a đơn vị (giờ) 0,
4.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ ĐỐI VỚI CÁC RỦI RO, SỰ CỐ
4.2.1. Trong giai đoạn xây dựng
Để đảm bảo an toàn lao động cho công nhân tham gia sản xuất, công ty thực hiện các biện pháp sau:
− Cung cấp đầy đủ và đúng chủng loại các trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân, đặc biệt là các thiết bị bảo hộ lao động chuyên dùng dành cho công nhân làm việc, tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Tăng cường kiểm tra, nhắc nhở công nhân sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm việc. Kiên quyết đình chỉ công việc của công nhân khi thiếu trang bị bảo hộ lao động;
− Luôn chú ý cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và điều kiện lao động đạt Tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động;
− Bố trí 1 nhân viên chuyên trách về vệ sinh, môi trường và an toàn lao động. Nhân viên này có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn cho công nhân thực hiện các biện pháp vệ sinh và an toàn lao động;
− Sắp xếp, bố trí các máy móc thiết bị đảm bảo trật tự, gọn gàng và khoảng cách an toàn cho công nhân làm việc;
Ngoài ra, để thực hiện theo pháp lệnh bảo hộ lao động của nhà nước ban hành ngày 10/09/1991 và chỉ thị số 195/CP – 196/CP ngày 31/12/1994 cùng Nghị Định số 06/CP ngày 20/1/1994 của Chính Phủ về việc triển khai và thực hiện pháp lệnh bảo hộ lao động, dự án sẽ thường xuyên kiểm tra ý thức chấp hành kỷ luật về an toàn và vệ sinh lao động với nhiều hình thức: vừa kiểm tra nội bộ, vừa thông qua các cơ quan chức năng.
4.2.2. Giai đoạn đưa dự án vào hoạt động
4.2.2.1. Biện pháp phòng chống cháy nổ
Để phòng chống cháy nổ chủ doanh nghiệp sẽ áp dụng các biện pháp sau:
- Phân xưởng được đầu tư đầy đủ các trang thiết bị chống cháy nổ, các phương tiện phòng cháy chữa cháy sẽ được kiểm tra thường xuyên và ở trong tình trạng sẵn sàng nhằm khắc phục kịp thời khi sự cố xảy ra.
- Công nhân trực tiếp làm việc trong các nhà xưởng sẽ được tập huấn, hướng dẫn các phương pháp phòng chống cháy nổ.
- Các máy móc, thiết bị làm việc trong nhà xưởng có hồ sơ lý lịch được kiểm tra, đăng kiểm định kỳ tại các cơ quan chức năng nhà nước. Các thiết bị này được lắp đặt đồng hồ đo nhiệt độ, áp suất trong thiết bị nhằm giám sát các thông số kỹ thuật. - Hệ thống cứu hỏa được kết hợp giữa khoảng cách của các phân xưởng lớn hơn 10m đủ điều kiện cho người và phương tiện di chuyển khi có cháy, giữ khoảng rộng cần thiết ngăn cách đám cháy lan rộng. Các họng lấy nước cứu hỏa bố trí đều khắp phạm vi nhà xưởng, kết hợp các dụng cụ chữa cháy như bình CO2, bình bọt... trong từng bộ phận sản xuất và đặt ở những địa điểm thao tác thuận tiện.
- Trong các vị trí sản xuất sẽ thực hiện nghiêm ngặt quy phạm an toàn cho từng công nhân trong suốt thời gian làm việc.
- Trong khu vực có thể gây cháy, công nhân không được hút thuốc, không mang bật lửa, diêm quẹt, các dụng cụ phát ra lửa do ma sát, tia lửa điện.v.v.. .
- Thực hiện nghiêm ngặt qui định kỹ thuật, an toàn trong quá trình nhập xuất nguyên, nhiên liệu.
4.2.2.2. Biện pháp phòng chống tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp
Tại nạn lao động, nghề nghiệp không những ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe, tính mạn của người lao động mà còn tác động gián tiếp tới tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, để phòng chống tai nạn lao động, nghề nghiệp, chủ doanh nghiệp sẽ áp dụng các biện pháp sau:
- Trang bị đồ bảo hộ lao động cho người lao động và bắt buộc họ phải sử dụng - Sắp xếp dụng cụ, trang thiết bị trong khu nuôi nhốt hợp lý, ngăn nắp
- Thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện để phát hiện sớm những gò rỉ nguy hiểm
Các tai nạn lao động và nghề nghiệp thường xảy ra bất ngờ, khó đoán trước. Với các biện pháp mà doanh nghiệp áp dụng trên đây có thể giảm được phần nào xác suất xảy ra của các loại tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp.
4.2.2.3. Biện pháp phòng chống tai nạn giao thông
Để giảm thiểu khả năng xảy ra tai nạn giao thông trong lúc vận chuyển, Doanh nghiệp sẽ có các qui định như sau:
- Kiểm tra thường xuyên các phương tiện vận chuyển về tính năng kỹ thuật, phanh xe, lốp xe.
- Vận hành phương tiện ở chế độ an toàn, đảm bảo chạy đúng tốc độ theo quy định của ngành chức năng.
- Không vận chuyển quá tải
- Không chạy quá tốc độ trong bất kì hoàn cảnh nào có liên quan đến vận chuyển heo nguyên liệu và thịt thành phẩm
4.2.2.4. Biện pháp phồng chống sự cố khu xử lý nước thải
Nếu sự cố ở khu xử lý nước thải xảy ra thì đó là một vấn đề môi trường lớn. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ có những biện pháp chủ để phòng ngừa và ứng phó với những sự cố môi trường có thể xảy ra.
- Kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống xử lý nước thải thường xuyên
- Thông báo ngay cho cơ quan bảo vệ môi trường địa phương khi phát hiện những vấn đề về hoạt động của hệ thống xử lý nước thải
- Bảo trì bảo dưỡng định kì các thiết bị, dụng cụ có liên quan đến quá trình vận hành của hệ thống xử lý nước thải