Lý do của việc đổi mới chơng trình giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông huyện tiên lữ tỉnh hưng yên luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 33 - 35)

1) Do yêu cầu của sự phát triển KTXH đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới. Đất nớc ta đang bớc vào giai đoạn CNH, HĐH với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nớc nông nghiệp về cơ bản trở thành nớc công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Để đáp ứng với yêu cầu của giai đoạn mới, ngời lao động, ngoài các phẩm chất nh lòng yêu nớc, yêu chủ nghĩa xã hội, quý trọng và hăng say lao động, có lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm, còn cần những phẩm chất khác nh: có năng lực hợp tác, có khả năng giao tiếp, năng lực chuyển đổi nghề nghiệp theo yêu cầu mới của sản xuất và thị trờng lao động, năng lực quản lý, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; tôn trọng và nghiêm túc tuân theo pháp luật; quan tâm và tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu; có t duy phê phán, có khả năng thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống. Chơng trình giáo dục phải bắt đầu từ giáo dục phổ thông cần có những điều chỉnh đạt đợc mục đích đào tạo những ngời lao động nh vậy.

2) Sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ thể hiện qua các lý thuyết , các thành tựu mới và khả năng ứng dụng cao, rộng và nhanh vào thực tế buộc chơng trình, sách giáo khoa phải luôn đợc xem xét, điều chỉnh. Nội dung học vấn đợc hình thành và phát triển trong nhà trờng phải góp phần quan trọng để phát triển hứng thú và năng lực nhận thức của HS; cung cấp cho HS những kỹ năng cần thiết cho việc tự học và tự giáo dục sau này. Chơng trình và sách giáo khoa phải góp phần tích cực trong việc thực hiện yêu cầu đó.

3) Do có những thay đổi trong đối tợng giáo dục. Những kết quả nghiên cứu tâm - sinh lý của HS và điều tra xã hội học gần đây cho thấy thanh thiếu niên có những thay đổi trong sự phát triển tâm - sinh lý. Mặt khác sự bùng nổ của công nghệ thông tin khiến HS có thể tiếp cận tri thức từ nhiều nguồn khác nhau, ở mọi nơi mọi chỗ; nhà trờng không còn là nơi cung cấp tri thức duy nhất. Trong học tập, họ không thoả mãn với vai trò là ngời tiếp thu thụ động, không chỉ chấp nhận các giải pháp có sẵn đợc đa ra. Nh vậy, ở lứa tuổi này nảy sinh một yêu cầu và cũng là một quá trình: sự lĩnh hội độc lập các tri thức và phát triển kỹ năng. Nhng các phơng thức học tập tự lập ở HS nếu muốn đợc hình thành và phát triển một cách có chủ định thì cần thiết phải có sự hớng dẫn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi. Chơng trình và đặc biệt là sách giáo khoa có một vai trò hết sức quan trọng.

4) Do nhu cầu phải hoà chung xu thế đổi mới tiến bộ trên thế giới trong lĩnh vực chơng trình, sách giáo khoa, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay. Đây cũng là một trong những yêu cầu cần thiết, nhất là trong bối cảnh thế giới hiện nay với xu thế hoà nhập.Trong khi đó chơng trình và sách giáo khoa trớc đổi mới theo quan điểm tiếp cận cũ nên không còn phù hợp. Xu thế đổi mới cũng nhằm khắc phục tình trạng sản phẩm của giáo dục không đáp ứng đợc yêu cầu biến đổi nhanh và đa dạng của sự phát triển xã hội, sự bất bình đẳng về cơ hội tiếp nhận giáo dục mà biểu hiện chủ yếu là sự cách biệt về điều kiện, về trình độ

giữa các địa phơng và khu vực, cách biệt giữa giới tính và địa vị xã hội. Trào lu cải cách giáo dục lần thứ 3 của thế kỷ XX đang hớng vào việc khắc phục những biểu hiện nói trên để chuẩn bị cho thế hệ trẻ ở các quốc gia bớc vào thế kỷ XXI.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông huyện tiên lữ tỉnh hưng yên luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w