Có 2 loại RAM là SRAM (Static RAM) hay còn gọi là RAM tĩnh và DRAM (Dynamic RAM) hay còn gọi là RAM động. Cả SRAM và DRAM đều sẽ bị mất dữ liệu sau khi tắt máy.
SRAM là loại RAM không cần phải làm tươi (refresh) mà dữ liệu vẫn không bị mất. Có dung lượng nhỏ, cũng đắt tiền nhưng tốc độ hoạt động rất nhanh từ 10 ns đến 20 ns. SRAM được sử dụng cho bộ nhớ cache trong CPU như: cache L1, cache L2, cache L3.
DRAM là dạng chip nhớ được sử dụng làm bộ nhớ chính cho hầu hết các máy tính hiện nay. Tốc độ truy xuất chậm hơn SRAM, cần phải được refresh thường xuyên (hàng triệu lần mỗi giây) để đảm bảo dữ liệu lưu trữ không bị mất đi.
Các chủng loại bộ nhớ DRAM:
SDR-SDRAM (Single Data Rate Synchronous Dynamic RAM): có tốc độ
Bus từ 66/100/133/150MHz, tổng số chân là 168 chân với độ rộng dữ liệu là 64 bit, điện áp hoạt động là 3.3V và giao tiếp theo dạng khe cấm DIMM.
Hình 4.2. RAM SDR-SDRAM
DDR-SDRAM (Double Data Rate Synchronous Dynamic RAM) còn
được gọi là DDRAM có tốc độ Bus từ 200/266/333/400 MHz, điện áp hoạt động 2.5V, tổng số chân là 184 chân, chuẩn giao tiếp DIMM.
Khoa CNTT - Trường CĐ Công Thương TP.HCM Trang 48 Hình 4.3. RAM DDR-SDRAM
DDR II SDRAM (Double Data Rate II Synchronous Dynamic RAM):
Thế hệ sau của DDR có tốc độ Bus 533/667/800/1066 MHz, tổng số chân là 240 chân, điện áp là 1.8V. Chuẩn giao tiếp là DIMM.
Hình 4.4. RAM DDR II SDRAM
DDR III SDRAM (Double Data Rate III Synchronous Dynamic RAM): có tốc độ bus 800/1066/1333/1600/2333 MHz, tổng số chân là 240, điện áp
hoạt động 1.5v. Chuẩn giao tiếp là DIMM
Hình 4.5. RAM DDR III SDRAM
RDRAM (Rambus DRAM): có bus 600/700/800/1066Mhz, điện áp 2.5v,
Khoa CNTT - Trường CĐ Công Thương TP.HCM Trang 49 Hình 4.6. RAM Rambus DRAM