Sơ đồ nguyên lý

Một phần của tài liệu Khảo sát các đặc trưng quang học của quang trở cds và ứng dụng của nó luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 34 - 35)

Mạch được thiết kế gồm 4 ngõ ra dùng để điều khiển hệ thống 4 bộ đèn chiếu sáng. Mỗi bộ đèn được điều khiển bởi 1 transistor trường, 1 transistor khuyếch đại và 1 triăc đóng ngắt cho các bộ đèn (như hình 3.1).

Khi quang trở nhận ánh sáng chiếu tới nó, do điện trở phụ thuộc vào độ rọi nên khi điện trở thay đổi, điện thế trên điểm B cũng thay đổi. Điện thế này được phân cực đưa vào các cực G của các transistor trường. Vì các transistor trường có điện trở nội GS vô cùng lớn nên chúng không ảnh hưởng đến điện áp tại B và do đó mạch sẽ ổn định hơn. Tuỳ thuộc vào điện áp tại B mà điện áp được đưa vào các chân G của các transistor trường sẽ

mở hay ngắt, thông qua transistor khuyếch đại, được đưa vào chân G của triắc và điều khiển đóng ngắt từng bộ bóng đèn. Cụ thể, khi điện thế chân G của transistor trường T1 chưa đạt 2V thì T1 chưa hoạt động tức là chưa có dòng điện chạy qua T1 tức ID1=0 , điện thế chân D của T1 nối với chân B của transistor thường T1/ bằng nhau và bằng 12V. Lúc này điện thế chân E của T1/ cũng bằng 12V, khi đó UBE của T1/ bằng 0 nên T1/ không hoạt động. Vì chân E của T1/ nối với chân G của triac T11 thông qua điện trở cản dòng R/

11 nên không có hiệu điện thế giữa cực G và cực MT1 của T11, do vậy triac T11 khóa tức là không có dòng điện xoay chiều đi qua bóng đèn Đ1 – đèn tắt.

Ngược lại khi điện thế chân G của T1 đạt đủ hoặc lớn hơn 2V thì T1

thông, điện áp của chân D nối với chân B của T1/ giảm xuống thấp hơn 12V. Khi đó điện áp giữa chân E và chân B của T1/ khác 0 (UEB > 0) tranzito T1/ thông, có dòng chạy qua chân E tới chân G của T11 nên có hiệu điện thế giữa chân G và MT1 của triac T11. Điều này dẫn đến T11 thông làm cho có dòng điện chạy qua bóng đèn 1 làm đèn sáng.

Một phần của tài liệu Khảo sát các đặc trưng quang học của quang trở cds và ứng dụng của nó luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 34 - 35)