E coli: mẫu thử (+■) 2 E coli: chứne

Một phần của tài liệu Khảo sát độ nhiễm khuẩn của một số chế phẩm thuốc đông dược đang lưu hành tại hà nội (Trang 31)

PH Ẩ N 4

KẾT L U Ậ N VÀ Đ Ể X U Ấ T

Trong quá trình thực hiện khoá luận, chúng tôi đã tiến hành khảo sát các tiêu chuẩn vi sinh vật trên 42 mẫu thuốc đông dược của 14 chế phẩm với 5 dạng thuốc: hoàn, thuốc nước, cốm, nang, nén của các cơ sở sản xuất khác nhau đang lưu hành trèn thị trường và đã rút ra được một số kết luận sau:

4.1 Số lượng vi sinh vật trong lg hoặc lm ỉ chế phẩm đem thử so với TCN có 6 mẫu trong 42 mẫu đem thử, không đạt đối vói vi khuẩn hiếu khí và có 8 trong 42 mẫu đem thử không đạt so với tiêu chuẩn quy định đối với vi nấm.

trong các dạng thuốc đem khảo sát, thuốc hoàn có số mẫu nhiễm vi khuấn và vi nấm cao hơn, có thê do viên hoàn có nguồn gốc từ bột dược liệu và tá dược dính nên dễ hút ẩm, hàm lượng ẩm trong viên hoàn cao đồng thời trong quá trình bào chế viên hoàn như hiện nay nhiều khâu phải trực tiếp dùng tay nên dễ tạo điều kiện cho sự lây nhiễm và phát triển của vi khuẩn và nấm.

4.2 Các mẫu thuốc nói chung đều không phát hiện thấy một số vi khuấn gây bệnh theo tiêu chuẩn quy định, chỉ có 6 mẫu tìm thấy Staphylococcus aureus, 4 mẫu tìm thấy E. coli. Đặc biệt có 4 mẫu không đạt 3 trong 6 chỉ tiêu vi sinh vật.

4.3 Từ những kết quả trên, chúng tôi có thể sơ bộ nhận định:

- Trong 42 mẫu được khảo sát có 14 mẫu không đạt độ nhiễm khuẩn từ 1 đến 4 chỉ tiêu vi sinh vật, chiếm 33% số mẫu, tỷ lệ này là tương đối cao.

- Trong các dang thuốc đông dươc, thuốc nước đat đô nhiễm khuẩn tốt hơn so

' ‘ d ị

với các dạng bào chế khác. Số lượng vi khuấn, vi nấm trong lm liđa số mẫu thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quy định và đều không phát hiện thấy vi khuẩn gây bệnh.

- Số mẫu viên hoàn không đạt độ nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất.

- Dạng viên nang có thể ít nhiễm khuẩn hơn, hơn nữa viên nang lại thuận tiện trong quá trình bảo quản và sử dụng.

4.4 Vì thời gian có hạn, những nhận xét trên mới chỉ là những khảo sát sơ bộ. Chúng tôi m ong muốn được nghiên cứu tiếp tục với số mẫu nhiều hơn nữa để có những kết luận thuyết phục hơn. Tuy nhiên với kết quả khảo sát ban đầu, chúng tôi cũng mạnh dạn đề xuất với các cơ sở sản xuất các thuốc đông dược nhất là đối với viên hoàn, nên quan tàm đến điều kiện vệ sinh trong quá trình sản xuất và chất lượng của nguyên liệu làm thuốc. Các cơ quan quản lý nên tàng cường kiếm tra chất lượng của thuốc đông dược về tiêu chuẩn độ nhiễm khuẩn để đảm bảo chất lượng sản phẩm và sự an toàn cho người dùng thuốc.

T À I L IỆ U T H A M K H Ả O

Một phần của tài liệu Khảo sát độ nhiễm khuẩn của một số chế phẩm thuốc đông dược đang lưu hành tại hà nội (Trang 31)