Tình hình nghiên cứu ĐVKXS (Động vật đáy) vùng cửa sông Việt Nam

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học động vật không xương sống cỡ lớn ở vùng cửa sông mã tỉnh thanh hoá (Trang 25 - 28)

Những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam có các công trình điều tra về trai ốc biển của Eydoux et al (1837), Crosse và Fischer (1890), Fischer (1891), Viện Nghiên cứu Hải dương (1922), và tiếp theo là những điều tra cơ bản về khu hệ thuỷ sinh vật biển (Đặng Ngọc Thanh, 1974) [27].

Năm 1961, Tổng cục Thuỷ sản hợp tác với viện TINRO (Liên xô cũ) tiến hành điều tra nghiên cứu vùng triều bờ tây vịnh Bắc Bộ bao gồm một số bãi triều cửa sông ven biển Hải Phòng - Quảng Ninh, đã tìm thấy trên 100 loài ĐVĐ vùng triều. Năm 1970 - 1971 Viện Nghiên cứu biển tiến hành điều tra nguồn lợi động vật vùng triều Nam Hà và nguồn giống tôm, cua, có ở các cửa sông Ba Lạt, Ninh Cơ, Đáy. Hầu hết các đối tượng kinh tế quan trọng thuộc thân mềm và giáp xác phát hiện được là các động vật nước lợ vùng cửa sông ven biển. Năm 1974 - 1976 Viện Nghiên cứu biển tổ chức điều tra động

vật vùng triều Hải Phòng đã xác định được 441 loài thuộc các nhóm ĐVĐ Giun nhiều tơ (Polychaeta), Giáp xác (Crustacea), Thân mềm (Mollusca), Da gai (Echinodermata), Sâu đất (Sipunculida) và Tay cuốn (Brachiopoda). Ở miền Nam đã phát hiện được 116 loài ĐVĐ [8, 9].

Tổng hợp các công trình nghiên cứu từ những năm trước 1960 đến 1974 của Viện Nghiên cứu hải sản về tình hình đánh bắt tôm và công trình của Starobogatov năm 1972 đã công bố kết quả nghiên cứu về khu hệ tôm He và nhiều công trình khác sau năm 1975 đến nay đã thống kê được 255 loài tôm biển, trong đó đã mô tả đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của 132 loài tôm biển Việt Nam.

Điều tra nghiên cứu ĐVĐ ở các thuỷ vực nước lợ gắn liền với các hoạt động điều tra nghiên cứu động vật vùng triều, điều tra nguồn lợi hải sản ven bờ, điều tra nghiên cứu vùng cửa sông ven biển, các đầm nuôi thuỷ sản nói riêng và quản lý sử dụng tài nguyên đất ngập nước. Đã có nhiều công trình nghiên cứu ĐVĐ vùng triều và RNM như công trình của Đỗ Văn Nhượng (1997) đã xác định đợc 11 loài thân mềm (Mollusca) và 10 loài giáp xác ở khu vực trồng cây ngập mặn Thạch Môn, Thạch hà, Hà Tĩnh; Nghiên cứu ĐVĐ trong RNM Thái Thụy, Thái Bình đã xác định được 102 loài, trong đó 14 loài phổ biến và nhiều loài có ý nghĩa kinh tế [23, 24, 25, 38, 33].

Những năm gần đây có các công trình nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái của 88 loài động vật nhuyễn thể (Mollusca) có giá trị kinh tế ở biển Việt Nam của Nguyễn Chính (1996). Nghiên cứu ĐVĐ trong thảm cỏ biển từ Thanh Hoá đến Quảng Trị, đã xác định được 36 loài ĐVĐ ở đầm nuôi tôm nước lợ (Thanh Hoá) và vùng triều cửa sông (Quảng Bình và Quảng Trị). Nghiên cứu thành phần loài và sinh vật lượng ĐVĐ ở phá Tam Giang - Cầu Hai, tìm thấy 37 loài ĐVĐ và xác định ảnh hưởng của độ muối đến sự phân bố của nhóm ĐVĐ nước ngọt, lợ nhạt và lợ mặn [7, 29, 34].

Khi nghiên cứu đặc điểm tài nguyên môi trường ĐVN cửa sông Quảng Trị, Nguyễn Trường Khoa (2002) đã công bố tại vùng cửa sông

Thạch Hán có thành phần loài nghèo nàn với 33 loài ĐVĐ, thuộc 6 bộ và 10 họ [20].

Một số công trình đó nghiên cứu đặc trưng sinh thái học cơ bản các đầm nuôi thủy sản và các đặc điểm hệ sinh thái, các yếu tố môi trường đầm nuôi như các loại nền đáy của đầm nuôi thủy sản, độ trong, màu sắc, mùi nước, thành phần các ion hoà tan, các khí hoà tan..., đồng thời nêu ra các giải pháp khắc phục trong một số trường hợp cụ thể, giới thiệu một số kinh nghiệm, kỹ thuật cải tiến nuôi tôm trong đầm nước lợ, đặc biệt là định chế tiêu chuẩn môi trường nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam [39, 42, 5, 6, 13].

Trong những năm 1991 - 1995 đã có nhiều công trình nghiên cứu mối quan hệ giữa ĐVĐ với các yếu tố môi trường. Các công trình chủ yếu tập trung vào các vấn đề: Các yếu tố thuỷ lý thuỷ hoá và sự biến đổi các yếu tố môi trường với việc sử dụng hợp lý các đầm nuôi nước lợ, tác động của sự phân hủy lá trong đầm nuôi nước lợ, ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự phân bố tôm he ở vùng triều phía Bắc. Nghiên cứu về ảnh hưởng của dư lượng thuốc hoá học phòng trừ sâu bệnh đến hệ sinh thái vùng triều [21, 23, 39, 28, 33].

Nhiều công trình nghiên cứu về ĐDSH và điều tra nguồn lợi ĐVKXS có ý nghĩa kinh tế vùng cửa sông ven biển. Một trong những vấn đề được các nhà khoa học quan tâm là mối quan hệ giữa quá trình phát triển kinh tế với việc bảo tồn ĐDSH và suy giảm nguồn lợi thủy sản [5, 7, 9, 41].

Thực tiễn nghề nuôi tôm nước lợ ở Việt Nam đã chứng tỏ các yếu tố của môi trường nước (thuỷ lý, thuỷ hoá, thuỷ sinh vật) ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sống, tăng trưởng của con tôm, từ đó ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, chất lượng tôm nuôi. Một số công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của một số đối tượng có ý nghĩa kinh tế trong vùng cửa sông ven biển đồng thời xác định các yếu tố ảnh hưởng qua lại đối với môi trường đầm nuôi nước lợ [11, 18, 41].

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của ngành thuỷ sản, có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của thức ăn và một số yếu tố

môi trường đến năng suất tôm thịt của tôm sú (Penaeus monodon Fabricius), cua (Scylla serrata) và một số loài thuộc nhóm hai mảnh vỏ (Bivalvia) như

Meretrix mereterix, Meretrix lyrata.. từ các mô hình khác nhau [21, 42].

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học động vật không xương sống cỡ lớn ở vùng cửa sông mã tỉnh thanh hoá (Trang 25 - 28)