Cơ sở sản xuất café chồn

Một phần của tài liệu báo cáo thực tế công nghệ sinh học (Trang 33)

7.1-Thời gian:

(07h40m – 08h50m) sáng Ngày 12/08/2015

7.2-Địa chỉ:

43, Xóm 1, Thôn 2, xã Mê Linh, Lâm Hà, Lâm Đồng 7.3-Nội dung học tập:

Café chồn được xếp vào hàng thứ uống đắt nhất đã có mặt tại Việt Nam từ những năm đầu của thế kỉ XX, hiện nay café này đang dần bị thu hẹp bởi số lượng chồn Hương trong tự nhiên đang giảm, trong khi đó người tiêu dùng ngày một cao.

Bình quân hàng năm chồn Hương cho thu hoạch 6 kgcafé/con.

7.3.1-Quy trình sản xuất café chồn:

-Chọn chồn: chồn Hương

Chồn Hương vốn là thú rừng quen với cuộc sống hoang dã, hoạt động ban đêm, do đó trong thiết kế chuồng trại người nuôi phải chú trọng tới vấn đề này. Chồn hương là động vật ăn thịt, cà phê chỉ là loại thức ăn phụ của loài này. Cho nên chỉ vài hạt tốt nhất trong rổ được tuyển chọn kỹ càng bởi người nông dân được chồn hương chú ý đến. Để có được những thỏi cà phê chồn, người nông dân phải nuôi dưỡng những con chồn trong suốt hơn 10 tháng của năm (những tháng không có cà phê cho chồn ăn). Trong suốt thời gian đó để giữ cho chồn được khỏe mạnh người nông dân phải cho chồn ăn những thức ăn giàu đạm như thịt gà, lòng bò, ếch…v.v.

-Trước hết, cà phê được trồng phải đảm bảo sạch, không dùng thuốc trừ sâu, phân hóa học. -Khi cho chồn ăn, phải lựa những trái cà phê chín đỏ. Chồn luôn chọn những quả không bị lỗi, không chọn loại vẫn còn vàng vàng, trái còn cứng, cũng không chọn loại chín mềm rục để ăn. Mỗi ngày, một con chồn tiêu thụ khoảng 20-30g trái cà phê tươi và “sản xuất” ra khoảng 10g cà phê nhân. Chồn thường ăn cà phê vào chiều tối, sau một đêm sẽ thải ra những hạt không tiêu hóa được.

-Sau khi chồn ăn vào, trái cà phê chín mọng được tiêu hóa phần cùi. Sau 4 đến 5 tiếng nằm trong dạ dày của loài chồn hương, phần hạt cà phê bọc trong vỏ thóc bị thải ra ngoài dưới dạng phân, bên ngoài có lớp vỏ trấu mỏng. Lớp vỏ này được bóc ra để lấy nhân cà phê. Sau đó, nhân được rửa thật sạch để đảm bảo an toàn thực phẩm, phơi khô, ủ một thời gian rồi mới đem rang kỳ công.

-Quá trình tiêu hóa các men tiêu hoá thấm qua lớp vỏ trấu phá vỡ cấu trúc protein vốn có trong hạt cà phê. Chính công đoạn đó sẽ tạo ra hương vị cà phê chồn đặc biệt, độc đáo mà không có loại cà phê nào sánh kịp.

7.4-Nhận thức bản thân:

-Khi ghé tham quan cơ sở sản xuất Cafe Chồn giúp sinh viên chúng em biết được mô hình sản xuất của loại cafe này. Từ công đoạn trồng cây café cho đến công đoạn chọn Chồn để nuôi đã thúc đẩy sinh viên chúng em tìm tòi học hỏi để biết về quy trình làm ra thứ café hảo hạng ấy. -Đặt biệt hơn là, sinh viên chúng em muốn tìm hiểu là các enzyme có trong dạ dày của Chồn, gồm những chắc gì mà tạo ra mùi vị café thơm ngon và đặc biệt đến thế. Từ đó, thôi thúc sinh viên ngành công nghệ sinh học sẽ phải tìm hiểu và nghiên cứu về thứ café đặc biệt này.Qua đó tạo ra quy trình sản xuất cà phê chồn dựa trên lĩnh vực Prôtêin và Enzyme của ngành công nghệ sinh học.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tế công nghệ sinh học (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w