ngành kinh tế ở Việt Nam thời kỳ 2006-2010
1. Công tác quy hoạch, kế hoạch là một tiền đề quan trọng để xác định cơ cấu đầu tư và cơ cấu lại nền kinh tế.Công tác này đã sớm được đề ra và thực hiện, nhưng hiện còn nhiều khâu yếu, và bộc lộ thiếu tầm nhìn tổng thể. Cụ thể là, sự phối hợp giữa các địa phương và giữa địa phương với các ngành trong quy hoạch còn chưa tốt; còn tập trung vào kinh tế Nhà nước, chưa bao quát hết toàn bộ nền kinh tế; quy hoạch chỉ tập trung nêu các vấn đề chúng ta có thể làm được, thiếu dự báo về thị trường đầu ra, thiếu các giải pháp thực hiện khả thi và các cân đối lớn; còn thiếu những quy hoạch chuyên ngành cụ thể…
2. Phải thực hiện những việc làm thiết thực để đảm bảo đầu tư tạo nên cơ cấu kinh tế có hiệu quả. Chuyển đổi cơ cấu phải xét trong trạng thái động. Muốn vậy, một mặt, phải xác định được trọng tâm của cơ cấu ngành, cơ cấu sản phẩm, sau đó mới hình thành ngành và vùng… Trong các hoạt động điều tiết nền kinh tế, Nhà nước cần lưu ý có các chính sách để những nguồn lực đầu tư được sử dụng phù hợp với quy luật cung cầu của thị trường, có hiệu quả thì việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế mới bảo đảm đúng hướng.
3. Trong ba khu vực, cần chuyển dịch cơ cấu theo hướng khu vực công nghiêp-xây dựng và khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng cao bởi phát triển nông nghiệp chỉ tạo nên yếu tố quan trọng đầu tiên là nguyên liệu và cung cấp lương thực, thực phẩm cho đời sống hàng ngày, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia chứ không thể làm giàu. Tuy nhiên, không đầu tư cho nông, lâm, ngư nghiệp sẽ không thể khai thác các tiềm năng, lợi thế của đất đai và lao động, ổn định cuộc sống của 2/3 dân số đất nước, tạo tích luỹ cho kinh tế hộ, từ đó chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành khác. Chỉ hướng vào công nghiệp và dịch vụ mới thực sự có thể tăng trưởng nhanh, trong đó dịch vụ sẽ góp phần làm giàu nhanh hơn cả, đồng thời cũng có thể thu hút lực lượng đông đảo lao động nông thôn đang chưa được đào tạo một cách cơ bản.
4. Ngoài các vấn đề vốn đầu tư, lao động… cần có chính sách đúng đắn với mốt số nhóm sản phẩm như sau:
Đối với nhóm sản phẩm đã có trên thị trường quốc tế, song nhu cầu đã ở mức ổn định (như cà phê, gạo…), không nên mở rộng quy mô sản xuất, thực hiện giảm đầu tư chiểu rộng, tăng đầu tư chiều sâu. Hỗ trợ nghiên cứu để giảm chi phí, nâng cao chất lượng và củng cố quan hệ với khách hàng, xây dựng thương hiệu nhăm duy trì thị phần trên thị trường thế giới. Khuyến khích lập các hiệp hội xuất khẩu, hoặc hiệp hội ngành nghề và các quỹ bình ổn (hoặc bảo hiểm rủi ro) trên nguyên tắc tự nguyện và tự quản, nhằm giải quyết khó khăn của người sản xuất gặp thiên tai, hoặc khi giá cả trên thị trường thế giới có biến đổi mạnh. Trong trường hợp phải thu hẹp quy mô sản xuất, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi sản xuất thông qua ưu đãi tín dụng trung hạn, ưu đãi thuế… Trong trường hợp việc thu hẹp sản xuất gây khó khăn năng nề cho người dân ở khu vực, Nhà
nước cần áp dụng trợ cấp xã hội trực tiếp cho người dân thay thế cho biện pháp trợ giá, hoặc áp đặt giá tối thiểu.
Đối với nhóm hàng mang tính gia công, lắp ráp như: dệt, may, giay dép, xe máy, tivi,… nên từng bước “nội địa hoá” các sản phẩm đầu vào. Nhà nước tạo điều kiện khuyến khích phát triển các ngành, sản phẩm liên quan đến lĩnh vực “nội địa hoá”. Đối với các sản phẩm gia công xuất khẩu, Nhà nước tiếp tục cải thiện quan hệ với các khối kinh tế và các quốc gia để mở rộng hạn ngạch hoặc giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng bạn hàng. Đối với cơ chế phân bổ hạn ngạch theo hướng bình đẳng, minh bạch, công khai. Khuyến khích hình thành, củng cố các hiệp hội ngành nghề trong xuất khẩu nhằm giảm nhẹ sức ép khi thương lượng, ký kết hợp đồng với các bạn hàng quốc tế.
Đối với các sản phẩm gia công tiêu thụ chủ yếu trong nước nên chỉ sử dụng các biện pháp bảo hộ có thời hạn và có điều kiện theo mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh. Từng bước dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhằm tạo sức ép cạnh tranh đối với doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng toàn xã hội.
Đối với các sản phẩm có xu hướng tăng trưởng trong tương lai như: xây dựng và vật liệu xây dựng, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, thuỷ sản, … cần nâng cao kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, uy tín… nhằm từng bước mở rộng thị trường. Trước mắt tập trung vào sản phẩm có vị trị tương đối quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu như thuỷ sản (tăng cơ sở chế biến đạt tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường, cung cấp giống, thức ăn chế biến để mở rộng nuôi trông thuỷ sản…) nhằm tăng thêm kim ngạch xuất khẩu cho đất nước.
đào tạo. Có thể xác định khâu đột phá trong chính sách nhân lực ở lĩnh vực quản lý nhà nước về nền kinh tế và quản lý kinh doanh. Đổi mới trên lĩnh vực này phải đồng bộ trên ba mặt: cán bộ, tổ chức, người đứng đầu.
- Về cán bộ: Việc đào tạo, lựa chọn, bố trí nhất thiết phải căn cứ vào công việc. Đồng thời, thường xuyên đánh giá, đào tạo lại, hoặc sắp xếp lại phù hợp sự biến đổi trong nền kinh tế.
- Về tổ chức: Các tổ chức kinh tế, tổ chức quản lý trong kinh tế thị trường khác với các tổ chức trước đây cho nên phải cải cách. Nét mới ở đây phải tính đến mối quan hệ giữa tổ chức với cán bộ. Chỉ trong một tổ chức hợp lý thì cán bộ tốt mới phát huy tốt được, cán bộ kém mới không trở nên xấu.
- Về người đứng đầu: Là khâu quyết định khẳng định sức mạnh của một tổ chức, và sáng tạo của cán bộ. Vấn đề cấp bách hiện nay là phải gắn bó giữa quyền lực với trách nhiệm bằng pháp luật, bằng thực hiện quy chế dân chủ.
6. Xây dựng chiến lược thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá thị trường, đảm bảo thị trường lâu dài có quy mô thích hợp. Xây dựng hệ thống thông tin, dự báo sự biến động của thị trường. Thành lập trung tâm xúc tiến thương mại đối với từng mặt hàng.
7. Nâng cao công nghệ đối với toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, dịch vụ. Chú trọng tính đồng bộ trong đầu tư giữa các khâu sản xuất, chế biến, cung cấp nguyên liệu. Việc cắt giảm thuế quan có thể tiến hành với tốc độ nhanh, trong thời gian ngắn với nguyên tắc hàng sơ chế chịu thuế quan thấp hơn hàng chế biến; nguuyên liệu chịu thuế thấp hơn thành phẩm; nhưng mức chênh lệch thuế này là thấp.
Kết luận
Trong những năm đổi mới, nhất là thời kỳ 1996-2004, quy mô và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và hoạt động dịch vụ nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng CNH-HĐH. Kết quả là đến năm 2004, các mục tiêu chủ yếu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế đề ra cho kế hoạch 5 năm 2001-2005 đã được thực hiện. Cơ cấu GDP theo ba khu vực: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ năm 2004 là: 21.76%; 40.09%;38.12% so với kế hoạch: 20-21%; 38-39%; 41-42%. Như vậy, đến năm 2004 đã có hai mục tiêu đạt được là tỷ trọng công nghiệp và nông nghiệp trong GDP, chỉ tiêu chưa đạt được là tỷ trọng dịch vụ quá thấp và có xu hướng giảm dần. Đó là vấn đề tồn tại nhất không chỉ trong cơ cấu GDP của nền kinh tế mà là của từng ngành, từng khu vực sản xuất công, nông nghiệp, xây dựng. Cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành sản xuất và hoạt động dịch vụ tuy có chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH nhưng quy mô và tốc độ còn rất chậm so với yêu cầu đề ra, nhất là trong nông nghiệp. Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với tăng hiệu quả kinh tế-xã hội, sản xuất và dịch vụ còn chưa rõ nét. Tính tự phát, manh mún và tự cấp tự túc không theo quy hoạch và kế hoạch còn phổ biến ở các ngành, các vùng và các địa phương. Do vậy, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế năm 2006-2010 có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế xã hội. Đây là 5 năm cuối cùng trong quá trình thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010; Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng đến năn 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Đảng cộng sản VN: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX; NXB chính trị quốc gia;2001.
2. Bộ kế hoạch và đầu tư: kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010
3. Trường đại học KTQD: Giáo trình kế hoạch hoá phát triển kinh tế- xã hội
4. Nguyễn Quang Thái: Mấy vấn đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam. Nghiên cứu kinh tế số 313- tháng 6/2004
5. Viện khoa học xã hội Việt Nam- Viện kinh tế và chính trị thế giới: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21. Nhà xuất bản khoa học xã hội; Hà Nội-2004
6. Lâm Đào: Cơ cấu lại nền kinh tế. Thời báo kinh tế Việt Nam
7. Bộ kế hoạch đầu tư: kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2001-2005