Ảnh hưởng của các mức bón phân đạm và giống đến năng suất

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân đạm đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống khoai lang trong vụ Đông xuân năm 2011 2012 tại huyện Nghi Lộc,, tỉnh Nghệ An (Trang 69)

Bảng 3.12a Ảnh hưởng của các mức bón đạm và giống đến năng suất thực thu và năng suất thân lá của 2 giống khoai lang

Công thức NSTT (tấn/ha) NSTL (tấn/ha) Giống (G) Chiêm dâu (G1) 8,73 a 11,72 a KTB1 (G2) 10,80 b 11,58 a SE± 0,1036 0,277 LSD0,05 0,2222 0,593 Mức ý nghĩa * ns Phân đạm (kg/ha) 0 9,34 a 10,20 a 60 9,78 b 11,47 b 120 10,06 b 11,73 b 180 9,88 b 13,20 c SE± 0,1465 0,391 LSD0,05 0,3142 0,839 Mức ý nghĩa * * 67

Ghi chú: *: Sai khác ở mức ý nghĩa 0,05. n.s: Không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05. Các chữ cái trong cùng một cột ở các công thức giống và phân bón có cùng chữ cái không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05 (so sánh sự sai khác các công thức theo DUNCAN).

Kết quả phân tích ảnh hưởng của các giống và phân đạm đến năng suất thực thu và năng suất thân lá được trình bày ở bảng 3.12 a.

Qua kết quả phân tích cho thấy, giống KTB1 cho năng suất thực thu cao hơn hẳn so với giống chiêm dâu. Giống chiêm dâu cho năng suất chỉ đạt 8,73 tấn/ha (mức a) (bằng với năng suất bình quân của cả nước), trong khi đó giống KTB1 đạt năng suất là 10.80 (mức b). Với các mức bón đạm khác nhau cũng cho năng suất khoai lang khác nhau. Thấp nhất là ở mức không bón phân đạm, năng suất đạt được là 9,34 tấn/ha (mức a), cao nhất là ở mức bón 120kg/ha, đạt năng suất là 10,06 tấn/ha (mứcb). Kết quả này cho thấy rằng, bón đạm ở mức 120kg/ha, khoai lang đạt năng suất cao nhất.

Năng suất thân lá của 2 giống có sự chênh lệch không đáng kể. Giống chiêm dâu có năng suất thân lá đạt 11,72 tấn/ha, giống KTB1 đạt 11,58 tấn/ha. Các mức phân bón khác nhau cho năng suất thân lá đạt được là khác nhau. Thấp nhất là ở mức không bón đạm, đạt 10,20 tấn/ha (mức a), cao nhất là ở mức bón 180kg/ha, đạt 13,20 tấn/ha. Các mức bón 60kg/ha và 120kg/ha cho năng suất tương đương nhau (cùng ở mức b). Như vậy, đạm có vai trò quyết định đến năng suất thân lá của khoai lang. Bón càng nhiều đạm thì năng suất thân lá đạt được càng cao, và ngược lại.

Bảng 3.12 b Sự tương tác giữa các giống với các mức bón đạm đến năng suất thực thu và năng suất thân lá của 2 giống khoai lang

Giống (G) Mức bón đạm (kg/ha) NSTT (tấn/ha) NSTL (tấn/ha) Chiêm dâu (G1) 0 8,22 a 9,96 a 60 8,78 b 11,69 cd 120 9,10 b 11,73 bcde 180 8,82 b 13,48 f 68

KTB1 (G2) 0 10,47 c 10,44 ab 60 10,79 cd 11,25 bc 120 11,03 d 11,72 cd 180 10,93 cd 12,92 df SE± 0,2072 0,553 LSD0,05 0,4444 1,186 Tương tác giữa G*N * *

Ghi chú: *: Sai khác ở mức ý nghĩa 0,05. n.s: Không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05. Các chữ cái trong cùng một cột ở các công thức giống và phân bón có cùng chữ cái không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05 (so sánh sự sai khác các công thức theo DUNCAN).

Kết quả phân tích sự tương tác giữa giống ở các mức bón phân đạm khác nhau đến năng suất thực thu và năng suất thân lá được trình bày ở bẳng 3.12b.

Qua bảng đó ta thấy, năng suất thực thu của các giống khoai lang biến động từ 8,22 tấn/ha đến 11,03 tấn/ha. Cao nhất là giống KTB1 ở mức bón phân đạm 120kg/ha , đạt 11,03 tấn/ha (mức d), trong khi đó bón đạm ở mức 180 kg/ha năng suất thu được chỉ đạt 10,93 tấn/ha, bón đạm ở mức 60 kg/ha cũng cho kết quả tương đương (cùng mức cd). Thấp nhất là giống chiêm dâu ở mức không bón đạm, đạt 8,22 tấn/ha (mức a), với mức bón 120 kg/ha giống chiêm dâu cũng đạt được năng suất cao nhất là 9,10 tấn/ha, các mức bón còn lại cũng cho kết quả tương đương (cùng mức b).

Từ kết quả phân tích được cho thấy, sự thích nghi của giống KTB1 đối với đặc điểm đất cát pha Nghệ An. Đồng thời cũng cho thấy được vai trò của đạm đối với việc tăng năng suất cho khoai lang.

Kết quả phân tích sự tương tác giữa các mức bón đạm và giống đến năng suất thân lá. Năng suất thân lá biến động từ 9,96 đến 13,48 tấn/ha. Giống chiêm dâu ở mức bón đạm 180kg/ha cho năng suất thân lá cao nhất, đạt 13,48 tấn/ha (mức f), và thấp nhất ở mức không bón đạm, năng suất thân lá chỉ đạt được 9,96 tấn/ ha (mức

a). Giống KTB1 cũng cho kết quả tương tự, ở mức bón đạm 180kg/ha cho năng suất thân lá cao nhất, đạt 12,92 tấn/ha (mức df), ngược lại ở mức không bón đạm năng suất chỉ đạt được 10,44 tấn/ha (mức ab).

Qua kết quả phân tích của 2 bảng 3.12a và 3.12b cho thấy được vai trò quan trọng của đạm đối với năng suất thân lá. Để tạo năng suất thân lá thích hợp, làm tiền đề để tạo năng suất thực thu trong quá trình canh tác đối với 2 giống ta nên áp dụng công thức bón: nền + phân đạm 60 kg/ha hoặc nền + phân đạm 120kg/ha. Vì càng bón nhiều phân đạm thì năng suất thân lá đạt được càng lớn, nên nếu bón đạm ở mức 180kg/ha năng suất thân lá đạt được sẽ là tối ưu nhất nhưng thân lá phát triển quá mạnh sẽ làm hạn chế quá trính vận chuyển, tích lũy các chất dinh dưỡng về củ làm cho năng suất thực thu giảm.

Vì vậy, trong quá trình canh tác để đạt được năng suất cao đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế, thì nên áp dụng công thức bón: nền + phân đạm 60kg/ha hoặc nền + phân đạm 120kg/ha.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân đạm đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống khoai lang trong vụ Đông xuân năm 2011 2012 tại huyện Nghi Lộc,, tỉnh Nghệ An (Trang 69)