Chiến lược hỗ trợ xuất khẩu rau quả:

Một phần của tài liệu Chuyên đề môn học thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu rau quả của việt nam sang thị trường mỹ (Trang 61)

I. Chiến lược xuất khẩu rau quả trong thời gian tớ

2. Chiến lược hỗ trợ xuất khẩu rau quả:

Để đạt mục tiêu trên, Vinafruit đề ra một số chiến lược hành động như chiến lược liên kết ngành trái cây, chiến lược hội nhập, chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh ngành trái cây, chiến lược xây dựng thương hiệu, chiến lược đào tạo, chiến xây dựng hợp tác xã chuyên ngành trái cây, chiến lược công nghệ sau thu hoạch, chiến lược hiện đại hóa công nghiệp chế biến, chiến lược phát triển công nghệ thông tin ngành trái cây... Chiến lược được phân thành ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Để thực hiện các chiến lược hiệu quả cần có sự hỗ trợ của chính phủ, sự tham gia tích cực của hội viên, của doanh nghiệp trái cây và sự hợp tác giúp đỡ của các tổ chức và doanh nghiệp quốc tế.

II. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả sang thị trường Hoa Kì

1. Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại. 1.1. Biện pháp cải thiện cơ cấu xuất khẩu và chất lượng của rau quả

- Lựa chọn mặt hàng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng thị trường:

Theo như khảo sát nhu cầu: Tại Mỹ, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nước hoa quả trong xu hướng tăng do khuyến cáo của các nhà khoa học về vai trò của hoa quả đối với việc gia tăng sức khỏe và tuổi thọ.

nông sản được nhập khẩu vào Mỹ, với khoảng 35-37% tổng kim ngạch nhập khẩu nông

sản. Khí hậu nóng lên khiến mặt hàng này càng được ưa chuộng. Trong khi đó, Việt Nam lại có lợi thế về nguồn hoa quả nhiệt đới rất phong phú, bổ dưỡng. Nếu có thể đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm, đây sẽ là một thị trường tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam.

• Rau quả trái mùa, đảo mùa: Với xu hướng tăng cường tiêu thụ rau quả quanh năm để

đối phó với căn bệnh béo phì, đột qui, tim đang gia tăng tại Mỹ, nhu cầu sử dụng rau quả trái mùa, đảo mùa sẽ ở mức cao trong thời gian tới.

• Nước trái cây, nước rau ép đóng hộp: Đây là những mặt hàng sẽ tiếp tục có nhu cầu cao bởi một mặt chúng đáp ứng các yêu cầu về dinh dưỡng, mặt khác rất tiện dụng tại công sở và trong các sinh hoạt ngoài trời.

• Thực phẩm chế biến an toàn, hữu cơ: Theo dự báo của Foodproceeding.com, một diễn đàn về thực phẩm chế biến, nhu cầu đối với lương thực, thực phẩm (hàng ăn) an toàn của Mỹ được dự báo sẽ lên tới 2,9 tỷ USD vào năm 2014, tăng 6,7% so với hiện nay. Hiện nay nhóm lương thực, thực phẩm chế biến chiếm khoảng 70% tổng nhu cầu về hàng ăn an toàn tại Mỹ và đang có xu hướng tăng.

• Để xuất khẩu được rau quả nói sang thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam phải xem xét đến hai vấn đề chính đó là chất lượng, tính đồng đều của sản phẩm, bao gồm: hình dáng, trọng lượng và chất lượng bên trong. Đặc biệt cần quan tâm đến vấn đề kiểm dịch thực vật. Việc kiểm tra tại vườn rau quả, thời gian thu hoạch là biện pháp góp phần loại bỏ được một số sâu bệnh, hoặc kiểm soát không khí, nhiệt độ lạnh cũng có thể diệt được sâu bệnh. Như vậy mới đáp ứng được những yêu cầu khắt khe Mỹ đưa ra.

Việc Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối với một số mặt hàng nông sản của Trung Quốc có thể là cơ hội cho xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ khi năng lực cạnh tranh của hàng Trung Quốc bị giảm xuống; mặt khác cũng đặt ra nguy cơ bị liên đới từ vụ kiện này.

Đối với chính sách giá xuất khẩu: Để không bị liên đới trong các vụ kiện bán phá giá trên (đối với cùng mặt hàng xuất khẩu), các doanh nghiệp Việt Nam không thể duy trì mức giá xuất khẩu thấp hoặc giảm trong nhiều tháng. Cần tăng giá trị gia tăng của sản phẩm để một mặt tăng giá bán, trong khi vẫn được người tiêu dùng ở nước

nhập khẩu chấp nhận (do chất lượng và giá trị gia tăng đã tăng lên).

Khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ, nên điều tiết tốc độ tăng lượng xuất vào thị trường đó, bởi nếu một mặt hàng xuất khẩu vào thị trường đó có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, mặt hàng này rất dễ được xét vào diện điều tra chống bán phá giá.

Cần tìm ra các ngách mà các doanh nghiệp cần thâm nhập để chuyển nguy cơ bị chống bán phá giá sang phía đối thủ cạnh tranh (VD: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia...) và tận dụng cơ hội về phía mình.

1.3. Các biện pháp hạn chế rủi ro trong thương mại

Trong số những sản phẩm có nguy cơ rủi ro nhiều nhất có thể kể đến là những hàng hoá kiểm soát về nhiệt độ trong đó có rau quả tươi. Để đối phó với những rủi ro đó,

các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả sang Mỹ cần lựa chọn công ty vận chuyển hay

giao nhận phù hợp có đảm bảo các điều kiện vận chuyển. Sau đó các doanh nghiệp nên lựa chọn các công ty bảo hiểm cho mình để đảm bảo rau quả vận chuyển được an toàn và tiết kiệm được chi phí.

Đối với những mặt hàng đó, điều quan trọng là doanh nghiệp cần phải lựa chọn những công ty vận tải uy tín và chuyên nghiệp để đảm bảo container đóng hàng đủ điều kiện Một khâu khác trong việc xúc tiến tiêu thụ mặt hàng rau quả sang thị trường Mỹ cần được chú trọng đó là khâu truyền thông. Các doanh nghiệp có thể thực hiện chương trình truyền thông tại điểm bán rau quả. Mục tiêu của chương trình là kết nối nhu cầu kinh doanh giữa người bán và người sản xuất, quảng bá cho hàng nông sản trong nước, tạo dấu hiệu nhận diện và tăng niềm tin vào nông sản trong nước cho các cửa

hàng. Nếu cả người nông dân và doanh nghiệp cùng làm tốt những việc trên thì giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Chuyên đề môn học thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu rau quả của việt nam sang thị trường mỹ (Trang 61)