Sau khi điều tra nông dân, tiến hành khảo sát tình hình gây hại của RĐT ở ngoài vườn.
Tiêu chuẩn chọn vườn điều tra: chọn ngẫu nhiên các vườn ổi đang mang trái có diện tích lớn hơn 1500 m2tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
Số lượng vườn điều tra: 22 vườn.
Phương pháp điều tra: chọn ngẫu nhiên 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm chọn 1 cây để khảo sát và ghi nhận chỉ tiêu:
13 Số cây bị RĐT gây hại
Tỉ lệ gây hại (%) = --- X 100 Số cây quan sát
Thang đánh giá sự gây hại của RĐT như sau: - Nặng: tỉ lệ bị nhiễm ruồi đục trái >20%.
- Trung bình: tỉ lệ bị nhiễm ruồi đục trái 10 -20%. - Nhẹ: tỉ lệ bị nhiễm ruồi đục trái <10%.
2.2.2.3 Điều tra thành phần loài RĐT a. Phương pháp đặt bẫy a. Phương pháp đặt bẫy
Phương pháp tiến hành: sử dụng bẫy lồng bằng nhựa với mồi là chất dẫn dụ để thu thập RĐT trong 7 ngày. Bẫy được treo ở các vườn đang mang trái. Vị trí treo bẫy ở giữa vườn, cách mặt đất 1,5m.
14
Bảng 2.1 Chất hấp dẫn ruồi đục trái được treo tại các vườn
Bẫy Mồi Chất hấp dẫn Vườn Địa điểm
1 Flykil 95EC 4-allyl-1,2-Dimethoxybenzene Nhãn Cái Răng 2 Flykil 95EC 4-allyl-1,2-Dimethoxybenzene Dâu Phong Điền 3 Flykil 95EC 4-allyl-1,2-Dimethoxybenzene Ổi Cái Răng 4 Flykil 95EC 4-allyl-1,2-Dimethoxybenzene Táo Phong Điền 5 Cue lure 4 (p-acetoxyphenyl )–2-butanone Nhãn Cái Răng 6 Cue lure 4 (p-acetoxyphenyl )–2-butanone Dâu Phong Điền 7 Cue lure 4 (p-acetoxyphenyl )–2-butanone Ổi Cái Răng 8 Cue lure 4 (p-acetoxyphenyl )–2-butanone Táo Phong Điền
Chỉ tiêu ghi nhận: số lượng RĐT vào bẫy/ngày.
Sử dụng khóa phân loại của Drew và Romig (1999) để phân loại và định danh RĐT.
b. Phương pháp thu thập trái cây bị nhiễm RĐT
Phương pháp tiến hành: tiến hành thu thập các loại trái cây và rau ăn quả bị nhiễm RĐT tại vườn cây ăn trái và rau ăn quả ở quận Cái Răng và quận Phong Điền của thành phố Cần Thơ (Bảng 2.2). Trái cây được trữ trong các hộp nhựa (kích thước 2,7 x 4,2 x 3,5 cm). Các hộp nhựa được lót một lớp xơ dừa dày từ 2 – 5 cm làm môi trường cho ấu tr ng hóa nhộng. Xơ dừa được thanh tr ng ướt để diệt côn tr ng và vi sinh vật gây bệnh trước khi sử dụng. Hộp nhựa được vệ sinh thường xuyên. Khi xuất hiện thành tr ng của RĐT, thành tr ng được giết chết bằng ethyl acetate, và ngâm vào lọ thủy tinh (1,5 ml) có chứa cồn 900 để bảo quản.
Hình 2.2 Ruồi đục trái được thu thập và phân tách
Phương pháp phân loại và định danh: sử dụng khóa phân loại của Drew và Romig (1999) để định danh và phân loại RĐT dưới kính nhìn nổi.
15
Bảng 2.2 Số lượng các loại trái bị nhiễm ruồi đục trái tại các địa điểm khảo sát
STT Trái Số lượng Địa điểm
1 Ổi 30 Cái Răng & Phong Điền
2 Táo 30 Phong Điền
3 Dâu xanh 40 Phong Điền
4 Dâu vàng 40 Phong Điền
5 Khế 40 Phong Điền
6 Khổ qua 30 Cái Răng & Phong Điền
7 Đậu đũa 10 Cái Răng
2.2.2.4 Xử lý số liệu
16
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NÔNG DÂN VÀ KHẢO SÁT NGOÀI VƯỜN 3.1.1 Đặc điểm cơ bản của địa bàn điều tra 3.1.1 Đặc điểm cơ bản của địa bàn điều tra
Bảng 3.1 Đặc điểm các vườn cây ăn trái trên địa bàn điều tra
Đặc điểm vườn Số lượng Tỉ lệ (%)
1. Diện tích vườn ( 1000 m2 ) 140000 m2 100 1 – 3 11 37 4 – 6 10 33 7 - 12 9 30 2. Vườn trồng Độc canh 8 27 Xen canh 16 53 Đa canh 6 20
3. Tuổi nông dân
20 - 40 10 33
41 - 60 11 37
61 - 70 9 30
4. Thâm niên canh tác
3 – 4 4 13
6 – 8 3 13
10 - 15 13 40
18 - 20 8 27
25 - 38 2 7
Tổng diện tích điều tra là 140000 m2 , diện tích vườn 1000 m2 - 3000 m2 chiếm tỉ lệ cao nhất (37%), diện tích vườn 4000 m2 - 6000 m2 chiếm 33 %, diện tích vườn 7000 m2 - 12000 m2 có tỉ lệ 30 (%). Nông dân trồng xen canh (chiếm 53%), độc canh chiếm 27% và đa canh chiếm 20%.
17
Kết quả điều tra ở Bảng 3.1 ghi nhận nông dân trong độ tuổi 41 – 60 có tỉ lệ (37%), độ tuổi 20 – 40 chiếm tỉ lệ 33% , độ tuổi 61 – 70 chiếm tỉ lệ 30%. Thâm niên canh tác từ 10 – 15 năm có tỉ lệ (40%), thâm niên canh tác từ 18 – 20 năm chiếm 27%, thâm niên 3 – 4 năm và 6 – 8 có tỉ lệ 13%, và thâm niên 25 – 38 có chiếm 7%.
3.1.2 Kết quả điều tra nông dân và khảo sát ngoài vườn
Hình 3.1. Sự nhận biết của nông dân về sự phát sinh RĐT trên vườn
Kết quả điều tra ghi nhận, 67% nông dân cho rằng RĐT phát sinh từ những vườn không phun thuốc hóa học, 13% nông dân cho rằng RĐT phát sinh từ những trái bị nhiễm RĐT và 20% nông dân không biết về sự phát sinh của RĐT.
Hình 3.2 Sự nhận diện các giai đoạn phát triển ruồi đục trái
Kết quả điều tra ghi nhận, 100% nông dân nhận biết được thành tr ng RĐT, 27% biết ấu tr ng dòi trong trái nhiễm RĐT, 100% nông dân không nhận diện được trứng và nhộng của RĐT.
18
Hình 3.3 Biện pháp quản lý ruồi đục trái của nông dân
Kết quả điều tra ghi nhận nông dân hoàn toàn dựa vào biện pháp sử dụng thuốc hóa học (100%) để quản lý RĐT. Biện pháp hóa học được nông dân đánh giá rất hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay chi phí tốn kém và nguồn nhân công lao động đang là khó khăn lớn nhất của nông dân khi áp dụng biện pháp sử dụng thuốc hóa học. Trong khi đó, 27% nông dân điều tra có sử dụng biện pháp đặt bẫy dẫn dụ RĐT. Nông dân sử dụng bẫy dẫn dụ kết hợp với biện pháp phun thuốc hóa học đánh giá cao hiệu quả mang lại. Mặc d sử dụng bẫy dẫn dụ ghi nhận có nhiều RĐT vào bẫy nhưng bẫy dẫn dụ không được áp dụng đồng thời trên phạm vi lớn nên nhìn chung hiệu quả không cao. Trên địa bàn điều tra, 100% nông dân chưa nhận biết được sự hiện diện của thiên địch RĐT. Vì vậy, nông dân không nhận biết được tác động độc hại ảnh hưởng đối với thiên địch của các chế phẩm hóa học.
Kết quả điều tra ghi nhận, ở vườn ổi nhờ sử dụng biện pháp bao trái và sử dụng thuốc hóa học định kỳ nên thiệt hại do RĐT gây ra giảm.
19
Kết quả ở Hình 3.4 ghi nhận giảm gây hại chiếm tỉ lệ 100%, càng ngày càng nặng chiếm và vẫn như năm rồi chiếm 0%. Nhờ sử dụng biện pháp bao trái và sử dụng biện pháp hóa học định kỳ nên sự gây hại của RĐT ngày càng giảm.
Hình 3.5 Mức độ gây hại của ruồi đục trái trên địa bàn điều tra
Ghi chú: Mỗi vườn chọn ngẫu nhiên 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm chọn 1 cây để
khảo sát. Trên mỗi cây, tiến hành ngẫu chọn 5 trái để khảo sát, đếm số trái bị nhiễm trên tổng số trái quan sát trên mỗi cây, tính trung bình cho mỗi vườn
Kết quả khảo sát ngoài vườn (Hình 3.5) ghi nhận mức độ gây hại < 10% chiếm 100%, mức độ gây hại trung bình (10 – 20%) và mức độ gây hại nặng (> 20%) chiếm tỉ lệ 0%.
20
Kết quả điều tra ghi nhận, sử dụng thuốc hóa học định kỳ 15 – 20 ngày phun một lần chiếm 55%, từ 20 – 30 ngày phun một lần chiếm 45%. Sử dụng thuốc hóa học tiêu diệt RĐT khi có trái non đến khi thu hoạch.
Hình 3.7 Xử lý trái bị nhiễm ruồi đục trái trong vườn
Kết quả điều tra ghi nhận xử lý trái bị nhiễm RĐT bị rụng trong vườn, có 77% nông dân thu gom bỏ xuống mương. 9% thu gom trái bị nhiễm cho vào hố tiêu hủy bằng cách rải vôi bột, tưới thuốc hóa học hoặc cho nước vào ngập 2 – 3 ngày. Có 14% nông dân để trái bị nhiễm tại vườn không xử lý.
Hình 3.8 Cách li thuốc trước khi thu hoạch trên vườn cây ăn trái
Điều tra ghi nhận có 63% không cách li thuốc trước khi thu hoạch, 37% cách li trước thu hoạch 10 – 15 ngày, để lượng thuốc lưu tồn trên trái phân hủy.
21
Hình 3.9 Liều lượng thuốc hóa học sử dụng trên địa bàn điều tra
Điều tra ghi nhận, Nông dân phun thuốc theo khuyến cáo liều lượng in trên sản phẩm chiếm 33%. Phun thuốc theo kinh nghiệm chiếm 67%, khi phát hiện có dịch hại liều lượng sử dụng cao hơn, khi phun thuốc định kỳ liều lượng sử dụng tăng hoặc giảm.
3.2 KẾT QUẢ ĐẶT BẪY DẪN DỤ3.2.1 Bẫy methyl eugenol 3.2.1 Bẫy methyl eugenol
Hình 3.10 Số lượng ruồi đục trái (con) trung bình vào bẫy Flykil trong 7 ngày
Tổng cộng có 2100 RĐT vào bẫy methyl eugenol, trung bình 300 con/ bẫy/ngày. Nhìn chung, số RĐT vào bẫy ngày càng giảm. Vào thời điểm ngày thứ nhất sau khi đặt bẫy (SKĐB) thu được nhiều nhất, có 163,25 con RĐT vào bẫy, vào thời điểm ngày thứ hai SKĐB có 78,75 con RĐT vào bẫy, ít hơn 84,5 con so với ngày thứ nhất. Vào thời điểm ba ngày sau đi đặt bẫy có 67,5 con RĐT vào bẫy, ít hơn 11,25 con so ngày thứ hai SKDB. Vào thời điểm ngày thứ tư SKĐB có có 59,5 con RĐT vào bẫy, ít hơn 8 con so với ngày ba. Vào thời điểm ngày thứ năm SKĐB có có 60 con RĐT vào bẫy, nhiều hơn 0,5 con so với ngày thứ tư. Vào thời điểm ngày thứ sáu SKĐB có có 51,5 con RĐT vào bẫy, ít hơn 8,5 con so với ngày thứ năm. Vào thời
22
điểm ngày thứ bảy SKĐB có có 51,25 con RĐT vào bẫy, ít hơn 0,5 con so với ngày thứ sáu.
Bảng 3.4 Thành phần ruồi đục trái vào bẫy Flykil trong 7 ngày
STT Loài Số lượng Tỉ lệ (%) 1 B. dorsalis 1846 88 2 B. cucurbitae 191 9 3 B. correcta 42 2 4 B. hochii 9 0,4 5 B. umbrosa 6 0,3 6 B. tau 5 0,2 7 B. scutellata 2 0,1 Tổng cộng 2100 100
Kết quả treo bẫy ghi nhận B. dorsalis là loài có số lượng lớn nhất, chiếm 88% tổng số RĐT đặt bẫy được. B. cucurbitae chiếm 9%, B. correcta chiếm 2%, B. hochii
chiếm 0,4%, B. umbrosa chiếm 0,3%, B. tau chiếm 0,2%, B. scutellata chiếm 0,1%.
3.2.2 Bẫy cue lure
Hình 3.11 Số lượng ruồi đục trái (con) trung bình vào bẫy cue lure trong 7 ngày
Tổng cộng có 107 RĐT vào bẫy cue lure, trung bình 15,29 con/ bẫy/ngày. Vào thời điểm ngày thứ nhất SKĐB thu được 4,75 con RĐT vào bẫy, vào thời điểm ngày thứ hai SKĐB có 3,5 con RĐT vào bẫy, ít hơn 1,25 con so với ngày thứ nhất. Vào thời điểm ba ngày sau đi đặt bẫy có 3 con RĐT vào bẫy, ít hơn 0,5 con so ngày thứ hai SKĐB. Vào thời điểm ngày thứ tư SKĐB có có 3,25 con RĐT vào bẫy, nhiều hơn
23
0,25 con so với ngày ba. Vào thời điểm ngày thứ năm SKĐB có có 5,25 con RĐT vào bẫy, nhiều hơn 2 con so với ngày thứ tư. Vào thời điểm ngày thứ sáu SKĐB có có 4 con RĐT vào bẫy, ít hơn 1,25 con so với ngày thứ năm. Vào thời điểm ngày thứ bảy SKĐB có có 3 con RĐT vào bẫy, ít hơn 1 con so với ngày thứ sáu.
Bảng 3.4 Thành phần ruồi đục trái vào bẫy cue lure trong 7 ngày
STT Loài Số lượng Phần trăm(%)
1 B. cucurbitae 28 26 2 B. correcta 21 20 3 B. hochii 19 18 4 B. umbrosa 14 13 5 B. tau 11 10 6 B. scutellata 14 13 Tổng 107 100
Kết quả treo bẫy ghi nhận B. cucurbitae chiếm 26%, B. correcta chiếm 20%, B. hochii chiếm 18%, B. umbrosa chiếm 13%, B.tau chiếm 10%, B. scutellata chiếm 13%.
3.3 KẾT QUẢ THU MẪU RUỒI ĐỤC TRÁI
Bảng 3.5 Thành phần ruồi đục trái trên các loại ký chủ
Trái
Số trái
Số
ruồi B. cucurbitae B. dorsalis B. correcta B. carambolae
Khổ qua 30 118 100% - - - Đậu đũa 10 34 100% - - - Dâu vàng 40 86 - 73% 27% - Dâu xanh 40 94 - 87% 13% - Táo 30 142 - 19% 73% 8% Ổi 30 828 5% 80% 15% - Khế 40 241 - 78% 22% -
Trên khổ qua và đậu đũa thu được 100% là B. cucurbitae. Dâu vàng thu được 2 loài RĐT: 27% B. correcta và 73% B. dorsalis. Dâu xanh thu được 3 loài RĐT, trong đó 13% là B. correcta và 87% B. dorsalis. Táo thu được 3 loài RĐT: 8% B.
24
carambolae, 73% B. correcta và 19% B. dorsalis. Ổi thu được 3 loài RĐT: 15% B. correcta, 80% B. dorsalis, 5% B. cucurbitae. Khế thu được 2 loài RĐT: 22% B. correcta và 78% B. dorsalis.
B. cucurbitae được ghi nhận chủ yếu gây hại trên họ dưa, bầu, bí và rau ăn quả. Tuy nhiên kết quả thu mẫu trái nhiễm RĐT ghi nhận RĐT ngoài gây hại trên khổ qua, đậu đũa còn gây hại trên ổi. Chứng tỏ phổ ký chủ của B. cucurbitae từ rau ăn quả mở rộng ra tấn công cả cây ăn trái.
B. dorsalis gây hại trên trên nhiều loại cây ăn trái và rau ăn quả. Kết quả thu mẫu nhiễm RĐT ghi nhận 100% mẫu thu cây ăn trái bị nhiễm B. dorsalis.
Kết quả thu mẫu nhiễm RĐT ghi nhận 100% mẫu thu cây ăn trái bị nhiễm B. correcta. Sự gây hại của B. correcta chiếm tỉ lệ % cao nhất trên táo (73%) so với B. dorsalis (19%) và B. carambolae (8%).
B. carambolae ghi nhận gây hại trên táo với với tỉ lệ gây hại 8%, thấp hơn nhiều so với sự gây hại của B. correcta (73%) so với B. dorsalis (19%).
25
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN
Khảo sát thành phần loài bằng phương pháp đặt bẫy ghi nhận có 7 loài bị hấp dẫn. Bao gồm: B. dorsalis,B. cucurbitae, B. correcta, B. hochii, B. umbrosa, B. tau, B. scutellata.
Thu mẫu nhiễm RĐT ở phòng thí nghiệm thu được 4 loại RĐT: B. carambolea, B. correcta, B. dorsalis, B. cucurbitae.
Điều tra nông dân ghi nhận, RĐT gây hại trên ổi với tỉ lệ gây hại ở mức nhẹ, thiệt hại <10%.
Sử dụng biện pháp hóa học đang là lựa chọn của nhiều nhà vườn, biện pháp đặt bẫy dẫn dụ chưa được phổ biến.
Người dân hiểu biết chưa cao về sự phát sinh, thiên địch, cách tiêu diệt hiệu quả RĐT.
4.2 ĐỀ NGHỊ
26
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt
Drew, R.A.I., Hà Minh Trung, Lê Đức Khánh và CS (2001). Kết quả thực hiện dự án “Quản lý ruồi hại quả ở Việt nam” TCP/VIE 8823(A) 1999- 2000. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
Đặng Đăng Chương (2003). Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của ruồi đục quả phương đông (Bactrocera dorsalis). Luận văn tốt nghiệp cao học. Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Huỳnh Trí Đức, Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Ngọc Thuỳ, Graham Burnip (2001). Một số đặc điểm sinh học của ruồi đục trái loài Bactrocera correcta. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ cây ăn quả - Viện Cây ăn quả Miền Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Lê Đức Khánh, Nguyễn Thị Thanh Hiền, Trần Thanh Toàn, Vũ Thị Th y Trang, Đào Đặng Tựu, Phan Minh Thông, Vũ Văn Thanh và Đặng Đình Thắng (2008), Ruồi hại quả và biện pháp phòng trừ bằng bã protein. Hội nghị Côn Trùng Học Toàn Quốc, Lần thứ 6, ngày 9-10 tháng 5 năm 2008. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Nguyễn Thị Thu Cúc (2000). Côn trùng và nhện gây hại cây ăn trái vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ..