Chức năng tiện ích trong thiết kế 3D

Một phần của tài liệu Thiết kế công nghệ chế tạo lòng khuôn vỏ máy gọt bút chì từ nhựa polypropylen (Trang 66)

III. Phần mềm SolidWorks 2005

3.3.3. Chức năng tiện ích trong thiết kế 3D

o Công cụ Shaded (tô bóng). Nhấn nút Shaded trên thanh công cụ View hoặc chọn View > Display > Shaded. Khi đó các đối tượng 3D được tô bóng như vật thể khối.

o Công cụ Hidden Line Removed. Nhấn nút Hidden Line Removed trên thanh công cụ View hoặc chọn View > Display > Hidden Line Removed.

o Công cụ Hidden in Gray. Nhấn nút Hidden in Gray trên thanh công cụ View hoặc chọn View > Display > Hidden in Gray.

o Công cụ Wireframe. Nhấn nút Wireframe trên thanh công cụ View hoặc chọn View > Display > Wireframe.

o View Orientation (hướng quan sát). Nhấn nút View Orientation trên thanh công cụ View hoặc nhấn phím cách (Space), hộp thoại Orientation xuất hiện. Trên hộp thoại gồm những hướng quan sát chính sau:

Front: Hướng quan sát vuông góc với hình chiếu đứng. Back: Hướng quan sát vuông góc với mặt sau của đối tượng. Left: Hướng quan sát vuông góc với mặt bên trái của đối tượng. Right: Hướng quan sát vuông góc với bề mặt bên phải của đối tượng. Top: Hướng quan sát vuông góc với bề mặt trên của đối tượng.

Bottom: Hướng quan sát vuông góc với bề mặt dưới của đối tượng. Isometric: Quan sát mô hình theo hình chiếu trục đo đều.

Trimetric và Dimetric: Quan sát mô hình theo hình chiếu trục đo lệch trục. Nomal To: Hướng quan sát vuông góc với bề mặt được chọn.

o Công cụ Plane (tạo mặt phẳng).

- Offset: Công cụ này có chức năng tạo một mặt phẳng mới song song với mặt đã có và cách nó một khoảng cách d.

- Angle: Công cụ này có chức năng tạo một mặt phẳng Plane từ một bề mặt phẳng và tạo với chúng một góc cho trước.

- Point: Tạo một mặt phẳng Plane xuất phát từ 3 điểm, các điểm ở đây có thể là các đỉnh (Vertex), các điểm được tạo bằng lệnh point hoặc là trung điểm của các cạnh (Midpoint).

- Parallel Plane at Point: Tạo một mặt phẳng Plane đi qua một điểm và song song với mặt phẳng chọn trước. Mặt phẳng chọn trứơc.

- Line & Point: Tạo một mặt phẳng Plane đi qua điểm và một đường thẳng. - Perpendicular to Curve at Point Plane: Tạo một mặt phẳng Plane đi qua một điểm và vuông góc với một cạnh.

- Normal to Curve: Tạo một mặt phẳng Plane cắt đường cong tại điểm cuối và vuông góc với đường cong tại điểm đó.

- On Surface: Tạo một mặt phẳng Plane tiếp xúc với mặt cong và đi qua điểm được chọn thuộc bề mặt cong đó.

o Extrude Base / Boss (Tạo khối cơ sở / khối): Công cụ Extrude Base / Boss thường xuyên được sử dụng để tạo khối Base và Boss, có chức năng kéo một đối tượng vẽ phác 2D thành vật thể khối.

o Extrude Cut: gần giống như công cụ Extrude, điểm khác nhau cơ bản giữa 2 công cụ này là Extrude làm tăng thể tích khối của vật thể, Extrude Cut làm giảm thể tích của vật thể. Hình dạng thể tích khối bị giảm trong công cụ Extrude Cut

tương đương với hình dạng thể tích khối tăng lên bằng cách sử dụng công cụ Extrude.

o Công cụ Fillet: Công cụ Fillet có chức năng vo tròn các cạnh hoặc các đỉnh của đối tượng.

o Công cụ Chamfer: Công cụ này có chức năng gần giống công cụ chamfer trong 2D, nhưng ở trong mô hình 3D thì các cạnh (Edge) hoặc các đỉnh (Vertex) bị vát mép.

o Vát mặt (draft): Vát mặt tạo mặt nón, chóp thường được sử dụng trong các chi tiết đúc để dễ tháo khuôn.

o Công cụ mirror: Lấy đối xứng một hoặc nhiều đặc điểm của mô hình qua mặt phẳng đối xứng (mặt phẳng đối xứng có thể là bề mặt hoặc là mặt Plane).

o Khoét lỗ đơn giản (hole): Kiểu lỗ đơn giản (Simple Hole) là loại lỗ chỉ xác định bằng kích thước và chiều sâu lỗ.

o Tạo vỏ (shell): Tạo vỏ bằng cách khoét rỗng chi tiết, để mở mặt đã chọn, và tạo thành mỏng trong các mặt còn lại.

o Revolve boss/base: có chức năng tạo một khối Base hoặc Boss tròn xoay quanh đường Centerline. Giá trị mặc định của góc xoay là 3600.

o Công cụ Sweep: tạo ra các khối cơ sở, khối dựng đứng, khoét bằng phương pháp di chuyển biên dạng trên bề mặt vẽ phác dọc theo một đường dẫn.

o Linear patterns: Công cụ này có chức năng sao chép một đặc điểm của mô hình thành nhiều đặc điểm khác nhau và được sắp xếp theo cột và theo hàng.

o Circular pattern: Công cụ này có chức năng sao chép một đặc điểm của mô hình thành nhiều đặc điểm khác nhau và được sắp xếp theo một đường tròn.

3.3.4. Bản vẽ lắp: là bản vẽ thể hiện việc lắp ghép một cụm các chi tiết riêng lẻ thành một chi tiết hoàn thiện hơn. Khi muốn chèn một chi tiết vào trong bản vẽ lắp, thì các tập tin chứa chi tiết đó sẽ tự động liên kết với tập tin của bản vẽ lắp. Chi tiết xuất hiện trong bản vẽ lắp, tuy nhiên các dữ liệu của chi tiết nằm trong bản vẽ lắp vẫn nằm trong

tập tin gốc của chi tiết đó. Do đó nếu có bất kỳ thay đổi nào trong tập tin gốc thì chi tiết trong bản vẽ lắp sẽ tự động cập nhật và thay đổi theo.

Một số công cụ trong thanh công cụ Assembly:

o Tạo mối ghép trong bản vẽ lắp.

Nhấn nút Mate trên thanh công cụ và sau đó chọn bề mặt lắp ghép. Có các kiểu lắp ghép sau: - Angle (góc) - Coincident (trùng) - Concentric (đồng tâm) - Parallel(song song) - Distance (khoảng cách). - Perpendicular (vuông góc). - Tangent (tiếp xúc)

o Di chuyển các chi tiết trong bản vẽ lắp: Nhấn nút Move Component trên thanh công cụ sau đó ta chọn đối tượng và các thông số di chuyển và Nhấn nút OK.

o Xoay chi tiết.

o Công cụ Smartmate: Trong quá trình di chuyển các chi tiết vào trong bản vẽ lắp ta có thể tự động tạo một số kiểu lắp trong bản vẽ lắp, những kiểu lắp ghép đó gọi là lắp ghép nhanh. Có thể tạo ra một mối ghép khi ta chèn một chi tiết vào trong bản vẽ lắp, bằng cách kéo chi tiết từ màn hình đồ hoạ của SolidWorks. Tuỳ thuộc vào vị trí và hình dáng hình học lắp ghép giữa các chi tiết mà một số kiểu lắp ghép được tự động được hình thành.

o Hiệu chỉnh chi tiết trong bản vẽ lắp: Trong bản vẽ lắp cho phép hiệu chỉnh các chi tiết trong bản vẽ. Ta có thể sử dụng các đối tượng xung quanh trong quá trình tạo ra các đặc điểm mới cho đối tượng. Mặt phẳng vẽ phác cần được tạo trong quá trình chỉnh sửa chi tiết, trong bản vẽ lắp, có thể sử dụng các cạnh của bất cứ chi tiết nào có trong bản vẽ lắp. Các bước hiệu chỉnh chi tiết trong bản vẽ: Nhấn chuột phải vào màn hình đồ hoạ, chọn Edit Part. Ở đây ta có thể thay

đổi hầu hết các thông số của chi tiết trong bản vẽ lắp giống như trong bản vẽ chi tiết.

Một phần của tài liệu Thiết kế công nghệ chế tạo lòng khuôn vỏ máy gọt bút chì từ nhựa polypropylen (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w