Chiến lược tăng trưởng hội nhập (hội nhập trước – hội nhập sau)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và sưu tầm chiến lược phát triển công ty trà & café Tâm Châu (Trang 34 - 41)

Hội nhập sau:

Yếu kém trong việc trồng trà

Mặc dù sản lượng trà luôn tăng hằng năm từ năm 1990 – 2001, tuy nhiên một thực tế xảy ra trong thời gian qua cho thấy hiện tượng đầu tư dàn trải, tư duy quản canh, chạy theo số lượng. Diện tích , năng suất chè trồng không tương xứng với khả năng thiết bị chất lượng và trình độ quản lý. Hơn nữa chất lượng của chè búp tươi rất thấp, đầu tư chiều sâu không được chú ý đúng mức. Nguyên nhân chính như sau:

Do không thực hiện đầy đủ quy trình đầu tư cho quá trình trồng chè. Chè chủ yếu vẫn trồng bằng hạt do thói quen và để giảm chi phí đầu tư ban đầu nên hình thái kích thước thân lá, búp chè không đều. Chè trồng bằng cành chỉ bằng 10 -12% trong tổng số cây trồng . Đã thế đầu tư thâm canh thấp, mật độ trồng chè thưa. Giống trè chưa được tuyển chọn, phục hồi và cải tạo nên dễ bị nhiễm sâu bệnh, bị sương muối, mưa gió tàn phá làm cho giống bị suy thoái, biến chất, sinh trưởng kém.

Không chỉ đầu tư về giống hạn chế , mà công tác đầu tư cho vật tư máy móc kỹ thuất cũng hết sức sơ lược. Người dân không phải đầu tư theo yêu cầu kỹ thuật cần mà đầu tư theo cái mình có. Hơn nữa trong những năm này phân bón, thuốc bảo vệ thực vật lại tăng giá khiến cho khâu đầu tư này của bà con nông dân càng hết sức hạn hẹp. Cày đất chủ yếu bằng lao động thủ công chứ không phải bằng máy nên mật độ cây không đều, cây thưa và không diệt trừ được cỏ dại. Thậm chí nhiều hộ gia đình ở các địa phương chỉ trồng chè rồi bỏ đấy tự nó phát triển mà không cần phải có biện pháp đầu tư tối thiểu nào. Tình hình đó làm cho chất lượng chè búp tươi giảm.

Vốn đầu tư cho khâu trồng chè mới hết sức hạn chế. Như ta đã biết cây chè là một loại cây cần vốn đầu tư lớn và trài đều trong nhiều năm. Suất đầu tư cho khai hoang và trồng mới là khá lớn. Theo tính toán của các nhà kinh tế kỹ thuật thì tổng vốn đầu tư cho 1ha trồng mới là 26,8 triệu đồng (tính theo giá cố định năm 1998). Tỷ lệ vay vốn của người dân trồng chè lên tới 70% ( mức 18,89 triệu đồng) chủ yếu là về mặt kỹ thuật, cây bóng mát, cây phân xanh. Tuy nhiên lượng vốn này chỉ đủ đáp ứng 30 – 40 % nhu cầu. Mặc dù nhà nước có chính sách vay vốn tính dụng ưu đãi cho nông dân song cơ chế cho vay đầu tư hiện hành của tài chính – ngân hàng không phù hợp với đặc điểm sinh thái riêng và có đặc điểm sản xuất kinh doanh của cây chè như cho vay với thời gian quá ngắn nên không có khả năng hoàn vốn, hoàn trả, hộ gia đình vay ngân hàng rất khó khăn.

Trình độ Kinh tế và kiến thức về đầu tư phát triển của cán bộ vùng chè, nặng về kinh nghiệm chủ nghĩa, đặc biệt là các nông trường quân đội. Quá trình đầu tư phát triển trồng mới luôn ở trong tình trạng vừa sản xuất, vừa ổn định vừa cải tiến, vừa bổ sung. Việc định hình vì vậy kéo dài không kết thúc. Các đơn vị sản xuất kinh doanh này đã thay thế các biện pháp đầu tư phát triển bằng các phương pháp thực chủ quan hoặc chạy theo phong trào nên dẫn tới tồn tại tình trạng bất ổn định như trong thời gian vừa qua.

Yếu kém trong khâu chăm sóc và thu hái chè

Trong những năm qua nhà nước đã thi hành chính sách đầu tư qua giá, bảo đảm ổn định giá thu mua nguyên liệu tươi để ổn định cuộc sống cho người nông dân yên tâm đầu tư sản xuất. Ngay cả những năm sản phẩm không xuất khẩu được, công ty chè vẫn cố gắng duy trì mức giá cho nông dân từ 1.600 – 1.700 đ/kg chè tùy theo từng vùng, với giá này người trồng chè vẫn có lãi, có điều kiện đầu tư thâm canh vườn chè nâng cao chất lượng chè búp tươi bởi nếu chè đảm bảo chất lượng đúng loại 1 và 2 thì giá sẽ lên tới 2500 – 3000 đ/Kg. Bên cạnh đó công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cũng được đẩy mạnh giúp cho các hộ gia đình có thêm kiến thức khoa học trong trồng chè, công tác đầu tư chăm sóc cũng được thực hiện tốt hơn. Ngay từ cuối vụ chè năm 2000, tất cả các vườn chè đã được đầu tư chăm sóc đúng kỹ thuật. Các vườn chè đã được đầu tư cung cấp các tủ cỏ, ép xanh và bón phân hữu cơ để giữ độ ẩm và tăng mùn cho đất. Tỷ lệ che phủ cây bóng mát tăng 30% so với những năm trước đây. Một số đơn vị đã triển khai đào rãnh thoát nước theo yêu cầu kỹ thuật của Ấn Độ để chống úng cho vườn chè trong mùa khô và xói mòn đất.

Tuy nhiên đó mới chỉ là bề nổi của tảng băng. Cùng với diện tích và sản lượng chè búp tăng nhanh ồ ạt thì chất lượng chè nguyên liệu lại giảm sút một cách đáng báo động. Nếu không nhanh chóng khắc phục dễ dẫn tới hậu quả nặng nề cho cả người trồng chè nguyên liệu lẫn các doanh nghiệp chế biến chè và xuất khẩu. Việc đầu tư cho chăm sóc – thu hái vẫn chưa được chú ý đúng mức, đặc biệt ở các vùng cao, vùng sâu, vùng sa. Đồng bào dân tộc nơi đây đang quản lý một vùng lãnh thổ với diện tích đất có thể trồng chè rất lớn, nhưng họ chưa có tập quán kiến thức cơ bản về sản xuất hàng hóa nên chưa chủ động đầu tư phát triển chè. Mặc dù, đã được các doanh nghiệp ứng trước giống ,vật tư kỹ thuật, việc đầu tư chăm sóc vẫn không đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật dẫn đến năng suất thấp chất lượng kém, khó có khả năng thu hồi vốn.

Đối với vùng chè của dân ở những vùng nghèo còn thấp hơn nữa, thậm chí có những vùng chè nhiều năm không được bón phân. Ngoài ra ở một số vùng miền, việc đầu tư theo các quy trình canh tác kỹ thuật cũng đã bị giảm thiểu rất nhiều, thông thường chỉ đảm bảo 50 - 60% mức thâm canh cần thiết. Nhiều hộ nông dân do tiết kiệm nên đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng mức chủng loại cho phép; đa số là sử dụng thuốc Trung Quốc do giá rẻ. Việc đầu tư cho thuốc trừ sâu cũng không theo đúng liều lượng quy định, hiện tượng phun thuốc 3 - 4 ngày đã thu hái chè vẫn còn.

Yếu kém trong kỹ thuật thu hái chè

Tuy nhiên khâu yếu nhất trong hoạt động đầu tư phát triển vùng nguyên liệu là khâu đầu tư cho kỹ thuật thu hái chè. Mặc dù thông qua các chương trình khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật, thông tin đại chúng nhưng cho đến nay vẫn không thay đổi được về nhận thức khâu thu hái chè và bảo quản nguyên liệu vận chuyển. Do ít được đầu tư bằng máy mà chủ yếu là lao động bằng tay nên búp tươi được hái rất xấu, dài và không theo một tiêu chuẩn nào. Nhận thức của người trồng chè là cứ để dài, hái chè dài có lợi về mặt số lượng, ít quan tâm đến giá và hầu như không quan tâm đến chất lượng. Khâu đầu tư cho bảo quản sau thu hoạch cũng không cẩn thận, làm cho nguyên liệu ôi, lên men là giảm phẩm cấp.

Tất cả những vấn đề nêu trên đã dẫn đến nhiều công ty không chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất. Chế biến lại kém hiệu quả do chất lượng chè búp không đạt tiêu chuẩn, sản phẩm làm ra không ổn định, nhiều khuyết tật. Giá chè xuất khẩu có xu hướng giảm sút ngày càng rõ rệt, do vậy người làm chè không đủ chi phí đầu tư cho chè. Ở Lâm Đồng năm 2002, chè nguyên liệu loại B mua vào với giá 2500 – 3100d9/kg, nay giảm xuống chỉ còn 1700 – 1800d/kg. Chè C,D mua 1950 đ/kg nay chỉ còn 1100 đ/kg. Thêm nữa 1 số thị trường nước ngoài nhập chè Việt Nam đã ép giá do họ thấy chúng ta có khó khăn khi thông xuất khẩu chè vào IRAQ.

Ra quyết định xây dựng nông trường và nhà máy chế biến tại chỗ

Qua những nhược điểm của nguồn nguyên liệu đầu vào công ty đã đi đến một quyết định chiến lược là thành lập một nông trường riêng cho công ty, nông trường áp dụng khoa học tiên tiến để sản xuất ra loại trà tốt nhất để phục vụ cho khách hàng. Việc thành lập nông trường này giải quyết được nhiều vấn đề hiện tại như giá nguyên liệu chè không ổn định, chất lượng chè thấp – như đã giải thích ở trên. Với nông trường,

công ty Tâm Châu sẽ kiểm soát được nguồn nguyên liệu về lượng lẫn về chất. Năm 2001 nông trường chè 1 Tâm châu rộng 100ha được thành lập, trong bối cảnh tình trạng chè của Việt Nam không được tốt đẹp. Trong những năm sau đó, công ty gặp một vài khó khăn do phải quản lý thêm một nông trường trồng chè, đây là một lĩnh vực mới của công ty. Việc áp dụng công nghệ kỹ thuật mới cũng gây không ít khó khăn, khó khăn trong phổ biến cách trồng, cách chăm sóc, cách thu hoạch. Nhưng cuối cùng thì công ty cũng vượt qua, bằng chứng là năm 2004 nông trường Tâm Châu 2 ra đời, kế bên nông trường 1 và diện tích là 300ha – lớn gấp 3 lần nông trường 1. Trong nông trường 2 này được xây dựng thêm nhà máy xử lý chè. Chè khi thu hoạch được sàng lọc qua các khâu kiểm tra nghiêm ngặt sau đó đưa vào nhà máy xử lý. Do nhà máy nằm trong nông trường cho nên không phải vận chuyển trà đi xa, do đó chất lượng, độ tươi của trà được bảo đảm mà chi phí vận chuyển giảm xuống đáng để. Sau đây là một số cải tiến trong công nghệ kỹ thuật của nhà máy trà so với công nghệ hiện tại.

Trong khâu héo chè: Công ty đã thay việc làm héo chè trên sân bằng đầu tư cho phương pháp dùng màng, hốc héo và giàn làm nhiều tầng, vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.

Trong công đoạn vò chè và lên men: Một loạt các nhà máy chè đã đầu tư cải tạo hệ thống nhà xưởng, đầu tư thiết bị phun ẩm. Điểm nổi bật trong giai đoạn này là đã đầu tư thay thế hệ thống phun ẩm bằng hệ thống phun ẩm dĩa, không những tạo độ ẩm không khí thích hợp mà còn đảm bảo được vệ sinh.

Trong các công đoạn chế biến, cũng đã đầu tư một số thiết bị nhằm kiểm tra mức hoạt động an toàn theo định mức của hệ thống chế biến như thiết bị sấy nhanh, đo độ ẩm trong chè, thiết bị đo lường nhiệt độ ở khâu sấy chè, hệ thống chổi quét nhằm loại bỏ những tàn dư phế phẩm trong giai đoạn lên men, phân loại, máy khử thủy phân nhanh nhằm đảm bảo thủy phần trong chè đóng gói bảo quản hoặc xuất khẩu.

Lắp đặt hệ thống điều khiển nhiệt tự động trong phòng sấy chè. Nhờ hệ thống này, nhiệt độ sấy luôn được bảo đảm ở 1 mức nhất định, tránh tình trạng khê khét.

Hệ thống phân loại chè: để sản phẩm không bị lẫn loại. Ngoài ra để khắc phục nhược điểm chè VN khi hái bị nát vụn, công ty cũng đã đầu tư máy cắt cán ba trục tiên tiến.

Trước yêu cầu của thị trường đòi hỏi sản phẩm chè chất lượng cao, hương vị đặc trưng và nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm thì hướng đi này của công ty là hoàn

toàn chính xác. Ngoài nhiệm vụ sản xuất chè ra, Nông trường và Nhà máy xử lý chè đã làm cho niềm tin người tiêu dùng đối với sản phẩm chè Tâm Châu được gia tăng. Sản phẩm làm ra đúng quy cách, tiêu chuẩn, và yếu tố quan trọng là chất lượng sản phẩm. Thị trường chè hiện nay của Tâm Châu nói riêng và Việt Nam nói chung là thị trường nước ngoài – các nước Trung Đông, Nhật Bản, Trung Quốc. Đây là những nước đòi hỏi những quy định khắc khe về chè nhập khẩu.Công ty Tâm châu xây dựng nông trường bảo đảm nguồn nguyên liệu là một lợi thế khi xuất khẩu qua những thị trường này.

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT & GIẢI PHÁP 3.1 Sản Phẩm

Kiểu dáng

Sản phẩm trà Oolong Tâm Châu được sản xuất đa dạng phù hợp với các loại khách hàng. Thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, người thích kiểu dáng mới thì có hộp gỗ, người thích kiểu dàng cổ điển thì có trà Oolong dạng bao nhôm ép chân không. Kiểu dáng sản phẩm đa dạng nhưng cần có sự chuyển biến hay đột phá đáng kể. Nhìn chung kiểu dáng sản phẩm của công ty chỉ có hình trụ, hình hộp chữ nhật. Trong khi đó các sản phẩm như bánh đậu xanh sử dụng bao bì là hình thỏi vàng rất bắt mặt, dùng để chưng ngày tết rất là đẹp, nhiều lúc khách hàng không mua đậu xanh, nhưng người ta vẫn mua chủ yếu là để làm đẹp cho gia đình ngày tết. Như sản phẩm sương sa người ta đựng trong một cái hũ hình con mèo ( năm 2011 là năm con mèo) rất đẹp. Do đó trong quá trình nghiên cứu nhóm có một số đề xuất như sau:

Về sản phẩm trà Oolong cao cấp thì ngoài chất lượng bên trong thì hình thức cũng đóng 1 vai trò rất quan trọng. Người ta chuộng chất lượng nhưng vẫn quan tâm rất nhiều đến hình thức bề ngoài. Sản phẩm trà Oolong được liên tưởng đến trà của vua chúa nên cần được đựng trong hộp nhựa có hình thỏi vàng, như vậy sẽ giúp nâng cao đẳng cấp của trà cao cấp. Hay là những ngày tết sắp đến thì công ty thay thế hộp đựng trà là hình 3 ông “ Phúc, Lộc, Thọ” thay thế cho kiểu dáng hộp vuông thông thường. Chắc chắn cách này sẽ hiệu quả, người tra mua trà để biếu thì những hình tượng phúc – lộc – thọ thay thế cho lời chúc suông. Hoặc là hộp đựng hình ông Thần tài tại vì người ta thích tài lộc, mà những người mua trà Oolong cao cấp là những người có thu thập cao, cho nên người ta thích hình tượng thần tài.

Về sản phẩm trà bình thường thì trà cần được đựng trong hộp nhựa hình bông sen nhằm toát lên vẻ thanh thoát của trà chủ yếu tạo được sự khác biệt cho sản phẩm của mình. Hoặc là trà đựng trong “ Ống tre bằng nhựa”, uống trà cần có khung cảnh thiên nhiên thì khách hàng sẽ thấy được chút gì thiên nhiên trong lúc uống trà.

Bao bì

Bao bì công ty sử dụng 3 loại màu chủ đạo mang ý nghĩa riêng: đỏ tượng trưng cho vận may, vàng tượng trưng cho tài lộc, xanh tượng trưng cho thiên nhiên – màu của cây trà. Xét riêng về sản phẩm cao cấp trà Oolong thì bao bì chưa thật bắt mắt, Họa

tiết quá đơn sơ không làm toát lên dược sản phẩm cao cấp, nếu nhìn từ xa thì không nghĩ đây là sản phẩm cao cấp. Công ty Tâm Châu cần phải họa tiết, cách điệu sao cho khách hàng cảm thấy đây là sản phẩm cao cấp, và hài lòng khi mà chi tiền ra. Theo nhóm thì bao bì công ty nên in hình rồng, phụng theo kiểu in chìm. Màu nền của bao bì vẫn như cũ nhưng hình của long, phụng sẽ toát lên được vẻ quý phái của sản phẩm, vì trà được liên tưởng đến triều đại phong kiến.

Đó là chi tiết của bao bì, còn chất liệu bao bì cần được đổi mới, công ty chỉ in đơn giản như các sản phẩm khác – lớp giấy cộng lớp nhựa mỏng phủ ngoài. Công ty có thể làm bao bì dạng nhám hoặc có sọc nổi tạo cảm giác mới lạ cho khách hàng khi cầm sản phẩm lên. Hoặc có thể công ty in dạ quang tên sản phẩm và logo của công ty, thu hút sự chú ý của người mua hàng. Logo của công ty cần được in nổi để hình ảnh logo đập vào khách hàng lần đầu tiên. Khách hàng sẽ nhớ đến tên công ty nhiều hơn so với

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và sưu tầm chiến lược phát triển công ty trà & café Tâm Châu (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w