Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí và một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm vĩnh phúc giai đoạn 2001 2005 (Trang 28)

Hồi cứu số liệu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và cơ cấu chi phí tạo thành giá thành sản phẩm của công ty Vinphaco giai đoạn 2001-2005 từ:

- Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh quý IV từ năm 2001- 2005. - Báo cáo chi tiết doanh thu tiêu thụ.

- Báo cáo các khoản mục phí. Các số liệu sau khi thu thập đươc:

- Tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2000 for Window. - Lập bảng các số liệu đã xử lý theo các chỉ tiêu của nội dung nghiên cứu. - Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được sử

dụng phương pháp phân tích tìm xu hướng phát triển của chỉ tiêu và phương pháp so sánh nhằm thấy rõ hiệu quả hoạt động và xu hướng phát triển của công ty.

- Các khoản mục phí trong cơ cấu giá thành được mô tả chi tiết, xác định tỷ trọng từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của mỗi loại chi phí tới giá thành sản phẩm.

PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ BÀN LUẬN 3.1. Kết quả nghiên cứu

3.1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCPDP Vĩnh Phúc 3.1.1.1 Tình hình tiêu thụ hàng hoá của công ty từ 2001-2005

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2001- 2005

Đơn vị giá trị: triệu đồng Đơn vị tỷ trọng: phần trăm Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Chỉ tiê u \ Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Doanh thu 32646 100,0 90297 100,0 159160 100,0 130525 100,0 157750 100,0 Tổng c h i p h í 32467 99,5 90080 99,8 158740 99,7 129809 99,5 156555 99,2 Lợi n h u ân 179 0,5 217 0,2 420 0,3 716 0,5 1195 0,8 Triệu đồng 160000 140000 120000 100000 80000 60000 40000 20000 0 32646 90297 159160 . % i i . 130525 157750 s ■ /r 2001 2002 2003 2004 2005 Năm

Doanh thu tiêu thụ từ 2001-2005 tăng giảm không đều, năm 2003 doanh thu đạt giá trị cao nhất với 159160 tỉ đồng. Năm 2002 công ty mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh nhâp khẩu và đẩy mạnh hoạt động này trong hai năm đầu nên doanh thu năm 2002 và 2003 tăng rất mạnh. Doanh thu năm 2002 tăng 277% và năm 2003 tăng 488% so với năm 2001. Sang năm 2004, công ty thay đổi lại trong cơ cấu đầu tư, giảm bớt hoạt động nhập khẩu nên tổng doanh thu tiêu thụ của công ty giảm xuống. Năm 2004 doanh thu giảm còn 130525 triệu đồng, thấp hơn năm 2003 gần 30 triệu đồng, đến năm 2005 tổng doanh thu lại tăng so với năm 2004 cho dù doanh thu thuốc nhập khẩu tiếp tục giảm nhẹ từ 61315 triệu đồng xuống 60985 triệu đồng. Nguyên nhân là do doanh thu sản suất và kinh doanh thuốc trong nước tăng mạnh. Để hiểu hơn về hoạt động tiêu thụ thuốc sản xuất, kinh doanh thuốc trong nước, thuốc nhập khẩu góp phần vào tổng doanh thu của công ty qua các năm ta xem bảng số liệu dưới đây.

Bảng 3.2. Cơ cấu bán hàng theo tính chất hoạt động (nguồn gốc hàng hoá)

Đơn vị: Triệu đồng

STT Năm

Chỉ 2001 2002 2003 2004 2005

1 Tổng doanh thu 32646 90297 159160 130525 157750 T. trưởng liên hoàn 100,0 276,6 176,3 82,0 120,9 1.1 Thuốc sản xuất 18728 20408 30310 40475 56815 T. trưởng liên hoàn 100,0 109,0 148,5 133,5 140,4 1.2 KD trong nước 13918 16914 21890 28735 39950 T. trưởng liên hoàn 100,0 121,5 129,4 131,3 139,0

1.3 KD nhập khẩu 0 52975 106960 61315 60985

Triệu đồng 180000 I 160000 140000 120000 100000 80000 60000 - 40000 20000 0 2001 2002 2003 2004 2005

♦ Tổng doanh thu Thuốc sản xuất j__ 4 KD thuốc trong nước —*— KD thuốc nhập khẩu

Hình 3.2. Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ 2001-2005.

Hàng năm doanh thu thuốc nhập khẩu luôn lớn nhất và sự thay đổi của nó quyết định tới sự tăng giảm tổng doanh thu. Năm 2002, công ty bắt đầu nhập khẩu thuốc và nguyên liệu để sản xuất. Trong đó riêng thuốc thành phẩm có doanh thu tiêu thụ lên tới 53 tỉ đồng, chiếm 59% tổng doanh thu của năm. Năm 2003 doanh thu các mặt hàng nhập khẩu tiếp tục tăng mạnh cả về giá trị và tỷ trọng (đạt 107 tỉ đồng, chiếm 67% trên tổng doanh thu) đã đưa tổng doanh thu của công ty lên 160 tỉ đồng, cao nhất trong 5 năm từ 2001-2005.

Kinh doanh thuốc nhập khẩu giúp công ty mở rộng thị trường, tạo lập uy tín, mối quan hệ và nầng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường. Tuy nhiên, hoạt động này yêu cầu lượng vốn rất lớn, lợi nhuận mang lại từ nhập khẩu uỷ thác lại không cao nên sang năm 2004 công ty giảm đầu tư trong kinh doanh nhập khẩu. Tập chung vốn để phát triển sản xuất và mở rộng kinh doanh trong nước hơn nữa.

Giá trị doanh thu kinh doanh thuốc trong nước liên tục tăng qua các năm. Năm 2001 doanh thu mới là 13918 triệu đến năm 2005 đã đạt 39950 triệu,

tăng 278% so với năm 2001. Thuốc nội được công ty kinh doanh phân phối trên địa bàn Vĩnh Phúc để đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân, gia tăng lợi nhuận đồng thời giữ vững vị trí độc quyền phân phối tại tỉnh nhà. Doanh thu kinh doanh thuốc trong nước liên tục tăng cả về giá trị và tốc độ tăng trưởng ( từ 21,5- 39%/ năm) chứng tỏ sự phát triển mạnh của thị trường tiêu thụ.

Thuốc tự sản xuất luôn là lĩnh vực công ty chú trọng phát triển vì đây là lĩnh vực tận dụng tốt nguồn nhân lực, cơ sở vật chất đồng thời mang lại hiệu quả cao. Doanh thu sản xuất của công ty tăng khá nhanh, năm 2001 mới chỉ đạt 18728 triệu, tăng lên 56815 triệu vào năm 2005. Tốc độ tăng trưởng doanh thu sản xuất khá cao, mỗi năm tăng từ 9,0% đến 48,5%, cao hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu sản xuất chung của toàn ngành công nghiệp dược Việt Nam trong cùng thời kỳ (xem bảng 1.1). Đến cuối năm 2004 xưởng thuốc tiêm đạt tiêu chuẩn GMP- ASEAN của Vinphaco chính thức đi vào hoạt động góp phần đẩy mạnh phát triển hơn nữa lĩnh vực sản xuất của công

ty.

3.I.I.2. Lọi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2001- 2005

Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và tính mạng của người bệnh. Các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh thuốc phải luôn đảm bảo 3 mục tiêu: kinh tế, y tế và xã hội. Tuy nhiên trong giai đoạn kinh tế thị trường ngày nay thì mục tiêu kinh tế, tối đa hoá lợi nhuận luôn là mục tiêu số một đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dược phẩm.

Lợi nhuận của Vinphaco từ 2001-2005 luôn tăng mạnh cả về giá trị và tốc độ tăng trưởng được thể hiện qua biểu đồ dưới đây.

Triệu đồng

Hình 3.3. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ 2001-2005. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi nhuận liên tục tăng qua các năm, năm 2001 mới chỉ đạt 179 triệu đồng, tới năm 2005 lợi nhuận là 1195 triệu, tăng 667,6% so với năm 2001. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận lớn, năm sau cao hơn năm trước. Lợi nhuận của công ty được mang lại từ thuốc sản xuất và kinh doanh phân phối.

Bảng 3.3. Cơ cấu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của Vinphaco

Đơn vị: Triệu đồng

\ \ C h ỉ tiêu Thuốc tư sản xuất Thuốc phân phối Năm Doanh thu Lợi nhuận Tỷ suất LN/ DT Doanh thu Lợi nhuận Tỷ suất LN / DT 2000 18728 92 0,49 13198 87 0.52 2002 20408 105 0,51 69889 112 0.16 2003 30310 188 0,62 128850 232 0.18 2004 40475 409 1,01 90050 307 0.34 2005 56815 680 1,20 100935 515 0.51

Lợi nhuận mang lại cho công ty từ thuốc sản xuất và thuốc phân phối đều tăng qua các năm. Trong 5 năm lợi nhuận thuốc sản xuất tăng từ 92 triệu lên

680 triệu còn thuốc phân phối cũng tăng từ 87 triệu lên 515 triệu. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận từ mặt hàng phân phối thấp hơn rất nhiều so với thuốc sản xuất. Tỷ suất lợi nhuận là đại lượng thể hiện hiệu quả hoạt động, năm 2002, 2003 tỷ suất lợi nhuận của thuốc kinh doanh phân phối rất thấp (dưới 0,2%) là do hoạt động nhập khẩu uỷ thác mang lại hiệu quả không cao. Đây cũng chính là lý do công ty giảm nhập khẩu, đầu tư phát triển sản xuất và kinh doanh thuốc trong nước.

Thuốc sản xuất có doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận liên tục tăng qua các năm chứng tỏ chiến lược chú trọng phát triển sản xuất là rất đúng đắn. Năm 2001 lợi nhuận từ thuốc sản xuất mới là 92 triệu với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 0,5% thì đến năm 2005 lợi nhuận đã là 680 triệu, cao gấp hơn 7 lần so với năm 2001 và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng tăng lên 1,2%. Điều này chứng tỏ lĩnh vực sản xuất của công ty ngày càng phát triển và hiệu quả hoạt động ngày càng cao.

3.I.I.3. Nộp ngân sách nhà nước và thu nhập bình quân CBCNV.

Đây cũng là hai chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này của Vinphaco từ 2001-2005 được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây.

Bảng 3.4. Nộp ngân sách nhà nước và thu nhập bình quân CBCNV

tiêu Nărn Nộp ngân sách nhà nước (Triệu đồng) Thu nhâp bình quân CBCNV (Nghìn đồng) Tốc độ tăng trưởng thu nhập so với năm 2000(%) 2001 418 567 100,0 2002 4317 621 109,5 2003 11863 760 134,0 2004 7620 920 162,3 2005 5874 1210 213,4

Phần trăm 250 T 200 213.4 150 100 50 0 2001 2002 2003 2004 2005

Hình 3.4. Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân của CBCNV.

Thu nhập bình quân liên tục tăng qua các năm. Năm 2005 đạt 1.210 nghìn đồng/ người/ tháng, tăng 131,5% so với năm 2004 và tăng 213,4% so với năm 2001. Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân năm sau đều lớn hơn năm trước tuy nhiên thu nhập chỉ tăng mạnh sau khi công ty tiến hành cổ phần hoá vào tháng 02/07/2004. Trong 6 tháng đầu năm 2004 thu nhập chỉ đạt 790 nghìn đồng/ người/ tháng, tăng không đáng kể so với năm 2003. Sau cổ phần hoá thu nhập của CBCNV tăng cao và mức trung bình cả năm 2004 là 920 nghìn đồng/ người/ tháng.

Thu nhập liên tục tăng cả về giá trị và tốc độ, đảm bảo mức sống của nhân viên ngày càng được cải thiện. Điều này khẳng định công ty hoạt động ngày càng hiệu quả đồng thời tạo tâm lý thoải mái với người lao động, kích lệ họ hăng say làm việc, nâng cao năng suất lao động từ đó góp phần thúc đẩy công ty phát triển vững mạnh hơn nữa.

Triệu đồng 4317 48111863 ^ s' 7620 z£EIS7850 12000 10000 8000 6000 4000 2000 0 4 --- 2001 2002 2003 2004 2005

Hình 3.5. Biểu đồ nộp ngân sách nhà nước từ 2001-2005.

Nộp ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thuế, bảo hiểm và phí công đoàn. Năm 2003 mức nộp ngân sách cao nhất, đạt 11863 triệu do thuế thu nhập với mặt hàng nhập khẩu lớn. Năm 2004, 2005 công ty giảm bớt hoạt động nhập khẩu nên mức nộp ngân sách nhà nước cũng giảm xuống đáng kể (7620 triệu vào năm 2004 và 7850 triệu vào năm 2005). Mức nộp ngân sách giảm là do nguyên nhân khách quan, riêng công ty luôn đảm bảo nộp thuế đủ, đúng hạn và đã được Bộ Tài Chính tặng bằng khen về thành tích này. Điều này thể hiện Vinphaco không chỉ tuân thủ pháp luật mà còn tạo uy tín với ngân hàng, cơ quan tài chính và kiểm toán và đảm bảo quyền lợi của người lao động.

3.1.2. Cơ cấu giá thành thuốc do công ty sản xuất

Bảng 3.5. Cơ cấu giá thành sản phẩm từ năm 2001-2005

TT \ Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 1 Tổng chi phí 18634 99,5 2030 99,5 30122 99,4 40066 99,0 56135 98,8 1.1 Nguyên vật liêu, nhiên liê u 13365 71.4 14568 71.4 21686 71.6 28815 71.2 40225 70.8 1.2 Lương 2132 11,4 2330 11,4 3475 11,4 4498 11,1 6195 10,9 1.3 Khấu hao TSCĐ 1310 7,0 1408 6,9 2056 6,8 2833 7,0 4375 7,7 1.4 Chi phí R&D 132 0,7 181 0,9 298 1,0 485 1,2 852 1,5 1.5 Chi phí Marketing 90 0.5 106 0.5 125 0.4 245 0.6 340 0.6 1.6 Chi phí k h á c 1602 8,5 1710 8,4 2482 8,2 3190 8,0 4148 7,3 2 Lợi nhuận 92 0,5 105 0,5 188 0,6 409 1,0 680 1,2 3 Doanh thu 18728 100 20408 100 30310 100 40475 100 56815 100 Đơn vị: triệu đồng

* Tổng chi phí: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp tiêu dùng trong một thời gian nhất định để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tổng chi phí với mặt hàng thuốc tự sản xuất của Vinphaco bao gồm các khoản mục: chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu; lương trong sản xuất và bán hàng, quản lý; chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí R&D, chi phí marketing và các loại chi phí khác. Giá trị tổng chi phí tăng nhanh qua các năm, từ 18634 triệu đồng vào năm 2001 lên 56135 triệu đồng vào năm 2005 chứng tỏ năng lực sản xuất của công ty ngày càng phát triển. Đồng thời tỷ lệ tổng chi phí trên doanh thu có xu hướng giảm từ 99,5% vào năm 2001 xuống 98,8% vào năm 2005 chứng tỏ hoạt động sản xuất của công ty ngày càng hiệu quả.

Lợi nhuận

98.8

Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ chỉ phí và lọi nhuận từ thuốc sản xuất năm 2005.

* Chi phí nguyên vật liệu và nhiên liệu

Chi phí này bao gồm toàn bộ chi phí cho nguyên vật liệu chính, phụ và nhiên liệu phục vụ sản xuất. Loại chi phí này luôn chiếm tỷ trọng rất lớn và không thay đổi nhiều qua các năm. Từ năm 2001-2005 chi phí nguyên phụ liệu chiếm từ 70,8-71,6 trong cơ cấu giá thành sản phẩm.

Nguyên liệu sản xuất thuốc của công ty đa số là nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chiếm tới 98% giá trị. Trong đó nguyên liệu để sản xuất thuốc tiêm được nhập từ các nước có ngành công nghiệp dược phát triển như: Pháp, Ý, Anh, Mỹ. Nguyên liệu để sản xuất các dạng bào chế khác đa số được nhập từ Trung Quốc, Ấn Độ. Chỉ có 2% được mua từ các nhà cung ứng trong nước như: XNDPTƯ1, XNDPTƯ2 và một số nhà cung cấp phụ liệu bao bì khác. Do đó, giá thuốc của công ty phụ thuộc rất nhiều vào giá của nguyên phụ liệu nhập ngoại, sự biến động của tỷ giá đồng ngoại tệ ( đồng USD và EURO).

Năm 2003 một số nguyên liệu phục vụ sản xuất của công ty tăng giá dẫn đến giá thành sản phẩm cũng tăng đáng kể. Điển hình là các nguyên liệu như: Paracetamol, Vitamin c, Bl, B6, B12...

Nguyên liệu Paracetamol nhập từ Trung Quốc có giá 29.500đ/ kg vào năm 2002 tăng lên 35.500đ/ kg vào năm 2003 dẫn tới giá thành sản phẩm Vigen của công ty tăng từ lOOOđ/ vỉ vào năm 2002 lên 1300đ/ vỉ vào năm 2003. Paracetamol nhập từ pháp có giá 53.500Ổ/ kg vào năm 2002 tăng lên 81.600đ/ kg vào năm 2003 nên giá thành ống Propara 450mg/ 3ml của công ty tăng từ 2.400đ/ ống lên 3100đ/ ống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiên liệu trong sản xuất của công ty bao gồm: điện nước, than đá, gas, xăng dầu dùng để vận hành máy móc. Giá các loại nhiên liệu này những năm gần đây có xu hướng tăng nên góp phần làm tăng giá thuốc.

t

Giá nguyên phụ liệu và nhiên liệu tăng là nguyên nhân khách quan dẫn đến tăng giá thuốc mà các nhà sản xuất Việt Nam chưa thể tự kiểm soát được. Ngoài ra, định mức hư hao nguyên phụ liệu cũng là yếu tố góp phần không nhỏ tạo nên giá thành sản phẩm. Định mức hư hao là cần thiết trong quá trình sản xuất tuy nhiên, công ty Vĩnh Phúc với định mức hư hao khoảng 2% là con số khá lớn và hoàn toàn có thể giảm bớt khi công nhân trực tiếp sản xuất được nâng cao tay nghề và ý thức thực hành qui chế chuyên môn.

* Chi phí tiền lương

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí và một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm vĩnh phúc giai đoạn 2001 2005 (Trang 28)