PHẦN MỞ RỘNG
QUY TẮC TAYLOR VÀ CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH VIỆT NAM
1. Mục tiêu nghiên cứu
Có nên áp dụng những quy tắc trong việc điều hành chính sách hay không là một câu hỏi mang tính vĩ mô khiến các nhà lãnh đạo phải suy nghĩ. Thực tế, đây cũng là câu hỏi các nhà nghiên cứu có nhiều ý kiến khác nhau: liệu một chính sách áp dụng theo quy tắc có mang lại hiệu quả cao hơn hay không, áp dụng quy tắc nào và các nhân tố nào cần chú trọng. Năm 1993, Taylor đã đưa ra một quy tắc đơn giản trong điều hành chính sách tiền tệ Mỹ (Còn gọi là quy tắc Taylor). Nghiên cứu của Taylor đã mở màn cho hàng loạt nghiên cứu mở rộng khác nhằm đáp ứng cho việc ứng dụng các quy tắc cho từng quốc gia khác biệt. Bài nghiên cứu này xem xét liệu chính sách Việt Nam có tuân theo Quy tắc Taylor cơ bản hay không. Dữ liệu được lấy trong thời gian từ 2004 đến 2014.
2. Quy tắc Taylor
Quy tắc Taylor căn bản (1993) được thể hiện qua công thức sau:
3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu.
3.1. Dữ liệu
Giai đoạn nghiên cứu được lựa chọn là từ quý 4 năm 2004 đến hết quý 1 năm 2014. Bài nghiên cứu sừ dụng chuỗi dữ liệu CPI hàng tháng so với cùng kỳ năm trước để đại diện cho lạm phát. Dựa trên chuỗi dữ liệu tăng trưởng CPI hàng tháng tiến hành tính trung
bình cho từng quý so với cùng kỳ năm trước, sau đó tính trượt 4 tháng bằng cách lấy trung bình tháng đó và 3 tháng về trước.
Chênh lệch sản lượng được tính toán bằng cách ước lượng, sử dụng bộ lọc HP (HP filter) để ước lượng xu hướng dài hạn tuyến tính của tốc độ tăng trưởng GDP. Vì sản lượng tiềm năng không thể quan sát được nên dùng phương pháp ước lượng để tính toán. Giá trị tại mỗi thời điểm trên đường xu hướng được xem là GDP tiềm năng. Hiệu số giữa GDP thực tế và đường xu hướng được xem là chênh lệch sản lượng.
Hình 1: Tăng trưởng CPI thực tế và lạm phát mục tiêu Hình 2: Tốc độ tăng trưởng GDP thực và GDP tiềm năng
Trọng số đối với lạm phát và tăng trưởng kinh tế được chọn là 0,5 (tương tự như đối với
mô hình Taylor tại Mỹ). Điều này hàm ý rằng chính phủ coi trọng đến việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát nhiều tương đương nhau.
Lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu được lấy theo tháng so với cùng kỳ năm trước. Lãi suất theo quý tính trung bình 3 tháng của quý đó. Lạm phát mục tiêu và lãi suất cân bằng được giả định lần lượt là 7% và 3%.
Hình 3: Chênh lệch sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng
4. Kết quả và kết luận
Hình 4 cho chúng ta lãi suất điều hành chính sách theo quy tắc Taylor cho Việt Nam trong giai đoạn 2004-2014. Chúng ta tiến hành so sánh với chính sách lãi suất đã được áp dụng trong thực tiễn (Hình 5).
Hình 5: So sánh chính sách theo Taylor và trong thực tế
Có thể thấy rằng lãi suất Taylor biến động cùng xu hướng các lãi suất điều hành. Tại nhiều thời điểm lãi suất Taylor có giá trị gần bằng lãi suất điều hành (giai đoạn Q2- Q4/2009, giai đoạn Q3/2012) và có sự theo sát trong những năm gần đây.
Tuy nhiên chúng ta dễ dàng nhận thấy có sự chênh lệch lớn giữa lãi suất Taylor và lãi suất
điều hành trong năm 2008 và 2011. Sự chênh lệch này là do lạm phát tăng cao trong năm
2008 (Q2: 24,47%, Q3: 27,75%) và năm 2011 (Q2: 19,57%, Q3: 22,53%).
Nhìn chung, lãi suất Taylor đã thể hiện được xu hướng biến động lãi suất Việt Nam trong giai đoạn 2004-2014 với các giả định đã đề ra tuy nhiên các giá trị còn nhiều sai biệt. Chúng ta có thể mở rộng thêm bằng cách sử dụng thêm các biến tài chính khác, các nhân tố kỳ vọng, thay đổi tỷ trọng giữa tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát… để tìm ra quy tắc phù hợp hơn với thị trường Việt Nam.
Qua đó chúng ta cũng thấy quy tắc Taylor thực sự là một công cụ bổ trợ hữu ích khi hoạch định các chính sách điều hành.