CHƯƠNG 3 Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG VIỆC KIỂM SOÁT LẠM PHÁT (Trang 93)

NHẰM MỤC TIÊU KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 3.1. Nguyên nhân gây ra lạm phát hiện nay

3.1.1. Nhóm nhân tố bên ngoài

Biến động của các thị trường tiền tệ đang tạo ra những bất ổn kinh tế vĩ mô, gây nguy hiểm cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Những căng thẳng trong vấn đề tiền tệ đã nổi lên, một phần do chính sách tiền tệ đặc biệt mở rộng của các nước.

Việc Mỹ tiếp tục nới lỏng tiền tệ làm đồng USD chịu áp lực giảm giá và gây ra những biến động ở các thị trường khác trên thế giới. Việc nới lỏng tiền tệ nhằm hạ lãi suất và kích thích đầu tư sẽ không hiệu quả nếu hệ thống tài chính vẫn bị cản trở, và do đó không chuyển được tiền vào đầu tư cho sản xuất. Thay vào đó, dòng vốn lại chảy vào các nước đang phát triển để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Điều này dẫn đến việc đồng tiền của các nước đang phát triển tăng giá, buộc họ phải can thịêp vào thị trường tiền tệ và đưa ra các biện pháp kiểm soát vốn.

Căng thẳng tiền tệ và thương mại gia tăng có thể lại làm cho các thị trường tài chính rơi vào hỗn loạn, phá huỷ sự phục hồi kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, giá lương thực, nhất là ngũ cốc và đường, được dự báo sẽ tăng mạnh trong năm 2011. Điều này sẽ tác động đến lạm phát trên toàn thế giới và sẽ gây căng thẳng cho chính phủ những nước trợ cấp giá lương thực.

Sự tăng trưởng nhanh của các nền kinh tế đang nổi tạo ra sức ép lớn đối với thị trường nguyên liệu trong năm 2011. Tính theo USD, giá các nguyên liệu thô công nghiệp đã tăng 40% trong năm 2010. Giá nguyên liệu tính bằng đồng USD sẽ tiếp tục tăng trong năm 2011 do nguồn cung một số nguyên liệu, như đồng, có nhiều khả năng sẽ thiếu hụt.

Bước sang năm 2011, chỉ số giá lương thực trên thế giới đã tăng 28,3% so với giữa năm 2010, trong đó giá ngũ cốc tăng tới 44,1% đang làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực có thể đang đến gần. Một loạt những diễn biến bất thường của khí hậu đã gây sức ép lên giá thực phẩm như hạn hán nghiêm trọng tại Nga, bão lụt tại úc, mùa đông lạnh giá tại Mỹ và lụt lội nhấn chìm những cánh đồng cọ tại Malaysia.

Quỹ Quản lý đầu tư Guild của Mỹ dự báo giá dầu thô tại Mỹ sẽ lên tới 150 USD/thùng vào cuối năm 2011 do sự bất ổn chính trị ở các khu vực Bắc Phi và Trung Đông giàu dầu mỏ, trong khi lạm phát sẽ đẩy tăng giá vàng và các kim loại khác. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), trong tháng 2, giá dầu

Brent đã vượt quá 100 USD/thùng. Giá dầu thô West Texas Intermediate (WTI) đã tăng thêm 15USD/thùng từ giữa tháng 2/2011 chủ yếu là do tình hình chính trị bất ổn tại Libi và một số nước khu vực Bắc Phi và Trung Đông. Thậm chí ngày 07/03/2011, giá dầu đã lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2008, giá dầu thô Brent kỳ hạn giao tháng 4/2011 tại Luân Đôn tăng lên 118,50 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu WTI giao tháng 4/2011 tại Niu Óc, tăng lên 107 USD/thùng.

Giá dầu thế giới tăng cao tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay. Trước hàng loạt thông tin về áp lực tăng giá dầu, doanh nghiệp và người dân không khỏi lo lắng. Bởi, xăng dầu là một nguyên liệu đầu vào nên khi xăng dầu tăng giá sẽ gây tác động dây chuyền đến tất cả các mặt hàng khác.

Theo TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ tịch Quốc hội, nếu giá xăng dầu tăng 20 USD thì sẽ làm tăng trưởng kinh tế giảm đi 1%, và giá dầu tăng khiến tình trạng lạm phát ở Việt Nam càng trở nên trầm trọng hơn. Hơn nữa, Việt Nam là nước nhập siêu, trong đó nhập khẩu các thành phần xăng dầu vẫn là chính. Vì thế, giá xăng dầu tăng kéo theo giá nhập khẩu các vật tư chủ yếu cho đầu tư và sản xuất, kinh doanh tăng, tác động trực tiếp làm tăng chi phí sản xuất và gây áp lực đẩy mặt bằng giá đầu ra tăng cao do lạm phát chi phí đẩy. Việc giá dầu thế giới tăng cao sẽ tạo áp lực tăng giá xăng dầu trong nước.

3.1.2. Nhóm nhân tố bên trong

Mặc dù các biện pháp thắt chặt chính sách tài khóa và tiền tệ đã được đưa ra nhằm giảm tổng cầu, từ đó làm giảm lạm phát. Tuy nhiên, theo tác giả mức lạm phát vẫn sẽ cao hơn so với cùng kỳ năm 2009-2010 do những nguyên nhân sau:

NHNN chịu áp lực phải điều chỉnh tỷ giá trong thời gian tới. Áp lực này sẽ càng lớn hơn khi thâm hụt cán cân thanh toán vẫn tiếp tục diễn ra và Việt Nam vừa bị hạ mức tín nhiệm, khiến dòng vốn nước ngoài trở nên dè dặt hơn.

Mức lương cơ bản dự kiến sẽ được điều chỉnh tăng từ 730.000 đồng lên mức 830.000 đồng từ tháng 5/2011. Thông thường mỗi khi có điều chỉnh tăng lương thì giá cả hàng hóa trong nước cũng tăng lên theo.

Điện tăng 165 đồng/KWh từ đầu tháng Ba, chỉ bằng 25% đòi hỏi hạch toán giá điện theo cơ chế thị trường. Giá điện có thể sẽ được điều chỉnh lần nữa trong năm 2011. Bộ Tài chính cho hay nếu không điều chỉnh giá điện trong năm 2011, tới 57.417 tỉ đồng. Tính ra EVN đang cõng trên lưng khoản nợ gần bằng thâm thủng của Vinashin.

Tác động của việc tăng giá xăng dầu lần thứ 2 vào cuối tháng 3 sẽ được chuyển dần vào giá cả của các nhóm hàng hóa tính CPI trong những tháng tiếp theo. Trong khi đó, đang có nhiều yếu tố cho thấy áp lực tăng giá xăng dầu vẫn chưa kết thúc.

Thứ nhất, giá xăng trên thế giới trong thời gian tới vẫn được tiếp tục kỳ vọng tăng lên khi NATO tham gia vào cuộc chiến tại Libya và bất ổn ở Trung Đông và Bắc Phi chưa có dấu hiệu giảm bớt cũng như nhu cầu dầu thế giới vẫn có xu hướng tăng cao khi mà các nước như Mỹ, Châu Âu và Châu Á ( trừ Nhật bản) đang dần hồi phục kinh tế sau khủng hoảng và cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân của Nhật sẽ làm nhu cầu dầu để chạy các nhà máy nhiệt điện tăng cao.

Thứ hai, theo bộ tài chính mức tăng giá xáng dầu lâu nay vẫn dưới ngưỡng cần thiết khiến giá xăng dầu trong nước vẫn đang thấp hơn các nước xung quanh. Dù xăng tăng giá 2.900 đồng/lít từ 24/2 nhưng theo bộ tài chính chỉ bằng 44,66% mức lẽ ra phải điều chỉnh, nếu tính đủ mọi chi phí. Theo bộ tài chính “ từ quý 2 trở đi nếu giá thế giới tăng sẽ tăng giá trong nước”.

Với việc kìm giá xăng trong thời gian qua, trong lúc xăng dầu thế giới tăng 295 làm cho ngành xăng dầu lỗ 16,4 nghìn tỷ đồng. Thuế nhà nước mất khoảng 10 nghìn tỷ, quỹ bình ổn giá vơi đi 6,4 tỷ đồng. Việc điều chỉnh giá xăng dầu

trong nước theo giá thế giới cũng có những hệ lụy không nhỏ đến kinh tế, đặc biệt là đời sống của người dân.

Xét về mặt ngắn hạn, giá xăng dầu tăng có thể gây ra những tác động tiêu cực nhận thấy như: tâm lý tiêu dùng của người dân xáo trộn; sức ép tăng giá lên những mặt hàng có liên quan đến sử dụng xăng dầu; gây sốc trên thị trường chứng khoán; tạo bất lợi cho khu vực kinh doanh khi yếu tố đầu vào tăng giá và quan trọng nhất là tác động trực tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

Thực tế giá dầu tăng sẽ khiến chi phí đầu vào tăng, điều này sẽ đẩy lạm phát gia tăng, hay còn gọi lạm phát do chi phí đẩy.Xăng dầu tăng giá khiến giá cả của một loạt hàng hóa tăng theo, tác động trực tiếp đến tiêu dùng. Giá xăng dầu tăng cao dẫn đến giá nhiên liệu phục vụ đi lại, sưởi ấm và các dịch vụ sử dụng xăng dầu tăng theo khiến người tiêu dùng phải “thắt lưng buộc bụng” khi chi tiêu.

Trong trường hợp tình trạng giá cao kéo dài, ảnh hưởng của nó sẽ rất nghiêm trọng. Ngoài ra, xăng dầu tăng khiến hàng loạt các mặt hàng trung gian khác như: than, điện và các yếu tố đầu vào khác của doanh nghiệp cũng tăng giá theo. Chi phí đầu vào tăng sẽ đội giá hàng hóa đầu ra tăng theo và khi đó, cái khó của doanh nghiệp lan ra thành cái khó của toàn xã hội.

Lạm phát cao tại nhiều nước trên thế giới chưa có dấu hiệu hạ bớt.Do đó, lạm phát tại Việt Nam còn chịu ảnh hưởng một phần từ việc “ nhập khẩu lạm phát” từ đối tác thương mại.

3.2. Định hướng chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong thời gian tớí nhằm kiểm soát lạm phát

Tại đại hội XI,theo Tổng Bí thư, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 được xác định là tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp.

Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng ít nhất đạt 35%; chỉ số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình cao của thế giới; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi; lao động qua đào tạo đạt trên 70%; tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm. Đến năm 2020, có một số lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục, y tế đạt trình độ tiên tiến, hiện đại; cải thiện chất lượng môi trường; chủ động ứng phó có hiệu quả với thiên tai, biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng...

NHNNVN điều hành CSTT với nguyên tắc thận trọng, linh hoạt và hiệu quả trên nền tảng các công cụ CSTT hiện đại và công nghệ tiên tiến. Mục tiêu bao trùm CSTT tới năm 2020 là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, củng cố vững chắc hệ thống ngân hàng và tạo môi trường thuận lợi tăng trưởng kinh tế.

Trong đó, mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền và kiểm soát được lạm phát là mục tiêu quan trọng nhất và cúng là mục tiêu cơ sở để thực hiện các mục tiêu khác. Khi thực hiện mục tiêu trên, NHNN đã góp phần ổn định được nền kinh tế tạo đà cho tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát

lạm phát cũng tránh lãng phí không cần thiết cho nền kinh tế và tạo tâm lý ổn định cho nền kinh tế và tạo tâm lý ổn định cho các chủ thể đầu tư, tiêu dùng trong nền kinh tế.

Với mục tiêu kiểm soát lạm phát, NHNN cần xác định mức lạm phát bao nhiêu là hợp lý, có nên duy trì lạm phát ở mức 0%? Thực tế cho thấy trong điều kiện nước ta hiện nay, việc duy trì lạm phát ở mức 4%-5% là hợp lý, bởi mức lạm phát thấp, không những gây ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế mà ngược lại còn kích thích nền kinh tế phát triển.

Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thông qua việc điều hành sự ổn định của lãi suất nội tệ, ngoại tệ và bình ổn tỷ giá với mục tiêu linh hoạt trong ngắn hạn, ổn định trong dài hạn để khuyến khích xuất khẩu, NHNN đảm bảo sự an toàn cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Điều này tạo ra sự tăng trưởng ổn định của đầu tư, qua đó tạo ra sự tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế.

Có thể thấy, giũa mục tiêu kiểm soát lạm phát và mục tiêu tăng trưởng kinh tế có sự mâu thuẫn nhất định với nhau. Khi nền kinh tế có lạm phát, NHNN có xu hướng thắt chặt CSTT với việc cắt giảm mức cung tiền. Nhưng đôi khi, mức cung tiền quá thấp dẫn tới sự thiếu hụt vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả là kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

Ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, cung tiền tăng mạnh dẫn tới hệ quả là lạm phát cao. Vì vậy, trong việc điều hành CSTT, NHNN cần thận trọng việc đưa ra các chính sách, một chính sách thiếu thận trọng có thể dẫn đến sai lầm là hậu quả lớn cho nền kinh tế.

Về định hướng xây dựng và thực thi CSTT, NHNN tuân theo nguyên tắc thị trường trên cơ sở thiết lập khuôn khổ CSTT và cơ chế truyền tải thích hợp và các mục tiêu được lượng hóa. NHNN cần được nâng cao năng lực điều hành, hoàn thiện và đổi mới các công cụ CSTT, tăng trưởng sự phối hợp đồng bộ trong điều hành , hoàn thiện và đổi mới các công cụ CSTT với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. NHNN thực hiện điều hành CSTT trên cơ sở điều tiết khối

lượng tiền, xây dựng điều kiện chuyển sang điều hành CSTT trên cơ sở điều tiết lãi suất trong đó lãi suất chủ đạo được xây dựng để định hướng , điều tiết lãi suất thị trường theo mục tiêu cuối cùng của CSTT.

3.3. Giải pháp hoàn thiện điều hành chính sác tiền tệ nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát ở Việt Nam.

3.3.1. Hoàn thiện các công cụ chính sách tiền tệ

3.3.1.1. Phát triển thị trường mở trở thành một công cụ quan trọng nhất trong hệ thống các công cụ của chính sách tiền tệ

Nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới là OMO ngày càng được thực hiện hiệu quả hơn, trở thành công cụ chủ lực trong điều hành CSTT, đồng thời phối hợp kết quả với các công cụ khác để thực hiện tốt mục tiêu của CSTT. Đó là việc công cụ OMO cần phải được thực hiện mỗi ngày phù hợp với tình hình phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, không chỉ thực hiện các mục tiêu dài hạn mà còn thực hiện các mục tiêu ngắn hạn.

OMO được vận hành từ 07/2000, tuy thời gian chưa nhiều nhưng OMO cũng đã khẳng định được sự ưu việt của mình trong hệ thống các công cụ điều hành CSTT. Đó là chuyển từ phương thức tác động trực tiệp sang gián tiếp trong điều hành CSTT, phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng của nền kinh tế thế giới. Trong thời gian sắp tới, để công cụ NVTTM phát huy hiệu lực cao hơn, thiết nghĩ nên triển khai một số biện pháp cơ bản, trước mắt sau:

Thứ nhất, NHNN nên đa dạng loại hàng hoá giao dịch trên thị trường. Thực tế cho thấy hàng hóa của thị trường mở hiện còn khá nghèo nàn, chủ yếu là tín phiếu ngân hàng. Các phương tiện giao dịch như các loại trái phiếu thời hạn ngắn, chứng khoán do bản thân các ngân hàng phát hành... vẫn chưa giao dịch trên thị trường này. Thêm vào đó, khối lượng tín phiếu ngân hàng còn quá nhỏ so với quy mô vốn của ngân hàng. Như vậy, NVTTM chưa thực sự có tác động lớn đến cung cầu vốn trên thị trường. Việc tăng khối lượng hàng hóa giao dịch cũng là hấp lực để thu hút nhiều tổ chức tín dụng tham gia thị trường mở.

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG VIỆC KIỂM SOÁT LẠM PHÁT (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w