CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP( XÂY DỰNG GIẢI PHÁP DỰA TRÊN THỰC TRẠNG)
3.2.2 Tái cấu trúc đầu tư công gắn với nâng cao hiệu quả đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước
sách nhà nước
Tập trung vốn đầu tư nhà nước phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật thiết yếu. Đồng thời, tạo cơ chế, chính sách thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch chuyển dần nguồn lực nhà nước đầu tư cho con người, đầu tư cho khoa học công nghệ và môi trường, giáo dục đào tạo, y tế; đẩy mạnh cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp; phát triển mạng lưới an sinh xã hội; đổi mới cơ chế về đầu tư vốn của Nhà nước và cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Đảm bảo hiệu quả đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá các dự án đầu tư và thực hiện công tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra việc quản lý và sử dụng các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Công khai các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Đổi mới kế hoạch đầu tư nhiều năm, xem kế hoạch chi đầu tư là một cấu phần của kế hoạch tài chính - ngân sách trung hạn, đảm bảo chi đầu tư từ ngân sách nhà nước được giới hạn trong khả năng nguồn lực và thống nhất với các ưu tiên chính sách của Quốc hội và Chính phủ.
Xây dựng nguyên tắc, căn cứ lập dự toán chi đầu tư phát triển, bố trí vốn, thanh toán và quyết toán vốn nhằm đảm bảo tập trung vốn đầu tư hoàn thành công trình theo kế hoạch tài chính trung hạn và tiến độ công trình.
Sửa đổi quy định về phân cấp đầu tư theo hướng đảm bảo nguyên tắc chỉ quyết định đầu tư khi dự án có đủ thủ tục theo quy định, xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối nguồn vốn ở từng cấp ngân sách.
Hoàn thiện thể chế giám sát đầu tư công, tăng cường chế tài để đảm bảo kỷ cương báo cáo, công khai thông tin về đầu tư công. Đề cao trách nhiệm giám sát của Quốc hội đối với các công trình trọng điểm quốc gia, của Hội đồng nhân dân đối với các dự án đầu tư trên địa bàn; tăng cường giám sát cộng đồng, hoàn thiện cơ chế để người dân kiểm tra công việc có liên quan đến ngân sách, đất đai, tài sản của nhà nước và của dân.
Đổi mới phương thức phát triển tín dụng nhà nước theo nguyên tắc thương mại nhằm đảm bảo tính bền vững. Tăng cường quản lý cho vay lại từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ; phân cấp và phân công nhiệm vụ giữa các cấp ngân sách để tăng trách nhiệm, hiệu quả và chủ động trong sử dụng vốn vay. Thực hiện tốt công tác quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn vốn vay.