Phơi nhiễm từ các hoạt động tái chế chì trong CCN làng nghề

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án xử lý ô nhiễm chì trong đất tại làng nghề tái chế chì thôn đông mai, xã chỉ đạo, huyện văn lâm, tỉnh hưng yên luận văn ths khoa học môi trường (Trang 50)

Hầu hết các công nhân làm việc trong CCN đều là người dân của xã Chỉ Đạo. Một số lượng lớn công nhân đã bị phơi nhiễm chì từ môi trường làm việc không đảm bảo:

- Bụi khói chì trong quá trình vệ sinh hệ thống lọc bụi túi vải: các hệ thống lọc bụi túi vải tại CCN đều không có hệ thống rung giũ cơ khí hoặc khí nén để làm sạch túi mà phải rung giũ thủ công. Công việc này được thực hiện bởi một đội công nhân, sau khi rung giũ túi vải sẽ xuống hầm để dọn sạch bụi vào các túi nhựa. Sự nuốt và hít phải bụi có chứa chì trong khi thực hiện công việc vệ sinh là nguồn phơi nhiễm chì, mặc dù tác động đến một số ít người nhưng là nguồn nghiêm trọng nhất.

- Hoạt động vệ sinh công nghiệp: việc quét dọn bằng chổi trong khu vực làm việc đã gây phát tán bụi chì vào không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến người công nhân do nuốt hoặc hít phải bụi chì.

- Phương thức quản lý chất thải: các công ty trong CCN đều không có kho hoặc phòng riêng để lưu giữ chất thải mà vứt bừa bãi ở bên trong và ngoài công ty. Bên cạnh đó, chất thải phát sinh trong quá trình tái chế chì cũng không được bao gói cẩn thận theo đúng quy định tiêu chuẩn về quản lý chất thải nguy hại, điều này đã gây ra rủi ro lớn trong quá trình vận chuyển. Sự rơi rớt phế liệu thải, đất nhiễm chì và bụi chứa chì từ các phương tiện vận chuyển đã góp phần phát tán ô nhiễm ra khắp các con đường làng.

- Quần áo, giày dép, bánh xe của công nhân: các công ty trong CCN đều không có nơi thay quần áo bảo hộ lao động và tắm rửa cuối mỗi một ca làm việc. Bụi chì bám trên quần áo, giầy dép, bánh xe hoặc trên da của công nhân từ các xưởng tái chế chì mang về nhà là nguồn phơi nhiễm rất đáng lo ngại. Theo các kết quả nghiên cứu thì quần áo ngay cả sau khi mới giặt cũng có nồng độ chì rất cao [31]. Ôxit chì còn sót lại trong các sợi vải của quần áo BHLĐ là một nguồn phơi

nhiễm chì tiềm năng bởi vì kích thước các hạt chì quá nhỏ và người mặc sẽ bị phơi nhiễm theo thời gian khi mặc vào, cởi ra hoặc từ những chuyển động bình thường khi hoạt động trong ngày.

Chì có khả năng chuyển vào các quần áo sạch khác nếu giặt chung với quần áo bị nhiễm chì. Cũng như chuyển vào quần áo của trẻ em khi chúng ngồi trên xe máy đi làm của bố mẹ.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án xử lý ô nhiễm chì trong đất tại làng nghề tái chế chì thôn đông mai, xã chỉ đạo, huyện văn lâm, tỉnh hưng yên luận văn ths khoa học môi trường (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)