Cấu trúc luận văn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 27)

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận khuyến nghị thì luận văn trình bày 3 nội dung chính như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu bao gồm lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu, khái niệm công cụ và đặc điểm địa bàn nghiên cứu.

25

Chương 2: Khái quát về thực tiễn công tác CSSKBĐ cho phụ nữ xã Thanh Hà bao gồm 3 chủ đề là hệ thống thiết chế của địa phương đối với CSSKBĐ cho PNNT, tình hình thực hiện và tác động của các bên liên quan tới các chương trình CSSKBĐ cho PNNT tại cộng đồng.

Chương 3: Đề xuất phương thức hỗ trợ dựa vào cộng đồng để nâng cao hiệu quả các chương trình CSSKBĐ cho PNNT tại xã Thanh Hà.

26

PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH

Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của nghiên cứu 1.1. Khái niệm công cụ

1.1.1. Chăm sóc sức khỏe ban đầu

“CSSKBĐ là CSSK thiết yếu dựa trên những phương pháp và kỹ thuật thực hành, có cơ sở khoa học và được chấp nhận về mặt xã hội, được tiếp cận một cách phổ biến tới mọi cá nhân, gia đình trong cộng đồng thông qua sự tham gia đầy đủ của họ và tại một mức chi phí mà cộng đồng và quốc gia có thể trang trải được trong mọi giai đoạn phát triển trên tinh thần tự lực và tự quyết. Nó là một bộ phận hợp thành vừa của hệ thống y tế nhà nước, trong đó nó giữ chức năng trung tâm và là tiêu điểm chính, vừa của sự phát triển chung về kinh tế và xã hội của cộng đồng. Nó là cấp độ tiếp xúc đầu tiên của các cá nhân, gia đình và cộng đồng với hệ thống y tế quốc gia, mang sự CSSK đến càng gần càng tốt nơi người dân sống và làm việc, và tạo thành yếu tố đầu tiên của một tiến trình CSSK lâu dài” (Tuyên ngôn Alma-Ata, 1978).

CSSKBĐ được coi là một chiến dịch để kết hợp tất cả các khía cạnh của dịch vụ CSSK. Nó được xem là “một phần không thể thiếu, có tính lâu dài và tỏa rộng khắp trong hệ thống CSSK chính thức trong mọi quốc gia”, nói cách khác hai mục tiêu của hệ thống CSSK gồm sự tối ưu hóa sức khỏe và công bằng trong phân phối nguồn lực được cân bằng. CSSKBĐ giải quyết những vấn đề phổ biến nhất trong cộng đồng bằng việc cung cấp dịch vụ phòng ngừa, chữa trị và phục hồi để tối đa hóa sức khỏe của con người. Công tác này hợp nhất sự chăm sóc con người khi họ có hơn một vấn đề sức khỏe, đối phó với bối cảnh nơi bệnh tật tồn tại và tác động đến khả năng ứng phó của con người; đồng thời cũng tổ chức và hợp lý hóa sự phát triển các nguồn lực nhằm thúc đẩy, duy trì và cải thiện sức khỏe. [39, tr.7]

Có thể nói rằng CSSKBĐ chính là cơ sở nền tảng để các quốc gia xây dựng các chiến lược y tế mang tính thực tiễn, phổ quát, nhân văn và đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong đó sức khỏe được coi là yếu tố quan trọng của sự phát triển và có sự cam kết chính trị của mỗi quốc gia. Nó đóng một vai trò quan trọng trong

27

hệ thống CSSK, đó chính là sự liên hệ đầu tiên, sự chăm sóc tiền tuyến một các thường xuyên, toàn diện và mang tính phối hợp [39, tr.7]. Trong nghiên cứu này, khái niệm về CSSKBĐ được hiểu là những chăm sóc thiết yếu, phù hợp với điều kiện của địa phương, phổ biến tới mọi phụ nữ tại cộng đồng, đảm bảo công bằng, an toàn và chất lượng và dựa vào khả năng tự lực của cộng đồng.

1.1.2. Hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu

Hiệu quả CSSKBĐ được hiểu theo nhiều cách khác nhau bởi khái niệm này còn phụ thuộc vào phạm vi và mục đích của các nghiên cứu khoa học. Nhìn nhận ở góc độ khái quát, hiệu quả CSSKBĐ có thể được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa kết quả đạt được (đầu ra) và nguồn lực sử dụng(đầu vào). Khi cung cấp các

dịch vụ bao gồm hiệu quả chuyên môn và hiệu quả phân phối, hiệu quả chuyên môn được xem là sự hạn chế đến mức thấp nhất chi phí của việc cung cấp các can thiệp hướng tới hiệu quả phân phối chính là chất lượng tối đa của đầu ra dựa trên đầu vào sẵn có.

Hiệu quả CSSKBĐ cũng có thể được hiểu là “lợi nhuận” hay thành công có được sau khi thực hiện quá trình can thiệp. Theo quan điểm này, Donabedian

(1980) đã đưa ra ba yếu tố tương tác quan trọng tạo nên hiệu quả là cấu trúc, tiến trình và kết quả. Cấu trúc là hướng tới đặc điểm mang tính tổ chức của người cung cấp trong việc phân phối dịch vụ CSSK, tiến trình hướng tới các hoạt động được thực hiện trong mối quan hệ giữa nhà thực hành và khách hàng theo các tiêu chuẩn chuyên môn và đạo đức, kết quả hướng đến tác động của những hoạt động đối với trạng thái sức khỏe hiện tại và tương lai của bệnh nhân [36, tr.4]. Hiệu quả được thể hiện qua “lợi nhuận” trong CSSKBĐ không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà đích đến cuối cùng chính là việc thỏa mãn nhu cầu CSSK của con người.

Đối với những nghiên cứu mang tính xã hội, hiệu quả CSSKBĐ cũng bao hàm các quan điểm trên nhưng tập trung vào kết quả đích thực đối với cộng đồng, nghĩa là “các chương trình CSSKBĐ tại cộng đồng đạt được bốn khía cạnh gồm (1) dựa trên phương pháp và kỹ thuật thực hành, (2) có sự tham gia đầy đủ của cá nhân và gia đình, (3) đạt cấp độ tiếp xúc dịch vụ đầu tiên và (4) mang đến tác dụng tích

28

cực tới đời sống của người dân”. Thứ nhất, các CSSKBĐ có tính thực hành để áp dụng vào điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo tiêu chuẩn dịch vụ. Thứ hai, sự tham gia của cộng đồng, phối hợp liên ngành tạo ra khả năng tự chủ và thể hiện người dân có thể chấp nhận các chi phíThứ ba, thực sự cần thiết và thích hợp với từng nhóm đối tượng tại cộng đồng, hướng tới tiêu chí sẵn có, dễ dàng tiếp cận và sử dụng đầy đủ, mang tính công bằng, tăng cường dụ phòng và phục hồi sức khỏe. Thứ tư, tác dụng tích cực tới tình trạng sức khỏe toàn diện của đối tượng can thiệp gồm thể chất, tinh thần và xã hội.

1.1.3. Phụ nữ nông thôn

Một khái niệm đơn giản thường được sử dụng là “phụ nữ nông thôn là những phụ nữ sinh sống và tham gia các hoạt động về học tâp, lao động sản xuất tại khu vực nông thôn”[19,tr.1]. Thực tế, để hiểu cụ thể hơn về “phụ nữ nông thôn” cần xem xét các đặc điểm trong đời sống xã hội của họ, tất cả những đặc điểm của phụ nữ nông thông đều được coi là nền tảng cho việc tìm hiểu và phân tích đời sống thực tế của phụ nữ tại xã Thanh Hà.

Đặc điểm về thể chất

Phụ nữ nông thôn thường đối mặt với những tác động từ trong quá trình lao động làm ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài, họ gặp phải những bệnh mãn tính về xương khớp, hệ hô hấp, đau đầu hay bệnh về sức khỏe sinh sản. Sự suy giảm về sức khỏe thể chất là do lao động vất vả (trung bình từ 15-16 tiếng/ngày), môi trường ô nhiễm (tiếp xúc với phân bón, phân hóa học)[22]. Phụ nữ nông thôn thường sinh đẻ nhiều, chăm sóc trước và sau sinh không tốt, dinh dưỡng không đảm bảo [10]. Việc tham gia vào công việc đồng ánh làm cho phụ nữ bị tiêu hao nhiều năng lượng và sức khỏe [15].

Đặc điểm tinh thần

Phụ nữ nông thôn gắn hình ảnh là người luôn lo lắng và chú tâm chăm sóc cho gia đình, chăm chỉ lao động. Nhưng họ chịu sức ép từ thời gian làm việc liên tục, tập tục truyền thống lạc hậu về việc trọng nam khinh nữ khiến họ không thoải mái về tinh thần, luôn lo lắng phải hoàn thành trách nhiệm của bản thân. Những

29

căng thẳng thường xuyên còn gây ra bởi vấn đề bạo lực gia đình mà chính họ cũng không nhận thức được. Ảnh hưởng tâm lý từ các giá trị phụ quyền, người phụ nữ nông thôn trở nên thiếu tính quyết đoán và tự chủ.

Đặc điểm về đời sống sinh hoạt

Vai trò của người phụ nữ là hết sức quan trọng trong việc thực hiện công việc nhằm nuôi dưỡng và tái sản xuất sức lao động cho các thành viên gia đình [15]. Phụ nữ nông thôn vừa là người sinh đẻ vừa là người chăm sóc con cái, họ còn có nhiệm vụ chăm sóc người ốm, người già trong gia đình; là người sản xuất và cũng là người nội trợ trong gia đình [2, tr.78]. Người phụ nữ nông thôn vừa là người làm ra kinh tế, vừa là người quản lý kinh tế gia đình nhưng lại không phải là người ra quyết định quan trọng trong gia đình [2, tr.79]. Người phụ nữ thường làm công việc nội trợ nhiều gấp 2 lần nam giới nên không những giảm thời gian nghỉ ngơi của phụ nữ mà còn hạn chế cả thời gian họ tham gia vào các hoạt động sản xuất, đào tạo và các lớp bồi dưỡng kiến thức (J. Desai, 1995) [15].

Đặc điểm về đời sống văn hóa - xã hội

Ở nông thôn, người phụ nữ luôn góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy tinh hoa của nền văn hóa dân tộc. Hiện nay, phụ nữ nông thôn đã tham gia nhiều hơn vào các hoạt động cộng đồng nhưng trong các gia đình nông thôn, người phụ nữ vẫn ít có điều kiện và cơ hội để hưởng thụ các giá trị văn hóa tình thần hơn nam giới. PNNT có tỷ lệ biết đọc, biết viết khá cao, với mặt bằng học vấn như vậy là tiền đề thuận lợi cho họ trong việc học hỏi, tiếp thu kiến thức KHKT. Tuy nhiên, thất học ở lứa tuổi trưởng thành cũng là một vấn đề hiện nay ở khu vực nông thôn. Do đó, họ không có nhiều khả năng làm việc trong các lĩnh vực có thu nhập cao. Sự tham gia của phụ nữ vẫn hạn chế cả về số lượng và cơ cấu thành phần tham gia trong bộ máy chính quyền cấp cơ sở [22, tr.152].

1.1.4. Cộng đồng

Trong các ngành khoa học xã hội, cộng đồng là một trong yếu tố được đề cập đến thường xuyên trong các nghiên cứu có tính ứng dụng thực tế cao tuy nhiên khí niệm này có thể thay đổi phụ thuộc vào quan điểm của con người. Một hệ thống các

30

khái niệm về cộng đồng từ đó cũng được hình thành và được định nghĩa phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất và phạm vi nghiên cứu.

Theo một cách hiểu ngắn gọn “Cộng đồng là một nhóm dân cư cùng sinh sống trong một địa vực nhất định, có cùng giá trị và tổ chức xã hội cơ bản” [23, tr.12]

Cộng đồng trong quan điểm của Mác-Xít là mối liên hệ qua lại giữa các cá nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng các lợi ích của các thành viên có sự giống nhau về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những con người hợp thành cộng đồng đó, bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi giữa họ về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị và chuẩn mực, nền sản xuất, sự tương đồng về điều kiện sống cũng như các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt động [12, tr.17]

Trong đời sống xã hội, cộng đồng là danh từ chung chỉ một tập hợp người nhất định nào đó với hai dấu hiệu quan trọng: 1) họ cùng tương tác (tác động qua lại) với nhau; 2) họ cùng chia sẻ với nhau (có chung với nhau) một hoặc một vài đặc điểm vật chất hay tinh thần nào đó [14, tr.12].

Từ cách nhìn của xã hội học, khái niệm “cộng đồng” được nhìn một cách tổng quát là “một nhóm người được hòa hợp bởi ít nhất một đặc điểm chung, có thể bao gồm đặc điểm địa lý, lợi ích được chia sẻ, các giá trị, những trải nghiệm hoặc truyền thống”. Dựa vào nền tảng trên, các nhà khoa học đã nhìn nhận cộng đồng theo quan là một đơn vị của sự đồng nhất. Warren (1978) đã định nghĩa cộng đồng “là sự kết hợp của những đơn vị xã hội và hệ thống xã hội, mà những tổ chức này thực hiện những chức năng xã hội chính yếu” [12, tr.58]. Cộng đồng cũng có thể được hiểu là một hệ thống được hình thành từ các thành viên và ngành nghề, do đó tồn tại một sự đa dạng về đặc điểm và mối quan hệ xã hội (Thompson, 1990). Những cộng đồng khỏe mạnh có các ngành nghề hợp nhất và phụ thuộc lẫn nhau, chịu trách nhiệm chia sẻ trách nhiệm giải quyết vấn đề và nâng cấp trạng thái của cộng đồng [34, tr.2].

Trong lĩnh vực CSSK, Hawe (1994) đã đề cập đến ba định nghĩa về cộng đồng trong quá trình can thiệp dựa vào cộng đồng. Khái niệm đầu tiên được nhắc

31

đến là một cách hiểu đơn giản nhất “Cộng đồng là tập hợp nhiều người hay tương ứng với nhóm dân cư”, cách tiếp cận thứ hai coi cộng đồng như một bối cảnh và trong đó tồn tại những khía cạnh được sử dụng để hỗ trợ và duy trì sự thay đổi của cá nhân. Trong cách tiếp cận thứ hai, các tổ chức, nhóm và cá nhân có vị trí quan trọng trong cộng đồng được đánh giá cao do năng lực truyền đạt những thông điệp về sức khỏe trong các cuộc vận động phù hợp với văn hóa địa phương [42, tr.1].

Tóm lại, từ những định nghĩa trên để hiểu và miêu tả một cộng đồng có thể bao gồm các yếu tố: con người (kinh tế xã hội và cơ cấu dân cư, tình trạng sức khỏe và những nguy cơ tiềm tàng, đặc điểm văn hóa và tôn giáo), khu vực (các ranh giới địa lý), sự kết nối (giá trị, lợi ích và lực lượng thúc đẩy), mối quan hệ mạnh mẽ (những hình mẫu cộng đồng, vạch kẻ chính thức và phi chính thức của quyền lực và ảnh hưởng, các dòng chảy nguồn lực) [34, tr.3]. Sự hình thành và phát triển của cộng đồng luôn xoay quanh mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với xã hội và đặc biệt hơn là sự tương tác giữa các thành viên nhằm đạt được lợi ích riêng của cá nhân cũng như mục đích chung của nhóm người đó. Cộng đồng được phân chia thành 3 loại chính và được ứng dụng trong nghiên cứu là (1) cộng đồng về mặt địa lý – xã Thanh Hà, các thôn, xóm; (2) cộng đồng có chung nhu cầu hay đặc tính – tập hợp phụ nữ trên địa bàn, (3) cộng đồng cùng quan tâm và chia sẻ tới một vấn đề nhất định – đơn vị triển khai thực hiện việc CSSKBĐ, các tổ chức đoàn thể, nhóm xã hội.

1.1.5. Dựa vào cộng đồng

Hình thức hoạt động dựa vào cộng đồng được thực hiện phổ biến trong các chương trình, dự án ở cấp độ cộng đồng, đặc biệt hiệu quả với khu vực nông thôn bởi tính cộng đồng của người dân Việt Nam đã và đang được duy trì qua nhiều thế hệ.

Thuật ngữ “dựa vào cộng đồng” bao hàm nhiều ý nghĩa, một số nghiên cứu đã làm sáng tỏ bốn hàm ý qua quá trình phân tích cấu trúc hoạt động của các dự án cộng đồng. Với những nghiên cứu được đánh giá bởi Merzel và D’Aflitti, thuật ngữ

“dựa vào cộng đồng” hướng tới coi cộng đồng như một bối cảnh hay nói cách khác

là khu vực được xác định về mặt địa lý để tiến hành các can thiệp. Dựa vào đặc điểm của bối cảnh để áp dụng những chiến lược ở các cấp độ khác nhau và hỗ trợ

32

cho các chương trình thích ứng với các nhóm mục tiêu đặc biệt hay thích nghi với đặc điểm cộng đồng. Thuật ngữ “dựa vào cộng đồng” mang ý nghĩa thứ hai là coi

cộng đồng như mục tiêu của sự thay đổi. Nói cách khác, cộng đồng là mục tiêu

hướng tới việc tạo ra những môi trường cộng đồng khỏe mạnh thông qua sự thay đổi mang tính hệ thống rộng lớn trong chính sách công, thể chế và các dịch vụ. Trong hình mẫu này, những đặc điểm trạng thái yếu kém của cộng đồng là mục tiêu của can thiệp và thay đổi. Cách hiểu thứ ba đối với thật ngữ “dựa vào cộng đồng”

là xem cộng đồng như là nguồn lực, quan điểm này được xác định bởi sự tin tưởng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã thanh hà, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)