Việc nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trước hết giúp bản thân

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở thị xã sầm sơn tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 26 - 30)

hiệu trưởng phấn đấu rèn luyện, điều chỉnh để tự hoàn thiện và nâng cao năng lực về các mặt như:

Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm Năng lực lãnh đạo nhà trường

Năng lực quản lý nhà trường

Năng lực xây dựng và phát triển các mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Để hiệu trưởng vừa là nhà giáo, nhà lãnh đạo, nhà quản lý, vừa là nhà hoạt động xã hội.

- Đóng góp vào thực hiện thành công nhiệm vụ của nhà trường. Nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng, giúp hiệu trưởng làm việc có hiệu quả, hoàn thành nhiệm vụ của nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã đề cập, tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài như tổng quan của vấn đề nghiên cứu; một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài: Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học, hiệu quả quản lý, hiệu quả quản lý của hiệu trưởng, vị trí, mục tiêu và nhiệm vụ của trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đặc biệt là nhiệm vụ, quyền hạn và hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trường THCS, ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng.

Nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng là vấn đề cần thiết và cấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của đổi mới và phát triển của giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Muốn nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường THCS ngoài việc nắm bắt cơ sở lý luận cần tìm hiểu, nhận biết và đánh giá chính xác thực trạng công tác quản lý của hiệu trưởng các trường THCS. Vấn đề này được đề cập tiếp theo ở chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁCTRƯỜNG THCS THỊ XÃ SẦM SƠN TỈNH THANH HOÁ TRƯỜNG THCS THỊ XÃ SẦM SƠN TỈNH THANH HOÁ

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã Sầm Sơn, tỉnhThanh Hoá Thanh Hoá

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Sầm Sơn là một đô thị du lịch biển được thành lập theo Quyết định số 157/ HĐBT ngày 18 tháng 12 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), trên cơ sở thị trấn Sầm Sơn trực thuộc tỉnh Thanh Hoá và 3 xã: Quảng Tiến, Quảng Cư, Quảng Tường và xóm Vinh Sơn thuộc xã Vinh Sơn huyện Quảng Xương. Nằm ở phía đông tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 16 km, có tọa độ từ 19 đến 20 độ vĩ Bắc, 104 đến 105 độ kinh Đông. Phía Bắc giáp huyện Hoằng Hóa (cách sông Mã), phía Tây và Nam giáp huyện Quảng Xương (cách sông Đơ), phía Đông giáp biển Thái Bình Dương.

Diện tích tự nhiên của thị xã Sầm Sơn sấp sỉ 18 km2 (1790 ha), trong đó nội thị khoảng 467 ha, ngoại thị 1323 ha. Quản lý hành chính gồm 5 xã, phường (có 4 phường và 1 xã) với số hộ 14.617; số dân 60.430 người; tốc độ tăng dân số hàng năm của thị xã tương đối ổn định sấp sỉ 1%.

Nằm ở vùng ven biển phía đông tỉnh Thanh Hóa, Sầm Sơn có đặc điểm chung của vùng biển Thanh hóa: Biển nông, đáy biển bằng phẳng, được cấu tạo chủ yếu là trầm tích đệ tứ - cát là chính. Do kiến tạo địa chất những khối granit làm thành những ngọn núi đa hình, đa dạng với những tên gọi khác nhau: Sầm Sơn có dãy núi Trường Lệ là dãy núi đá hoa cương diệp thạch với 16 ngọn núi: Hòn Cổ Dải, hòn Kèo, hòn Ngành, hòn Phù Thai...

Sầm Sơn là vùng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, vì nằm ở vùng đồng bằng ven biển nên mùa đông không quá lạnh, ít sương muối, mùa hè nóng vừa phải. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 - 240C, mùa hè từ 25 - 290C, mùa đông từ 18 - 210C. Lượng mưa trung bình ở Sầm Sơn từ 160-188 mm, tập trung nhiều nhất vào các tháng 8,9,10. Mưa to, bão lớn có thể kéo theo những đợt sóng thần. Một số ngày trong các tháng 1,2,3 thường có sương mù.

Là địa bàn ven biển của tỉnh Thanh Hoá, Sầm sơn được tự nhiên, thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên, khoáng sản, danh lam thắng cảnh, khí hậu trong lành...hội đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để trở thành một thành phố du lịch nghỉ mát lý tưởng trong tương lai.

Để thị xã Sầm Sơn phát triển trở thành một đô thị du dịch nổi tiếng trong nước, khu vực và quốc tế. Con người Sầm Sơn cần phải nỗ hơn nữa biết tận dụng phát huy những lợi thế mà thiên nhiên ban tặng, những truyền thống văn hoá quí báu của ông cha để lại; không ngừng học hỏi nâng cao trình độ văn hóa, trình độ nhận thức của nhân dân; có những định hướng chiến lược phù hợp nhằm phát triển bền vững trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Trong những năm gần đây Sầm Sơn đã có những bước phát triển nhanh chóng về nhiều mặt, kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, dịch vụ từ 62,6% năm 2005 lên 71,3% năm 2010; Nông- Lâm- Ngư nhiệp từ 23,8% năm 2005 xuống 16,4% năm 2010; Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng từ 13,6% năm 2005 xuống 12,3% năm 2010. Tổng vốn đầu tư xã hội 5 năm qua đạt 1.554 tỷ đồng, tăng bình quân 32,4%/năm.

Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Cơ cấu ngành nghề của Sầm Sơn là dịch vụ du lịch, đánh bắt hải sản, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 15,2%, GDP bình quân thu nhập đầu người trên 700 USD/ năm, song tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo vẫn còn cao (20,7%), số thôn thuộc diện bãi ngang (xã nghèo ven biển) còn nhiều.

Vai trò của giáo dục trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương:

Trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của thị xã, ngành giáo dục đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Để thị xã Sầm Sơn có được diện mạo khang trang, văn minh, môi trường xã hội lành mạnh, kỷ cương thân thiện...thì nhân tố con người đóng vai trò quyết định. Sản phẩm của giáo dục chính là những con người - những công dân tương lai của thị xã. Trong những năm qua, giáo dục đã làm tốt công tác phổ cập GDTH đúng độ tuổi, phổ cập GD THCS; huy động tốt

học sinh trong độ tuổi đến trường; phát triển và tổ chức hoạt động bước đầu có hiệu quả trung tâm dạy nghề. Các TTHTCĐ cũng đã góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương: Tất cả 05 TTHTCĐ ở 05 xã phường đều mở được các lớp dạy nghề, cung cấp kiến thức khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, các lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ du lịch... đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế, nâng cao nhận thức xã hội, văn hóa giao tiếp, ứng xử cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu hiện tại và tương lai của thị xã về nguồn nhân lực phục vụ phát triển nền kinh tế (nói chung), kinh tế du lịch - kinh tế mũi nhọn của thị xã (nói riêng) và của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương, đất nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở thị xã sầm sơn tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w