Mức giá luôn tăng và lương cũng tăng theo. Hoặc nhìn theo cách khác, lương tăng và giá cũng tăng theo. Đây là điều đã và đang xảy ra ở Việt Nam. Hay nói cách khác, không hẳn nước nào cũng diễn ra nghịch lý giá lương tiền, nhưng hiện nay, Việt Nam đang phải đối diện với nó như một trong những vấn đề đau đầu nhất.
Theo dõi bảng số liệu sau:
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 CPI 0.8 4 3 9.5 8.4 6.6 12.6 19.9 6.52 11.75 18.13 GDP 6.79 6.89 7.08 7.34 7.79 8.44 8.23 8.46 6.18 6.32 6.78 Lương tối thiểu 210 210 290 290 350 450 450 540 650 730 830
(Chỉ số CPI và tốc độ tăng GDP: %; Lương tối thiểu: trăm ngàn)
Theo cách tính toán của TS. Nguyễn Quang A tại diễn đàn về định hướng cải cách tiền lương công chức thời kỳ 2011-2020 được tổ chức cuối năm ngoái, ta có thể tính mức tăng lương thực từ bảng thống kê trên.
Theo đó, từ 2001 đến 2010, đồng tiền đã mất giá 2,154 lần (nhân (1+CPI) của tất cả các năm). GDP tăng trong thời gian tương ứng là 2,172 lần trong khi mức lương tối thiểu của công chức đã tăng 3,952 lần.
Theo TS Nguyễn Quang A thì có lẽ đấy là lý lẽ căn bản của việc điều chỉnh lương tối thiểu.
Cũng từ bảng thống kê trên có thể thấy 3 cặp năm mà lương tối thiểu không được điều chỉnh là 2001-2002, 2003-2004 và 2006-2007. Trước năm có thay đổi lương tối thiểu, lạm phát đều tăng cao so với các năm trước.
Nghịch lý ở đây rõ ràng là mức tăng lương thấp hơn so với mức tăng thu nhập bình quân đầu người và mức lạm phát, nhưng tại sao mỗi lần tăng lương lại là một lần tạo ra áp lực lạm phát. Nguyên nhân của nghịch lý này là gì?
Trả lời báo chí mới đây, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) khẳng dịnh cũng như các lần trước, Nhà nước không in thêm tiền mà nguồn để thực hiện tăng lương xuất phát từ thành quả của phát triển kinh tế.
"Như vậy, về nguyên lý thì chúng ta không tăng tiền của tổng nền kinh tế nên không gây sức ép đến mặt bằng giá," ông Thỏa nói. "Tuy nhiên, về thực tế vẫn gây sức ép đến mặt bằng giá do quỹ tiêu dùng hàng hóa dịch vụ tăng. Quỹ này trực tiếp ra thị trường và "chui" vào giá hàng hóa, dịch vụ, cộng thêm yếu tố tâm lý "điều tiết" của người bán hàng tác động vào... " ( theo vietnamnet.vn)
Vấn đề đặt ra ở đây là mỗi khi tăng lương thì người ăn lương lại càng cảm thấy bị thiệt nhiều hơn vì giá tăng. Cứ khi nào lương chuẩn bị tăng thì giá đã tăng trước. Điều này càng đúng vào thời điểm hiện nay, khi mà áp lực tăng giá vốn đã rất lớn.
Hiện tượng tăng giá này phản ánh đúng quy luật kinh tế. Khi mà tất cả mọi người đều biết rằng vào một thời điểm nhất định trong tương lai, nhiều người dân sẽ được tăng thêm 20% tiền thu nhập, cảm nhận chung của thị trường là nền kinh tế đột nhiên có thêm một lượng lớn tiền trong khi lượng hàng hoá vẫn vậy nên việc giá tăng là tất yếu.
Có lẽ phải xét đến tác động tâm lý, phát sinh một cách đột biến, từ mỗi lần tăng lương ở Việt Nam.Từ năm 1993 đến nay (chưa kể đợt tăng lương sắp đến), lương đã
được tăng 4 lần, mỗi lần tăng khoảng 20%. Mức tăng này tuy thấp hơn mức tăng trưởng kinh tế và lạm phát tính từ lần tăng lương trước, nhưng lại cao gấp đôi mức tăng trưởng kinh tế cộng với lạm phát của năm trước đó. Điều này đã tạo ra áp lực tâm lý làm giá tăng giá theo dây chuyền, và lạm phát là điều tất yếu xảy ra.
Trong lần tăng gần đây nhất( tháng 5/2011), lương tối thiểu được nâng từ mức 730 nghìn đồng lên mức 830 nghìn đồng, tăng 84.44% so với mức của năm 2006. Trong cùng thời gian đó, lạm phát đo bằng CPI tăng 97.5% ( so CPI của tháng 9/2011 với tháng 1/2006). Nói cách khác, lương tối thiểu thực tế ( sau khi đã điều chỉnh mức trượt giá) tại thời điểm hiện nay thấp hơn so với hồi đầu năm 2006, chỉ bằng 96.6 %. Chính vì thế những người sống bằng lương tối thiểu hoặc có thu nhập tính cố định theo lương tối thiểu hiện nay có cuộc sống tồi tệ hơn hồi 6 năm trước.
Trong cùng thời kì, GDP( đã hiệu chỉnh thep lạm phát), tăng khoảng 35.4%, tức là trung bình mỗi năm khoảng 5.9%. Với mức dân số giảm dần, GDP bình quân theo đầu người trong giai đoạn này tăng khoảng 13.3%, tức là trung bình tăng khoảng 2.21% mỗi năm.
Từ những thực tế trên ta thấy cuộc đua giá lương luôn là cuộc rượt đuổi mệt nhọc mà người đến sau luôn là lương.Từ đó làm cho tốc độ lạm phát ngày càng khó kiểm soát hơn. Và một trong những hậu quả của cuộc rượt đuổi này đã gây ra những tác động rất xấu đến nền kinh tế và xã hội đó là thực trạng tranh chấp lao động. Thực tế này xuất phát từ thực tế rất nhiều DN đã trả lương cơ bản bằng hoặc cao hơn so với mức tiền lương tối thiểu.Với những DN tiền lương thực trả đã cao hơn mức quy định, đến thời điểm áp dụng mức lương tối thiểu mới, khi thấy DN không có động tĩnh gì, NLĐ nếu không được giải thích, rất dễ nảy sinh tâm lý so sánh giữa DN này và DN khác, dẫn đến tranh chấp lao động.Trong tình hình hiện nay, nếu điều chỉnh lương tối thiểu lên thật cao, DN gặp khó khăn trong sản xuất, có thể phải sa thải lượng lớn lao động hoặc đóng cửa giải thể. Cơ chế tiền lương hiện tại đang được đánh giá là bất hợp lý khi phân theo vùng nhưng lại không phân theo ngành nghề, loại hình doanh nghiệp
ngành sản xuất. Mỗi ngành sản xuất, mỗi doanh nghiệp trong từng thời điểm sẽ có phí sản xuất, hao phí lao động, hiệu quả lao động khác nhau nhưng lại áp một loại lương.Chừng nào còn chưa gỡ được bất cập này thì cho dù tiền lương có liên tục chạy theo tốc độ trượt giá cũng chưa thể giải quyết triệt để được vấn đề.
2.3.Thống kê tình hình lương tối thiểu và giá của Việt Nam với một số nước khác.
TÌNH HÌNH VỀ GIÁ, LƯƠNG TỐI THIỂU Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI
QUỐC GIA LƯƠNG TỐI THIỂU
TỐC ĐỘ TĂNG LƯƠNG TỐI THIỂU (so với năm 2010)
LẠM PHÁT 2011
THÁI LAN 150USD/tháng 0% 4,02%
TRUNG QUỐC 105- 207USD/tháng 9-23% 5% HOA KỲ 8-9USD/giờ 10,3-12% 3,9% HONGKONG 3,6USD/giờ 17% 2,9% NHẬT BẢN 8,76USD/giờ - -2,6% VIỆT NAM 39,903- 96,15USD/tháng 13,698% 18,58% NEW ZEALAND 12,5USD/giờ - 5% HÀN QUỐC 3,699USD/giờ 5,1% 4,6%
Bảng so sánh về mức lương tối thiểu, tốc độ tăng lương tối thiểu và tốc độ tăng giá ở một số quốc gia
(Số liệu tính đến hết năm 2011)
Nguồn: Tổng hợp từ báo VnEconomy và số liệu tại trang web của IMF.
Lương tối thiểu
Công nhân Trung Quốc được tăng lương thực tế trung bình 12,6% / năm từ năm 2000 đến 2009 so với 1,5% tại Indonesia và không tăng tại Thái Lan.
Ở mức khoảng 400 USD một tháng (so với lương tối thiểu của TQ tính đến hết năm 2011), công nhân Trung Quốc đang có mức lương cao hơn gấp 3 lần so với công nhân tại Indonesia, và 5 lần tại Việt Nam mặc dù vẫn được coi là rẻ hơn so với tại Đài Loan và Malaysia.
Tuy nhiên, tính toán đơn giản đó lại không tính đến những thay đổi trong năng suất tương ứng. Stephen Roach, chủ tịch của Morgan Stanley Asia cho biết các dữ liệu của ngân hàng thế giới cho thấy rằng tăng trưởng năng suất lao động trong sản xuất tại Trung Quốc từ dao động từ 10 đến 15% /năm kể từ năm 1990.
Mức tăng trưởng trung bình gần bằng mức tăng lương thực tế hàng năm trong thập kỷ qua cho thấy chi phí lao động thực ra tăng rất ít.
Theo thống kê của Bộ Nhân lực và An sinh xã hội TQ, tính đến cuối tháng 9 năm 2011 vừa qua, 21 trong tổng số 31 tỉnh thành của Trung Quốc đã tăng lương tối thiểu thêm 21,7%.
Bên cạnh đó, 7 tỉnh khác hứa tăng lương tối thiểu trước thời điểm cuối năm 2011. Hiện tại, mức lương tối thiểu cao nhất là ở thành phố Thâm Quyến, đạt 1.320 nhân dân tệ/tháng (207USD). Nếu tính tiền lương tối thiểu trả theo giờ, Bắc Kinh là nơi đạt mức cao nhất với 13 nhân dân tệ (2USD) cho mỗi giờ làm việc. Chính phủ TQ đặt mục tiêu đưa thu nhập trung bình tăng nhanh hơn so với tăng trưởng GDP trong 5 năm tới.
Tạp chí Financial Times phân tích rằng, việc tăng lương tối thiểu là xu hướng phù hợp với nỗ lực tăng sức mua và tiêu dùng trong nước của TQ, cộng với việc lạm phát thực tế của TQ luôn ở mức cao, chi phí sinh hoạt đang ngày càng đắt đỏ. Tuy nhiên, chi phí tăng lao động tăng lên do lương tối thiểu tăng đồng nghĩa với việc TQ có thể bị mất đi danh hiệu “công xưởng giá rẻ” của thế giới.
Tập đoàn tư vấn tài chính KPMG cho biết, lương tối thiểu ở TQ hiện cao gấp 4 lần so với các nước Nam Á và Đông Nam Á. Khi giá lao động ở TQ tăng lên, các Cty nước ngoài sẽ đi tìm những thị trường có giá rẻ hơn, như Indonesia, Bangladesh và đặc biệt là Việt Nam vì Việt Nam có mô hình kinh tế khá giống với TQ và vị trí địa lý tiếp giáp với TQ.
Lạm phát ảnh hưởng đến giá:
Ở Trung Quốc, người dân phải đối mặt với sức ép tăng giá và lạm phát. Trong tháng 1-2011, lạm phát tăng 4,9% (tháng 12-2010 là 4,6%), trong đó giá thực phẩm tăng tới 10,3%. Các nhà phân tích nhận định Trung Quốc sẽ phải đối đầu với lạm phát tăng cao hơn trong những tháng tới vì chính phủ không thể tăng nhanh nguồn cung cấp thực phẩm.
Đáng ngại hơn, giá xăng dầu tại Trung Quốc lại đã tăng lên do giá xăng dầu thế giới tăng. Tuy mức tăng rất thấp, chỉ 0,05 USD/lít, nhưng giới quan sát lo ngại đợt tăng đầu tiên trong năm nay sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực chống lạm phát của nước này.
Ở Indonesia, mức lạm phát công bố gần đây nhất là 7%, do chi phí lương thực và năng lượng tăng. Giá ớt - loại thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn hằng ngày của người Indonesia - tăng gấp mười lần trong vài tháng qua do mưa lớn ảnh hưởng đến mùa thu hoạch.
Trong khi đó, lạm phát ở Ấn Độ tăng đến mức 8,2% trong đầu tháng 2-2011 và giá lương thực liên tục tăng cao khiến nhiều gia đình không dám mua thịt và rau quả để ăn hằng ngày. Giá rau quả tươi tại Ấn Độ tăng 16%, đặc biệt giá hành tây tăng gấp
ba lần vào tháng 1-2011, giá thực phẩm tăng liên tục cũng khiến các chủ nhà hàng Ấn Độ điêu đứng.
Cảnh giác với tình trạng bất ổn tiềm tàng, các chính phủ châu Á đang nỗ lực kềm giữ giá thực phẩm để đảm bảo ổn định kinh tế. Các ngân hàng trung ương khu vực, từ Trung Quốc, Hàn Quốc tới Ấn độ, Indonesia, Thái Lan liên tục nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên, theo một báo cáo của Ngân hàng Credit Suisse, các chính phủ châu Á đang phải đối mặt với một tình thế khó khăn: nếu tăng lãi suất quá nhanh sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu tăng quá chậm thì không kiểm soát được lạm phát.
Bên cạnh tăng lãi suất, chính phủ các nước châu Á cũng đã sử dụng các biện pháp trực tiếp để kiểm soát giá lương thực - vốn là nguyên nhân số 1 gây lạm phát tại châu Á và thế giới.
Ấn Độ đã mở cửa kho dự trữ lúa gạo và cam kết tiếp tục không áp thuế đối với dầu thực vật nhập khẩu. Indonesia quyết định thu mua thêm gạo nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa và tăng kho dự trữ.
Hàn Quốc xuất kho dự trữ để cung cấp cho thị trường trong khi thúc đẩy việc cắt giảm thuế nhập khẩu bắp, lúa mì và những lương thực đầu vào của các sản phẩm tiêu dùng hằng ngày.
Trung Quốc cũng đã đầu tư 1 tỉ USD để chống chọi với tình trạng thiếu hụt lương thực do hạn hán hiện nay. Bắc Kinh còn quyết liệt loại bỏ tình trạng đầu cơ lương thực, và chính quyền một số địa phương đã đưa ra các biện pháp kiểm soát trực tiếp giá một số loại lương thực.
“Lạm phát tại châu Á là một trong số những yếu tố nhạy cảm nhất và có thể gây ra một cú sốc giá lương thực trên thế giới, ảnh hưởng đến đời sống nhiều người dân, dù các nước có trợ cấp lương thực và có các biện pháp kiểm soát giá lương thực đi nữa” - AP dẫn báo cáo của Credit Suisse.
Chương 3: Giải pháp hạn chế bất cập về lương tối thiểu và nghịch lý giá, lương tiền tại Việt Nam.
3.1.Giải pháp.
3.1.1.Giải pháp của Chính phủ :
Tại Hội thảo “Định hướng cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2013 – 2020” do Bộ Nội vụ tổ chức ngày 20/12/2011 tại TP.Hồ Chí Minh. Ngoài ra, theo Bộ Nội vụ, bắt đầu từ 1-5-2012, mức phụ cấp công vụ sẽ được nâng từ 10% lên 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung.
Ông Đoàn Cường, Vụ trưởng Vụ Tiền lương, Bộ Nội vụ cho biết: Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, tiền lương của cán bộ, công chức phải đặt trong mối tương quan với mặt bằng tiền lương, thu nhập của thị trường. Nếu không thỏa mãn tốt quan hệ này mà tiền lương của cán bộ, công chức quá thấp thì sẽ xảy ra hội chứng “tước đoạt để bù đắp” trong thực thi công việc, dẫn đến tiêu cực, tham nhũng và tăng dòng dịch chuyển lao động từ khu vực nhà nước ra khu vực thị trường (chảy máu chất xám).
Giai đoạn 2013 – 2020, mức lương tối thiểu dành cho cán bộ, công chức trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội sẽ có ba phương án là 2.000.000 đồng/tháng, 1.680.000 đồng/tháng và 3.150.000 đồng/tháng. Đối với viên chức sự nghiệp có hai phương án là mức lương tối thiểu được áp dụng như lương tối thiểu vùng của doanh nghiệp (4 vùng) và áp dụng như lương tối thiểu của cán bộ, công chức.
• Về quan hệ mức lương tối thiểu – trung bình – tối đa, Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội đưa ra 2 phương án. Thứ nhất là theo cách tiếp cận tương quan với khu vực thị trường thì quan hệ trên sẽ biểu hiện ra ở các bậc lương 1 - 3,2 - 15, tương ứng với 830.000 đồng/tháng - 2.656.000 đồng/tháng - 12.450.000 đồng/tháng. Phương án
2 dựa trên cách tiếp cận độ phức tạp lao động sẽ là các bậc 1 – 3,5 – 15, tương ứng với 830.000 đồng/tháng – 2.905.000 đồng/tháng – 12.450.000 đồng/tháng.
• Về tạo nguồn cải cách tiền lương, theo Bộ Nội vụ là sẽ tiếp tục thực hiện tiết
kiệm 10% kinh phí quản lý hành chính để tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc nâng cao hiệu quả công tác bố trí, sử dụng dự toán ngân sách nhà nước. Sử dụng 50% số tăng thu ngân sách địa phương để gắn trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bố trí, sử dụng biên chế, ngân sách.
Đối với địa phương có số thu cao, tự bảo đảm và còn dư nguồn cải cách tiền lương thì được sử dụng nguồn dư đó để chi trả tiền lương tăng thêm không quá 50% so với chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc để thực hiện các nhiệm vụ cấp thiết khác. Sau khi thực hiện các nguồn nói trên mà vẫn còn thiếu thì ngân sách Trung ương sẽ bổ sung.
Ngoài ra, một giải pháp quan trọng khác cũng được Bộ Nội vụ đưa ra là sẽ