Sài Đồng
Qua một số phân tích các chỉ tiêu cũng như số liệu kinh doanh của công ty trong 3 năm từ 2010 đến 2012, ta nhận thấy rằng mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm cố gắng của toàn thể các cán bộ công nhân viên nên Công ty cổ phần dịch may Sài Đồng đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Công ty đã khai thác triệt để nguồn vốn hiện có và nguồn vốn đi vay, do đó doanh thu hàng năm và lợi nhuận trong 3 năm vừa qua được cải thiện đáng kể. Để biết thêm tình hình cụ thể, ta có thể xem xét một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần may Sài Đồng.
công ty cổ phần may Sài Đồng:
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm2010 Năm2011 Năm2012
So sánh năn 2011 và 2010 So sánh năm 2012 và 2011 Mức độ tăng giảm Tỷ lệ tăng giảm (%) Mức độ tăng giảm Tỷ lệ tăng giảm (%)
a. Doanh thu thuần Trđ 83.411 69.024 57.549 -14.387 -17% -11.475 -17% b. VLĐ bình quân Trđ 11.198 16.715 25.958 5.517 49% 9.243 55% c. Lợi nhuận trước thuế Trđ 3.925 3.178 1.418 -0.747 -19% -1.76 -55% d. Giá trị hàng tồn kho Trđ 6.054 16.795 19.214 10.741 177% 2.419 14% 1 Vòng quay VLĐ ) ( ) ( b a vòng 7.06 4.1 2.2 -2.96 -42% -1.9 -46% 2 Kỳ luân chuyển VLĐ (1) 360 ngày 50.1 87.8 163.6 37.7 75% 75.8 86% 3
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ ) ( ) ( b c 0.35 0.19 0.054 -0.16 -46% -0.136 -72% 4 Hệ số đảm nhiệm VLĐ ) ( ) ( a b 0.13 0.24 0.45 0.11 85% 0.21 88% 5 Vòng quay hàng tồn kho ) ( ) ( d a (vòng) 13.77 4.1 2.1 -9.67 -70% -2 -49%
Vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ hay phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân trong kỳ sẽ tham gia và tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Năm 2011,chỉ tiêu vòng quay VLĐ đã giảm 2.96 vòng, và tới năm 2012 lại tiếp tục giảm xuống 1.9 vòng, và chỉ còn 2.2 vòng so với các năm trước. Chỉ tiêu này có xu hướng giảm dần qua các năm cho thấy vốn lưu động của công ty vận động chậm và khiến lợi nhuận của công ty không cao.
chứng tỏ vốn lưu động vận động chậm dần và công ty càng chậm gia tăng được doanh thu và càng ít sinh lợi nhuận hơn.
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ là chỉ tiêu cho biết cứ một đồng vốn lưu động thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu này giảm lên chứng tỏ công ty sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả. Do hàng kho ngày càng lớn, và lợi nhuận lại ngày càng giảm. Ta có thể thấy rõ qua chỉ số các năm. Năm 2011 đã tăng 75% so với năm 2010. Và tới năm 2012 chỉ số này đã tang hơn 8.6%.
Hệ số đảm nhiệm VLĐ năm 2012 là 0,45 tăng 0.21 lần so với năm 2011, tức là chỉ số sử dụng VLĐ để tạo một đồng doanh thu tăng 88%. Điều này chứng tỏ công ty lãng phí một khoản VLĐ trong hoạt động kinh doanh của mình.
Vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm dần từ năm 2010 là 13.77 vòng xuống 4.1 vòng ở năm 2011 và tiếp tục giảm xuống còn 2.1 vòng ở năm 2012. Điều này cho thấy sự vận động của hàng tồn kho ngày càng giảm đi, việc xử lý hàng tồn kho của công ty chưa được hiệu quả. Hàng tồn kho cũng là một nhân tố quan trọng góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty nên cần phải có biện pháp xử lý và quản lý hàng tồn kho thích hợp kịp thời để tăng lợi nhuận cho công ty.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÀI ĐỒNG 3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần may Sài Đồng
Phương hướng, nhiệm vụ năm 2013 công ty sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch sản xuất, duy trì kết quả SXKD của năm trước trong thời kỳ suy thoái của nền kinh tế thế giới. Phấn đấu đạt lợi nhuận sau thuế cao hơn so với năm 2012. Duy trì và phát triển các chi nhánh của Công ty đã lập được và tiếp tục mở rộng thị trường bằng việc mở thêm các chi nhánh đại diện Công ty tại các tỉnh, thành phố ở khu vực phía Bắc. Từ đó góp phần nâng cao vị thế của Công ty, nâng cao năng lực lãnh đạo và làm việc của cấp quản trị, phát triển thương hiệu và hướng dần ra ngoài nước trong tương lai.
Xuất phát từ quan điểm đó, tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của công ty CP may Sài Đồng quyết tâm xây dựng công ty đến năm 2020 trở thành một công ty vững mạnh không chỉ có uy tín trong nước mà còn được biết đến trong khu vực và thế giới. Trước mắt công ty phải giữ vững thị trường trong nước nâng cao uy tín và lấy đó làm tiền đề cho sự phát triển bền vững.
3.2 Những thành tựu đạt được của công ty cổ phần may Sài Đồng
Công ty CP may Sài Đồng là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, kể từ khi thành lập công ty đã không ngừng phát triển và lớn mạnh, uy tín ngày càng được nâng cao, mặc dù trong năm vừa qua gặp nhiều khó khăn, song với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Công ty đã vượt qua khó khăn thử thách, dần đi vào hoạt động ổn đinh, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên và đóng góp ngày càng nhiều và ngân sách nhà nước. Mục tiêu về quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ luôn được ban Giám đốc công ty quán triệt và coi là nhiệm vụ kinh tế quan trọng trong cơ chế thị trường hiện nay. Công
thông qua các chỉ tiêu doanh thu tăng, lợi nhuận tăng. Với khả năng sẵn có của công ty nếu cố gắng nhiều hơn nữa trong quá trình sản xuất kinh doanh thì hiệu quả kinh doanh sẽ ngày càng cao và có thể vượt xa hơn nữa ra các thị trường có tiềm năng.
- Đầu tư trong những năm qua là tương đối hiệu quả, đúng và phù hợp với việc huy động vốn
- Các khoản phải thu lớn nhưng không có nợ khó đòi
- Có tình hình tài chính tương đối khả quan, lợi nhuận giữ lại tương đối ổn định hứa hẹn một sự tăng trưởng trong thời gian tới.
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho thấy công ty sử dụng vốn cố định tương đối hiệu quả.
- Tỷ trọng phần vốn chiếm dụng của khách hàng trong tổng nguồn vốn ngắn hạn của công ty ngày càng tăng. Tỷ trọng này tuy lớn song công ty vẫn chứng tỏ sự đảm bảo về khả năng thanh toán. Do vậy, những rủi ro về tài chính đã được hạn chế rất nhiều.
- Công ty đã tạo công ăn việc làm ổn định cho cán bộ công nhân viên công ty với mức lương ổn định và ngày một tăng.
3.3. Tồn tại những hạn chế và nguyên nhân về việc sử dụng vốn tại côngty Cổ phần may Sài Đồngty Cổ phần may Sài Đồng ty Cổ phần may Sài Đồng
Các khoản phải thu của Công ty chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn lưu động và ngày càng tăng qua các năm. Điều này làm cho tổng nguồn vốn lưu động của Công ty bị ứ đọng trong tay khách hàng. Tình trạng chiếm dụng vốn ngày càng cao như vậy sẽ gây nhiều khó khăn cho Công ty trong công tác thanh toán của mình. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty tăng nhưng lợi nhuận thuần lại giảm. Điều này là do giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty tăng lên. Tuy nhiên tổng lợi nhuận trước và sau thuế của Công ty vẫn tăng cho thấy hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công
tài chính, thu nhập khác và một phần do bán tài sản cố định.
Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này :
- Khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn lưu động và ngày càng tăng qua các năm. Điều này làm cho tổng nguồn vốn lưu động của công ty bị ứ đọng trong tay khách hàng. Tình trạng chiếm dụng vốn ngày càng cao như vậy sẽ gây nhiều khó khăn cho công ty trong công tác thanh toán của mình. Tiếp nữa là công ty luôn phải đi vay để tiếp tục hoạt động kinh doanh, phải trả lãi trong khi có vốn nhưng không sử dụng được.
- Một số khâu trong hoạt động kinh doanh chưa được quản lý chặt chẽ, việc huy động và sử dụng vốn lưu động còn kém hiệu quả lãng phí.
Tóm lại : Qua quá trình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua và qua phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động và sử dụng vốn cho thấy, nhìn chung tình hình huy động và sử dụng vốn của công ty chưa thực sự cao. Trong thời gian tới công ty phải có những biện pháp thích hợp để khắc phục những hạn chế trên, để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động và sử dụng vốn lưu động tại công ty mình.
3.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tạiCông ty cổ phần may Sài ĐồngCông ty cổ phần may Sài Đồng Công ty cổ phần may Sài Đồng
3.4.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm gắn liền với giá trị và uy tín của công ty, có ảnh hưởng quyết định tới sự tồn tại và phát triển của công ty, do vậy công ty nên chú ý vào đặc điểm này.
3.4.2. Nhanh chóng thu hồi các khoản nợ tồn đọng
Công ty cần phải nhanh chóng thu hồi các khoản nợ tồn đọng tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn lâu, theo dõi chặt chẽ cac khoản phải thu để có biện pháp xử lý phù hợp với những khản nợ này, không cấp hoặc hạn chế cấp thương mại tín dụng cho những khách hàng vẫn còn nợ cũ hay không có khả năng trả nợ vay. Khi cấp
khách hàng, ký kết hợp đồng chặt chẽ tránh gây ra thiệt hại về vốn.
3.4.3. Tăng nhanh vòng quay vốn lưu động
Công ty cần tăng nhanh vòng quay vốn lưu động, giảm thời gian luân chuyển vốn bằng việc tăng nhanh tốc độ hoạt động làm giảm lượng vốn trong lưu thông.Việc tăng nhanh vòng quay của vốn phải được thực hiện ở tất cả các khâu.
3.4.4. Quản lý tốt hàng tồn kho
Viêc hàng tồn kho trong năm còn nhiều, tỷ trọng tương đối cao và có xu hướng tăng lên cho thấy công ty quản lý hàng tồn kho chưa tốt. Công ty cần có biện pháp để cải thiện tình hình quản lý hàng tồn kho bằng cách :
Công ty có thể sử dụng biện pháp giảm giá hàng bán để tiêu thụ nhanh hàng tồn kho để thu hồi vốn nhanh nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Công ty cần có biện pháp nghiên cứu thị trường. Qua đó công ty có thông tin bổ ích về khách hàng , nhu cầu của họ và biết được những ưu khuyết điểm của công ty. Từ đó có những kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Bên cạnh đó công ty cần mở rộng thị trường kinh doanh từ đó công ty có điều kiện giới thiệu sản phẩm của mình với cá khách hàng trong nước, tìm kiếm đối tác để mở rộng kinh doanh
Công ty cần lập quỹ dự phòng để giảm giá hàng tồn kho, tạo nguồn tài chính (nguồn từ chi phí sản xuất) để bì đắp thâm hụt do phải giảm giá hàng tồn kho đã bán để thu hồi vốn.
Việc tổ chức, quản lý và thực hiện các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là vấn đề quan trọng then chốt hàng đầu của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Khi mà hiện nay hầu hết các doanh nghiệp phải tự mình chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn của mình.
Chính vì vậy đòi hỏi công ty cần phải tích cực chủ động phấn đấu nâng cao hiệu quả công tác tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ... đồng thời nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Trong năm qua, công ty đã có nhiều cố gắng tích cực trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên hiệu quả mang lại nói chung chưa được tốt và linh hoạt. Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ, công ty CP may Sài Đồng có thể xem xét và tham khảo.
Do trình độ và thời gian có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của thầy cô cho đề tài nghiên cứu này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Nguyễn Thùy Linh và các cô chú phòng tài chính kế toán của công ty CP may Sài Đồng đã tận tình chỉ bảo em trong suốt thời gian thực tập cũng như hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2013
Sinh viên Bạch Tùng Lâm
1. Giáo trình phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội.
2. Giáo trình tài chính doanh nghiệp trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội.
3. Bảng cân đối tổng hợp 3 năm 2010, 2011, 2012 của công ty cổ phần May Sài Đồng đã được kiểm toán.
4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2010, 2011, 2012 của công ty cổ phần May Sài Đồng.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA TÀI CHÍNH
------
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...