Chế phẩm III (CP III) vật liệu khô ngâm 1 ngày

Một phần của tài liệu Hiệu lực phòng trừ sâu xanh bướm trắng ( pieris rapae linnaeus ) của chế phẩm từ cây gia vị (Trang 28 - 33)

Chế phẩm III (CP III) - vật liệu khô chính là chế phẩm CP III vật liệu tươi được thử nghiệm với vật liệu khô. Để pha chế loại chế phẩm này tiến hành theo các bước như quá trình sấy vật liệu ở chế phẩm I – vật liệu khô ngâm 1 ngày.

- Tiến hành pha chế như đối với CP III vật liệu tươi được ngâm với thời gian 1 ngày.

2.3.2.2. Phương pháp phun thuốc

Sau khi pha chế phẩm xong, tiến hành lọc chế phẩm qua lớp vải màn dày để tránh lẫn tạp chất. Tiến hành pha chế phẩm theo nồng độ định trước, rồi đổ vào bình phun để tiến hành phun thuốc (xem bảng 2.2).

Mỗi loại chế phẩm được pha chế làm 3 mức nồng độ. Tiến hành sử dụng 2 loại hộp thí nghiệm khác nhau.

Hộp thí nghiệm I có lót giấy thấm, tiến hành thả sâu vào và phun chế phẩm bằng bình phun chuyên dùng. Để sâu ngấm chế phẩm trong 15 giây, thả sâu vào trong hộp thí nghiệm II.

Hộp thí nghiệm II đựng sẵn rau cải sạch có vải màn bịt kín, đây chính là hộp nuôi sâu trong quá trình thí nghiệm.

2.3.3. Phương pháp xác định và thu thập số liệu

- Tiến hành theo dõi số sâu sống còn lại trong mỗi lô thí nghiệm sau phun 7 ngày với định kỳ theo dõi 1lần/ngày.

- Chỉ tiêu theo dõi: Số sâu non SXBT chết được tính hiệu lực theo công thức Aboot

Hiệu quả (%) =CaCaTa

Trong đó Ca là số sâu non sống ở công thức đối chứng sau khi xử lí.

Ta là số sâu non sống ở công thức thí nghiệm sau khi xử lí.

2.4. Phương pháp xử lí số liệu

- Xử lí số liệu trên chương trình Excel và phần mềm thống kê IRRISTAT.

2.5. Tình hình sản xuất rau và thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vậttrong phòng trừ sâu hại tại khu vực thu mẫu nghiên cứu trong phòng trừ sâu hại tại khu vực thu mẫu nghiên cứu

Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ, có toạ độ địa lý từ 18o34’ - 19o30’ vĩ độ Bắc và 103o52’- 105o42’ kinh độ Đông, với tổng diện tích 1637068 ha. Vị trí địa lý có ý nghĩa quan trọng về tự nhiên, kinh tế và xã hội tỉnh Nghệ An. Đặc điểm chung của lãnh thổ Nghệ An là một tổng thể tự nhiên nhiệt đới ẩm, điển hình. Tổng thể này lại thay đổi theo mùa và mang đặc tính khắc nghiệt của miền Trung.

Khí hậu Nghệ An mang đặc tính gió mùa với đặc điểm là nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa. Khí hậu có hai mùa, mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa nóng từ tháng 4 đến tháng 10. Đặc biệt có gió Lào thổi mạnh vào tháng 4 đến tháng 6.

Do điều kiện về điều kiện đất đai và khí hậu, đây là khu vực thích hợp với nhiều loại cây trồng phù hợp với từng mùa trong năm đặc biệt về mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là điều kiện thích hợp trồng các loại rau (cải bắp, cải bẹ, cải ngọt, rau cúc, xà lách,…)

Theo Thái Thị Phương Thảo, (2008) [16], trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay đã hình thành các vùng trồng rau chuyên canh. Có những vùng trồng rau nổi tiếng như rau Hưng Đông (TP. Vinh), rau Quỳnh Lương ( Quỳnh Lưu), Nam Anh

( Nam Đàn),...và một số vùng trồng rau theo thời vụ như Nghi Liên, Nghi Kim (Nghi Lộc), Hưng Phú (Hưng Nguyên)... Hằng năm, cung cấp gần 70.000 tấn rau xanh cho khu vực nội tỉnh.

Riêng Hưng Đông là khu vực sản xuất rau chuyên canh, hằng năm cung cấp cho thị trường thành phố Vinh một lượng rau lớn. Ở đây rau bắt đầu được trồng nhiều từ năm 1976. Đến năm 2000 diện tích đạt 38,6 ha. Nhưng do chuyển đổi cơ cấu kinh tế nên đến năm 2005 toàn xã giảm xuống còn 36,3 ha đất trồng rau, trong đó có 15 ha rau chuyên canh; 4,5 ha rau các loại ngoài đồng, các hợp tác xã (HTX) và 7 ha rau vườn nhà [1].

Theo Trần Văn Quyền (2008) [23], ở các khu vực trồng rau ở Hưng Đông chủ yếu trồng các loại rau ăn lá như: rau cải, xà lách, cải bắp, cải cúc, thì là, các loại rau gia vị. Ngoài ra, tùy thuộc vào mùa vụ còn có một số loại rau ăn củ, quả như xu hào, cải củ... Sản lượng rau năm 2005 là 2972 tấn, trong đó ở HTX rau Đông Vinh đạt 2400 tấn với năng suất 160 tấn/ha, đạt 3864 triệu đồng. Nhưng đến năm 2007, tổng sản lượng rau ở đây chỉ còn 943 tấn. Năng suất rau chuyên canh chỉ đạt 40 tấn/ha.

Hiện nay, sâu bệnh đang là vấn đề gây ra nhiều tổn thất cho các vùng trồng rau nói chung và vùng chuyên canh ở Hưng Đông nói riêng. Đối với các loại rau họ hoa thập tự thì các loài sâu hại như: sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae), sâu đục ngọn (Crocidolomia binotalis), sâu tơ (Plutella xylostella), bọ nhảy (Phyllotreta striolata),...

Theo điều tra của Trần Văn Quyền (2008) [23], tại khu vực sản xuất rau ở các xã Hưng Đông, Nghi Kim, người dân chủ yếu phòng trừ sâu bệnh bằng biện pháp hóa học, việc lạm dụng thuốc hóa học đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Có 37 loại thuốc bảo vệ thực vật được dùng trên rau. Trong đó có 27 loại thuốc không nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được dùng trên rau. Việc sử dụng thuốc của người dân chưa theo nguyên tắc 4 đúng, đa số người dân phun ngay khi thấy sâu bệnh xuất hiện hoặc phun thuốc định kỳ. Số lần phun thuốc cao từ 4 – 20 lần/vụ rau, khoảng cách giữa các lần phun là từ 5 – 15 ngày và thời gian

cách ly tuyệt đối thường là không có. Ngoài ra, nồng độ, liều lượng thuốc mà người dân sử dụng cũng không đúng. Nông dân thường phun thuốc có nồng độ cao hơn hướng dẫn từ 1,2 – 3 lần và liều lượng cao hơn 1,2 – 2 lần [23].

Trước tình hình sâu bệnh phát triển mạnh hầu như người dân sản xuất rau không quan tâm đến vấn đề an toàn của người sử dụng và môi trường, họ chỉ chú ý tới việc sử dụng loại thuốc nào cho hiệu quả phòng trừ tốt nhất. Đặc biệt là đối với những loại sâu hại phát triển mạnh và khó trừ như bọ nhảy, sâu tơ,...

Cũng theo Trần Văn Quyền (2008), [23] cho biết “Hiện nay loại sâu hại khó phòng trừ nhất trên rau là bọ nhảy và sâu xanh bướm trắng. Hầu như chưa có một loại thuốc nào có khả năng tiêu diệt hai loại này vì chúng có khả năng kháng thuốc rất lớn. Trong thời gian gần đây, một số hộ đã dùng thuốc diệt ruồi, muỗi mà công ty môi trường đô thị vẫn hay dùng để phun ở các khu vực công cộng để diệt ruồi, muỗi đem phun lên rau để tiêu diệt bọ nhảy thì thấy nó có khả năng phòng trừ bọ nhảy khá hiệu quả. Sau đó thì một số hộ khác làm theo và họ còn dùng để phun lên bắp cải, cải bẹ, cải xanh để tiêu diệt sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy”. (dẫn theo lời ông Ngô Hồng Hà người sản xuất rau ở xóm Đông Vinh, Hưng Đông).

Trước thực trạng lạm dụng và sử dụng thuốc hóa học không theo đúng nguyên tắc “4 đúng” đã gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước trong vùng gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe cộng đồng. Vấn đề ở chỗ không phải người dân không biết tới các nguyên tắc sử dụng thuốc hóa học một cách an toàn mà họ quá chú trọng đến lợi nhuận kinh tế bất chấp sức khỏe người tiêu dùng và chính cả cộng đồng họ đang sống. Vấn đề đặt ra là phải có một biện pháp đủ mạnh để có thể từng bước thay thế thuốc hóa học, nhưng phải thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.

Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiệu quả phòng trừ của các loại chế phẩm

3.1.1. Hiệu quả phòng trừ của chế phẩm tỏi từ vật liệu tươi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chế phẩm được làm nguyên liệu tỏi tươi, tiến hành ngâm và phun lên SXBT theo từng công thức và cách pha chế khác nhau.

3.1.1.1. Hiệu quả phòng trừ của chế phẩm CP T1

Tiến hành xay nhuyễn tỏi, ớt, hành rồi cho 100ml nước vào, khuấy đều hỗn hợp. Cho xà phòng, nước ấm theo liều lượng đã quy định vào khuấy đều. Ngâm chế phẩm trong 24h, sau đó tiến hành pha chế teo nồng độ thí nghiệm.

Chế phẩm CP T1 được pha chế và phun theo 3 nồng độ lần lượt là: - Nồng độ I có nồng độ là 6,96%

- Nồng độ II có nồng độ là 4,75% - Nồng độ III có nồng độ là 3,61%

Thí nghiệm tiến hành phun thuốc bằng cách sử dụng bình phun vào hộp phun riêng đã có sâu non của P.rapae, để thuốc ngấm 15 giây rồi cho vào hộp nuôi sâu đã có sẵn rau cải. Tiến hành theo dõi số sâu chết trong 7 ngày.

Áp dụng công thức tính hiệu lực thuốc Aboot đối với CP T1, chúng tôi có bảng 3.1.

Bảng 3.1. Hiệu lực của CP T1 đối với sâu non SXBT Công

Thức

Hiệu lực của thuốc sau phun(%)

N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7

NĐ I 94,37c 96,55c 96,51b 96,51b 96,51b 96,51b 96,51b NĐ II 78,70b 85,25b 84,77b 84,55b 84,55b 84,55b 84,31b NĐ III 51,76a 59,16a 58,83a 58,21a 58,21a 58,21a 57,54a

LSD0,05 8,92 10,9 13,39 14,49 14,49 14,49 15,7

CV (%) 5,3 6,0 7,4 8,0 8,0 8,0 8,7

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức theo IRRISTAT

Nồng độ I đạt hiệu quả cao nhất với hiệu lực là 94,37%, tiếp đó là nồng độ II với hiệu lực đạt được là 78,7%, thấp nhất là nồng độ III với giá trị là 51,76% thấp hơn so với nồng độ I là 42,61%.

- Ở thời điểm 2 ngày sau phun:

Sang đến ngày thứ 2, các nồng độ đều tăng hiệu lực so với ngày đầu tiên. Tăng mạnh nhất là nồng độ III với mức tăng 7,4% nhưng hiệu lực trung bình lại thấp nhất (59,16%), tiếp đó là nồng độ II với mức tăng 6,55% đạt hiệu lực 85,25%. Mặc dù có mức tăng thấp nhất là 2,18% nhưng nồng độ I vẫn có đạt hiệu lực cao nhất trong 3 nồng độ với giá trị 96,55%. Ngày thứ 2 sau phun là đỉnh cao nhất của hiệu lực thuốc đối với sâu non của SXBT.

- Ở thời điểm ngày thứ 3 sau phun:

Ở giai đoạn này, hiệu lực thuốc ở các nồng độ đều giảm xuống mặc dù mức giảm không đáng kể. Ở ngày thứ 3 sau phun, có mức giảm cao nhất cũng chỉ đạt 0,48% ở nồng độ II và đạt hiệu lực 84,77%. Đạt hiệu lực cao nhất là nồng độ I với giá trị là 96,51% (giảm 0,04%), thấp nhất là nồng độ III với hiệu lực 58,83% (giảm 0,33%).

- Ở thời điểm ngày thứ 4 sau phun:

Vào ngày thứ 4 sau phun, hiệu lực thuốc giảm xuống ở nồng độ II và III với mức giảm không đáng kể. Hiệu lực đạt được lần lượt là 84,55% và 58,21%. Nồng độ I vẫn giữ nguyên giá trị ở mức hiệu lực là 96,51%.

- Ở thời điểm từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 sau phun:

Các nồng độ đều giữ nguyên giá trị từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7. Chỉ có nồng độ II và III giảm không đáng kể (0,24% và 0,67%) vào ngày thứ 7 sau phun.

Thực nghiệm cho thấy các nồng độ của công thức CP T1 đều cho hiệu lực cao với sâu non của SXBT với hiệu lực cao từ 59,16% - 96,55%. Trong đó cao nhất ở nồng độ I với hiệu lực đạt 96,55%.

Một phần của tài liệu Hiệu lực phòng trừ sâu xanh bướm trắng ( pieris rapae linnaeus ) của chế phẩm từ cây gia vị (Trang 28 - 33)