đi ngược với lối suy nghĩ bình thường nên chiến dịch này đã thành công vang dội, nhưng nếu được triển khai ở châu á hoặc những nơi khác, có lẽ chiến dịch này đã không thành công lớn như vậy.

NHÓM 10

3. Creative:

Giáng Sinh là dịp của sự trao tặng những món quà ý nghĩa, thể hiện sự chia sẻ, quan tâm chăm sóc đến gia đình và bạn bè. Theo truyền thống, vào buổi sáng Giáng Sinh, mọi người trong gia đình cùng nhau quây quần bên cây thông, cùng trao cho nhau những lời chúc ý nghĩa, những món quà thật ưng ý để thể hiện tình yêu thương của mình. Giai đoạn vài tuần trước ngày Giáng Sinh được gọi là “mùa mua sắm cao điểm” và cũng là cơ hội đẩy mạnh bán hàng lớn nhất trong năm của tất cả các ngành hàng bán lẻ. Mọi người gần như “phát cuồng” đổ xô đến các trung tâm mua sắm để chọn mua cho mình và người thân nhưng món quà Giáng Sinh ý nghĩa. Vì vậy, trong thời điểm này, hàng loạt các chiến dịch khuyến mãi được các nhà bán lẻ, các trung tâm mua sắm tung ra và trở thành sự hấp dẫn không thể cưỡng lại đối với người tiêu dùng, đặc biệt là với đối tượng nghiện mua sắm (shopaholic) khiến cho thị trường bán lẻ trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết. Đặc biệt để quảng bá cho chương trình khuyến mãi dịp giáng sinh, nhiều doanh nghiệp tung ra các clip quảng cáo cảm động về gia đình quây quần, tặng quà cho nhau bên cây thông noel…. Tuy nhiên, Harvey Nichols đã sáng tạo khi thông qua đoạn clip quảng cáo hài hước và tinh tế ở trên để bán những mặt hàng bình dân với giá siêu rẻ dành cho người mua sắm chứ không phải người thân của họ.

Một phần của tài liệu Phân tích 5 PRINT ADS và 5 phim của các chiến dịch quảng cáo theo phương pháp ADMES (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(43 trang)