1. 1T nh cần thiết của đề tài
3.3 Xây dựng mô hình nghiên cứu:
Sau khi nghiên cứu những cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng lên giá vàng cũng như lý thuyết về mô hình VAR, tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài. Việc lựa chọn mô hình VAR là do những ưu điểm của nó so với các mô hình khác như ARCH, GARCH, ARIMA… Bên cạnh đó, tác giả cũng đã khắc phục được những nhược điểm của mô hình VAR như sau:
Thứ nhấ , ược đ m về vi c sử dụng ít thông tin tiên nghi m. Tác giả đã kết hợp hai phương pháp phân t ch định t nh và định lượng, do đó, ngoài việc phân tích kết quả của mô hình VAR và các kiểm định liên quan, tác giả có kết hợp với việc so sánh, đối chiếu với kết quả của các nghiên cứu trước đây để làm rõ hơn về các mối quan hệ tìm được.
Thứ , ược đ m về sự hạn ch trong phân tích chính sách. Khi xây dựng mô hình VAR gồm 10 phương trình, mỗi phương trình có 10 biến, tác giả sẽ tập trung vào phân t ch mô hình ước lượng giá vàng Việt Nam, tiến hành loại bỏ những biến không thực sự ảnh hưởng đến giá vàng thông qua một số kiểm định liên quan.Từ đó, đưa ra mô hình cuối cùng phù hợp cho việc phân tích chính sách.
Thứ , ược đ m về lựa chọ độ trễ. Việc lựa chọn độ trễ phù hợp được giải quyết thông qua các tiêu chuẩn AIC, HQ và SC. Bên cạnh đó, cỡ mẫu là 156 quan sát đủ lớn để ước lượng được các tham số của mô hình với sự trợ giúp của phần mềm Eview.
Thứ ư, ược đ m về tính dừng của dữ li u. Thông thường, dữ liệu thời gian hầu như là dữ liệu không dừng. Vì vậy, khi sử dụng bất cứ mô hình nào cũng đều sẽ gặp nhược điểm này. Tác giả khắc phục bằng cách kiểm định tính dừng của tất cả dữ liệu và khử tính không dừng thông qua việc lấy sai phân bậc 1.
Cuối cùng, để phân t ch rõ hơn về ảnh hưởng của các yếu tố lên giá vàng, tác giả cũng kết hợp phân t ch phân rã phương sai và hàm phản ứng đẩy.
35
3.3.1 Giả ịnh nghiên cứu:
Để đơn giản hóa cho việc phân t ch, tác giả đưa ra giả định: lượng cung vàng Việt Nam chỉ phụ thuộc vào giá vàng thế giới, nó được xem là chi ph nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất vàng trong nước.
3.3.2 Giả thiết nghiên cứu
Để phân t ch tác động của yếu tố kỳ vọng lên giá vàng trong nước, tác giả đặt biến giả EI là yếu tố kỳ vọng của nhà đầu tư, với giả thiết là EI có thể lượng hóa được. Trong nghiên cứu này, EI sẽ nhận giá trị là 1 nếu nhà đầu tư kỳ vọng tốt về thị trường vàng hoặc kỳ vọng xấu về nền kinh tế. Khi nhà đầu tư kỳ vọng tốt về thị trường vàng, họ ngh rằng vàng sẽ tăng giá trong tương lai và do đó có động cơ để đầu tư vào vàng để tìm kiếm lợi nhuận; bên cạnh đó, khi nhà đầu tư kỳ vọng xấu về nền kinh tế thì vàng lại trở thành nơi trú ngụ an toàn có thể đảm bảo giá trị của tài sản cho nhà đầu tư, và do đó họ đầu tư vào vàng để bảo hiểm rủi ro. Trong những điều kiện khác, EI nhận giá trị là 0.
Như vậy, trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 12 năm 2011 EI sẽ nhận giá trị là 1, do trong khoảng thời gian này, khủng hoảng tài ch nh nổ ra, kinh tế suy thoái và thị trường chứng khoán cũng suy giảm; những thời kỳ c n lại EI nhận giá trị là 0.
3.3.3 Dữ li u nghiên cứu:
Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu theo tháng trong giai đoạn từ tháng 12 năm 2000 đến tháng 12 năm 2013 được thu thập thông qua nhiều nguồn khác nhau gồm giá vàng trong nước, giá vàng thế giới, giá dầu, tỷ lệ lạm phát, lượng cầu vàng trong nước, kỳ v ng nhà đầu tư, VN-Index, Tỷ giá hối đoái, lãi suất và cung tiền M2. Tất cả dữ liệu đều được thu thập qua 157 thời kỳ.
Riêng yếu tố kỳ vọng của nhà đầu tư được lấy theo tính toán riêng của tác giả với giả thiết đã trình bày ở phần trước:
36
ả 1 a ục dữ l u ng cứu
ữ l u u Ký ơ vị uồ
Giá vàng trong nước VGP ngàn đồng/lượng Tổng cục Thống kê VN gso.gov.vn
Giá vàng thế giới WGP USD/oz Hiệp hội vàng thế giới
gold.org
Giá dầu WOP USD/th ng indexmundi.com
Tỉ lệ lạm phát INF % Tổng cục Thống kê VN
gso.gov.vn Lượng cầu vàng
trong nước GD tấn Hiệp hội vàng thế giới gold.org
Kỳ vọng nhà đầu tư EI Giả định của tác giả
VN-Index VNI
Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM
hsx.vn Tỷ giá hối đoái
USD/VNĐ EX đồng/USD
Ngân hàng Nhà nước VN sbv.gov.vn
Lãi suất R % Ngân hàng Nhà nước VN
sbv.gov.vn
Cung tiền M2 M2 tỉ đồng Ủy ban kinh tế
ecna.gov.vn
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Trong đó:
Giá vàng trong nước là giá vàng SJC t nh theo đơn vị triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới là giá mở cửa của ngày đầu giao dịch trong tháng, được tính theo USD/ounce, 1 ounce (hay oz tương đương 0,83 lượng.
Giá dầu thế giới là trung bình cộng giá mở cửa của 3 loại: giá dầu Brent, giá dầu West Texas Intermediate và giá dầu Dubai Fateh vào ngày đầu tiên của tháng, đơn vị là USD/thùng. Một th ng tương đương khoảng 158,987 lít.
37
Tỷ lệ lạm phát hàng tháng được tính bằng tỷ lệ gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng tính toán so với tháng trước đó. Đơn vị tính là %/tháng.
Lượng cầu vàng trong nước tính bằng tấn được cung cấp bởi Hiệp hội Vàng thế giới tại website gold.org.
Kỳ vọng nhà đầu tư là biến giả: nhận giá trị là 1 nếu nhà đầu tư có kỳ vọng tốt và nhận giá trị là 0 nếu không có kỳ vọng tốt về thị trường vàng.
Chỉ số VN-Index sử dụng giá mở cửa của ngày đầu giao dịch trong tháng.
Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả thu thập tỷ lệ trao đổi giữa tiền Đô la Mỹ và tiền Đồng Việt Nam (USD/VND). Tỷ giá USD/VND sử dụng là trung bình của mức giá chào mua và giá chào bán đồng USD vào ngày đầu trong tháng.
Dữ liệu lãi suất sử dụng trong luận văn là lãi suất tái chiết khấu thực tế được cung cấp bởi website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đơn vị là %/năm.
Cung tiền M2 được hiểu là cung tiền rộng bao gồm: tổng lượng tiền mặt do Ngân hàng Nhà nước phát hành đang được lưu thông, tiền mà các ngân hàng thương mại gửi tại ngân hàng trung ương và chuẩn tệ (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn… tại các tổ chức tín dụng) được công bố trên website của Ủy ban Kinh tế ecna.gov.vn.
3.3.4 Giả thuyết nghiên cứu
Tác giả căn cứ vào những kết quả nghiên cứu trước đó, đồng thời dựa vào biểu đồ phân tán của các biến so với giá vàng để có thể đưa ra các giả thuyết nghiên cứu trong luận văn.
Biểu đồ phân tán ở hình 3.2 phác họa mối quan hệ giữa giá vàng trong nước với giá vàng thế giới, giá dầu, tỷ giá và lạm phát. Trong đó, giá vàng Việt Nam có mối quan hệ tuyến tính cùng chiều khá rõ ràng với giá vàng thế giới và tỷ giá. Giá
38
dầu thế giới và giá vàng trong nước cũng có mối quan hệ cùng chiều nhưng yếu hơn. Trong khi giá vàng và lạm phát không có mối quan hệ rõ ràng.
VGP và WGP VGP và WOP
VGP và EX VGP và INF
39
Hình 3.3 biểu thị mối quan hệ giữa giá vàng trong nước với cung tiền M2, chỉ số VN-Index, lãi suất và cầu về vàng. Trong đó, biểu đồ giữa cung tiền và giá vàng cho thấy mối quan hệ tuyến tính khá cao. Còn lãi suất, chỉ số chứng khoán, và cầu vàng không cho sơ đồ quan hệ rõ ràng.
VGP và M2 VGP và VNI
VGP và R VGP và GD
40
Để dự đoán những mối quan hệ chưa rõ ràng, tác giả dựa vào cơ sở lý luận của đề tài và kết quả phân tích từ những nghiên cứu trước đây như đã trình bày trong chương 2.
Từ đó, tác giả đưa ra bảng kỳ vọng về dấu của các ước lượng như sau:
Bảng 3.2 Kỳ v ng v dấu của các mối quan h
Biến Kỳ v ng dấu
Giá vàng thế giới +
Giá dầu thế giới +
Tỷ giá hối đoái +
Tỷ lệ lạm phát + Cung tiền M2 + Lượng cầu vàng + Kỳ vọng đầu tư + Chỉ số chứng khoán VN-Index - Lãi suất -
(Nguồn: tính toán của tác giả)
Kỳ vọng về các mối quan hệ sẽ được tìm thấy tương ứng với các giả thuyết nghiên cứu sau:
H1: Giá vàng thế giới ảnh hưởng cùng chiều lên giá vàng trong nước.
H2: Giá dầu thế giới ảnh hưởng cùng chiều lên giá vàng trong nước.
H3: Tỉ giá hối đoái ảnh hưởng cùng chiều lên giá vàng trong nước.
H4: Tỉ lệ lạm phát ảnh hưởng cùng chiều lên giá vàng trong nước.
41
H6: Lượng cầu vàng ảnh hưởng cùng chiều lên giá vàng trong nước.
H7: Kỳ vọng đầu tư có ảnh hưởng cùng chiều lên giá vàng trong nước.
H8: Chỉ số chứng khoán VN-Index ảnh hưởng ngược chiều lên giá vàng trong nước.
H9: Lãi suất ảnh hưởng ngược chiều lên giá vàng trong nước.
3.3.5 c bƣ c thực hi n:
Mô hình VAR d ng để kiểm định các yếu tố tác động lên giá vàng trong nước cũng như đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố được thực hiện thông qua các bước sau:
Đầu tiên, tác giả tiến hành kiểm định tính dừng của dữ liệu để tránh hiện tượng hồi quy giả mạo. Nếu kết quả là không dừng thì sẽ khử tính không dừng của dữ liệu theo phương pháp lấy sai phân.
Thứ hai, xác định độ trễ tối ưu dựa vào giá trị của các thống kê AIC, HQ và SC. Độ trễ tối ưu được lựa chọn sao cho giá trị của các thống kê này là nhỏ nhất.
Thứ ba, kiểm định đồng liên kết để xem xét mối tương quan dài hạn giữa giá vàng trong nước và các yếu tố còn lại.
Thứ ư, ước lượng mô hình VAR và kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa giá vàng trong nước với các yếu tố còn lại thông qua kiểm định Granger. Kết quả sẽ cho biết sự thay đổi của các biến có ảnh hưởng đến sự thay đổi trong VGP hay không và ngược lại, sự thay đổi trong VGP có ảnh hưởng đến các biến còn lại không.
Thứ , kiểm định tính ổn định của mô hình thông qua việc kiểm định nghiệm đơn vị của phần dư và kiểm định nghiệm của đa thức đặc trưng.
42
Cuối cùng, dùng kết quả phân rã phương sai và hàm phản ứng đẩy để xem xét mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố lên giá vàng Việt Nam, cũng như lượng thông tin mà mỗi yếu tố góp phần giải thích sự thay đổi trong giá vàng Việt Nam.
Các kỹ thuật được tác giả đề cập ở trên đều được thực hiện với sự trợ giúp của phần mềm Eviews 6.0.
Kết luậ c ƣơ 3
Mô hình VAR cùng với những ưu điểm của nó đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhằm phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các biến số kinh tế trong đó có thị trường vàng, đặc biệt việc ứng dụng mô hình này đã giúp hai nhà kinh tế học Christopher A. Sims và Thomas Sargent đoạt giải Nobel kinh tế năm 2011.
Tại Việt Nam, mô hình VAR đã được ứng dụng để xác định mối quan hệ giữa một số biến số kinh tế như lạm phát và chỉ số chứng khoán, GDP và lạm phát,… nhưng việc ứng dụng mô hình này cho thị trường vàng còn hạn chế. Cùng với dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành xây dựng mô hình VAR cho thị trường vàng Việt Nam với kỳ vọng tìm được mối quan hệ đồng biến giữa giá vàng Việt Nam và các biến số: giá vàng thế giới, giá dầu, tỷ giá, lạm phát, cung tiền và kỳ vọng đầu tư, đồng thời cũng kỳ vọng tìm được mối quan hệ nghịch biến giữa giá vàng trong nước với 3 biến còn lại là chỉ số chứng khoán, lượng cầu vàng và lãi suất. Kết quả kiểm định các giả thuyết này sẽ được tác giả phân tích và kết luận trong nội dung chương 4.
43
ƢƠ 4
KẾ Ả Ứ Ả Ậ 4 1 Kết quả cứu v c c ể ị
4.1.1 Thống kê mô tả
Dựa theo dữ liệu thu thập được qua 157 thời kỳ từ tháng 12 năm 2000 đến tháng 12 năm 2013, tác giả đưa ra bảng kết quả thống kê mô tả các biến. Dựa theo hệ số biến thiên thì lãi suất và tỷ giá có mức dao động nhỏ trong khi các biến số còn lại có mức dao động khá lớn đặc biệt là cung tiền M2, lạm phát và giá vàng trong nước.
Giá vàng Việt Nam có biên độ dao động lớn từ 4,53 triệu đồng/lượng đến 45,98 triệu đồng/lượng tương ứng với biên độ dao động của giá vàng thế giới là 261 USD/oz đến 1781 USD/oz, điều này làm cho giá trị độ lệch chuẩn lớn và giá trị trung bình t có ý ngh a. Giá vàng cao kỷ lục vào thời điểm tháng 9 năm 2011, trong nước giá vàng là 45,98 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới là 44,71 triệu đồng/lượng. Lượng cầu vàng trung bình là 6,4 tấn/tháng và cao nhất vào quý 1 năm 2008.
Cùng với xu hướng biến động của giá vàng, giá dầu thế giới cũng có khoảng biến động lớn từ 18,52 USD/th ng đến 132 USD/thùng. Do tình trạng nhiên liệu ngày càng trở nên khan hiếm, giá dầu có xu hướng tăng rõ rệt qua các năm.
Cũng trong thời kỳ này, lạm phát trong nước trung bình là 8,55%/năm. Trong đó, năm 2000 và năm 2001 là thời kỳ giảm phát và lạm phát cao nhất được ghi nhận vào nửa cuối năm 2008 trên 20%/năm .
Kết quả thống kê mô tả cũng chỉ ra rằng, biến động trong lãi suất và tỷ giá hối đoái là không đáng kể, điều này do chính sách quản lý tiền tệ và lãi suất của Ngân hàng nhà nước là khá chặt chẽ.
44
Riêng về chỉ số VN-Index, ra đời từ giữa năm 2000 nên nhìn chung thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá non trẻ, do đó thường xuyên có những biến động lớn về mặt giá trị và chỉ mới đi vào ổn định trong khoảng 5 năm trở lại đây. So với mức điểm 600 đến khoảng 650 hiện nay thì VN-Index đã từng chứng kiến mức tăng điểm kỷ lục vào ngày 12 tháng 3 năm 2007 đạt 1170,67 điểm.
(Nguồn: tính toán của tác giả)
4.1.2 Phân t c tƣơ qua
Để xét mối tương quan giữa các biến, tác giả sử dụng hệ số tương quan được cho bởi bảng ma trận hệ số tương quan (Xem thêm phụ lục 2).
ả 1 Kết quả t ố ô tả của c c b ế cứu
EI EX GD INF M2 R VGP VNI WGP WOP
Trung bình 0,32 17.303 6,40 8,55 1.376.231 7,56 19.042 416,0 828,80 65,56 Trung vị - 16.057 6,10 7,42 1.029.560 6,50 13.071 413,7 668,30 64,65 GTLN 1,00 21.220 14,60 28,24 3.825.304 15,00 45.980 1.137,7 1.780,60 132,55 GTNN - 14.509 2,67 -1,80 196.994 4,80 4.527 136,2 260,80 18,52 Độ lệch chuẩn 0,47 2.231 2,24 6,52 1.095.558 2,91 13.860 219,6 484,86 31,33 Hệ số biến thiên 1,45 0,13 0,35 0,76 0,80 0,38 0,73 0,53 0,59 0,48 Chỉ số Skewness 0,75 0,69 1,58 1,20 0,68 1,37 0,71 1,39 0,54 0,15 Chỉ số Kurtosis 1,56 1,86 6,04 4,20 2,14 3,89 2,02 5,00 1,91 1,75 Thống kê J-B 28,21 20,93 125,81 47,06 16,85 54,60 19,61 76,67 15,37 10,80 Xác suất 0,00 0,00 - - 0,00 - 0,00 - 0,00 0,00 Số quan sát 157 157 157 157 157 157 157 157 157 157