CHỨC DANH: Nhân viên Thư viện
Câu 1: Nội dung đánh giá viên chức được nêu trong Luật viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010 như sau:
1. Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết. (6,5 điểm)
2. Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp. (6,5 điểm)
3. Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức. (6,5 điểm)
4. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức. (6,5 điểm)
5. Việc đánh giá viên chức quản lý được xem xét theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung : Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách. (7 điểm)
6. Việc đánh giá viên chức được thực hiện hàng năm; khi kết thúc thời gian tập sự; trước khi ký tiếp hợp đồng làm việc; thay đổi vị trí việc làm; xét khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, đào tạo, bồi đường. (7 điểm)
Câu hỏi 2: Theo Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông, Hoạt động của thư viện được quy định như sau:
1. Thư viện nhà trường phải có nội dung hoạt động phù hợp với giáo dục toàn diện, với công việc của giáo viên và tâm lý của lứa tuổi học sinh. Thư viện cần phục vụ tốt các hoạt động ngoại khóa của nhà trường và tổ chức những hình thức hoạt động phù hợp với điều kiện của từng trường như: giới thiệu sách, điểm sách, thông báo sách mới nhập, triển lãm trưng bày sách mới, tranh ảnh..., phối hợp với các bộ phận liên quan để tổ chức thi kể chuyện theo sách, thi nghiệp vụ thư viện, vận động học sinh làm theo sách dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường và các cấp quản lý giáo dục. (15 điểm)
2. Cho thuê, mượn sách giáo khoa theo đúng chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước, của ngành, của địa phương và phù hợp với khả năng và nhu cầu của học sinh. Phối hợp với các đơn vị khác ngoài trường để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường. (15 điểm)
Câu hỏi 3: Theo Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông, tiêu chuẩn Quản lí thư viện được quy định như sau:
- Về bảo quản:Sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa trong thư viện phải được quản lý chặt chẽ, đóng thành tập, bọc và tu sửa thường xuyên để đảm bảo mỹ thuật và sử dụng thuận tiện, lâu dài. (10 điểm)
Thư viện nhà trường phải có đủ các loại hồ sơ, sổ sách để theo dõi mọi hoạt động của thư viện như: các loại sổ đăng ký, sổ mượn sách của giáo viên, học sinh, sổ cho thuê sách...(10 điểm)
- Về kiểm kê, thanh lý:Hàng năm, nhà trường phải kiểm kê tài sản của thư viện, làm thủ tục thanh lý các ấn phẩm rách nát, nội dung thay đổi hoặc đã hết hạn sử dụng theo đúng nghiệp vụ thư viện: Những thư viện có trên 10.000 cuốn sách thì kiểm kê sách 2 năm 1 lần, trừ trường hợp đột xuất do Hiệu trưởng quyết định. (10 điểm)
CHỨC DANH: Nhân viên Thư viện
Câu 1: Các trường hợp xử lý kỷ luật được nêu tại Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ như sau:
1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của viên chức và những việc viên chức không được làm quy định tại Luật Viên chức. (10 điểm)
2. Vi phạm các nghĩa vụ khác cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập. (10 điểm)
3. Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật.
(10 điểm)
4. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. (10 điểm)
Câu 2: Quy trình công nhận danh hiệu thư viện nêu trong Công văn số 11185/GDTH ngày 17 tháng 12 năm 2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
1. Hằng năm, các trường phổ thông căn cứ vào những quy định về tiêu chuẩn, danh hiệu thư viện để tự đánh giá và đề nghị cấp trên công nhận danh hiệu thư viện của trường. (10 điểm )
2. Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận (huyện) có trách nhiệm kiểm tra, xem xét đề nghị công nhận danh hiệu thư viện của trường tiểu học, trung học cơ sở để báo cáo Sở Giáo dục & Đào tạo thẩm định, công nhận. (10 điểm )
3. Hồ sơ đề nghị công nhận các danh hiệu thư viện trường tiểu học và trung học cơ sở do phòng Giáo dục và Đào tạo quận (huyện) báo cáo về Sở, các trường thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo về sở vào thời điểm nhà trường nhận thấy đã đạt tiêu chuẩn theo quy định. Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ hồ sơ đề nghị, thẩm định hồ sơ và phối hợp kiểm tra, đánh giá, ra quyết định cộng nhận các danh hiệu thư viện trường học. (10 điểm )
Câu hỏi 3: Theo Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông, tiêu chuẩn đối với cán bộ làm công tác thư viện được quy định như sau:
1. Mỗi trường đều phải bố trí cán bộ, giáo viên làm công tác thư viện. Nếu là giáo viên kiêm nhiệm làm công tác thư viện thì phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về thư viện trường học, được hưởng lương và các tiêu chuẩn khác như giáo viên đứng lớp. Cán bộ thư viện trường học không phải là giáo viên, nhưng được đào tạo nghiệp vụ thư viện thì được hưởng lương và các chế độ phụ cấp như ngành văn hóa - thông tin quy định. (15 điểm)
2. Từng học kỳ và cuối năm học, cán bộ hoặc giáo viên làm công tác thư viện phải báo cáo cho Hiệu trưởng về tổ chức và hoạt động của thư viện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về toàn bộ công tác thư viện trường học. (15 điểm)