Kiến trúc cơ sở dữ liệu quan hệ

Một phần của tài liệu Chuyển đổi giữa cơ sở dữ liệu quan hệ và XML (Trang 45)

III. Bố cục luận văn

1.4.3. Kiến trúc cơ sở dữ liệu quan hệ

Một cơ sở dữ liệu quan hệ là một tập của một hoặc nhiều quan hệ, trong đó mỗi quan hệ là một bảng hai chiều bao gồm các cột và các hàng (gọi là bảng dữ liệu hay quan hệ). Bảng dữ liệu chính là hình thức thể hiện cụ thể của kiểu thực thể khi chúng ta xây dựng cơ sở dữ liệu, bảng dữ liệu được sử dụng để lưu dữ liệu về các thực thể trong lớp thực thể đó.

Như vậy, bảng dữ liệu là một tập các bộ dữ liệu hay bản ghi dữ liệu, mỗi bộ có một số lượng thuộc tính như nhau nhưng có thể khác nhau về giá trị. Bảng dữ liệu trong cách tiếp cận CSDL quan hệ được hiểu chính xác hơn bằng cụm từ “quan hệ”. Một quan hệ bao gồm lược đồ quan hệ và một thể hiện quan hệ. Trong đó thể hiện quan hệ chính là một bảng còn một lược đồ quan hệ miêu tả tiêu đề các cột của bảng đó. Trong một quan hệ không thể tồn

tại hai bộ dữ liệu giống nhau ở tất cả các thuộc tính.

Một bảng dữ liệu được đặc trưng bởi một tên cụ thể, gọi là tên quan hệ. Mỗi cột trong bảng tương ứng với một thuộc tính trong quan hệ, được đặt tên duy nhất (gọi là tên thuộc tính). Mỗi dòng trong bảng tương ứng với một bộ trong quan hệ, được đặt tên duy nhất (gọi là thuộc tính). Mỗi dòng trong bộ ứng với một bảng tương ứng với một bộ của quan hệ, một bộ là một danh sách các giá trị có thứ tự (tương ứng thứ tự các cột trong bảng) [4].

Ví dụ 1.5: Cho bảng dữ liệu về các học viên

Trong bảng dữ liệu, mỗi thuộc tính nhận giá trị nằm trong một miền nào đó gọi là miền giá trị. Cũng như kiểu dữ liệu, miền giá trị không chỉ xác định tập giá trị cho thuộc tính mà còn xác định các thao tác được phép sử dụng trên các dữ liệu của CSDL quan hệ.

Ví dụ 1.6: Cho cơ sở dữ liệu quanlyhv.mdb với các quan hệ và các liên kết, trong đó mỗi quan hệ là một bảng 2 chiều :

Bảng 1. 5: Cơ sở dữ liệu quản lý học viên

1.4.3.1. Định nghĩa miền giá trị

Miền giá trị: Là tập hợp các giá trị nguyên tử gắn với thuộc tính. Nó bao gồm các thông số như tên, kiểu dữ liệu, khuôn dạng và mô tả

Ví dụ: Tên: SDT_Hocvien

Kiểu dữ liệu: Chuỗi ký tự Khuôn dạng: xxx_xxxxxxx

Mô tả: miền giá trị số điện thoại của học viên

Miền giá trị của bảng quan hệ là miền xác định các giá trị của thuộc tính trong quan hệ.

Miền giá trị phải đơn giản, chỉ có giá trị đơn trị. Nếu miền giá trị nhận giá trị là đa trị thì ta phải tách giá trị đa trị thành đơn trị bằng cách thêm vào các quan hệ phụ.

Quan hệ có thể hiểu là tập con của tích đề các của một hoặc nhiều miền. Như vậy, mỗi quan hệ có thể gọi là vô hạn. Với giả thiết rằng quan hệ là một tập hữu hạn.

Người ta dùng thuật ngữ “quan hệ cơ sở” để chỉ mức độ thấp nhất của thể hiện dữ liệu với người dùng. Tất cả dữ liệu trong CSDL quan hệ sẽ được lưu trữ theo tập các “quan hệ cơ sở”. Dữ liệu có thể được truy cập và xử lý theo cách nhìn nhận riêng, đặc biệt gọi là “khung nhìn”.

1.4.3.2. Định nghĩa khung nhìn

Khung nhìn là một tập hợp các bảng dữ liệu đã tồn tại, có cấu trúc như một bảng, khung nhìn không lưu trữ dữ liệu mà nó được tạo ra khi sử dụng, khung nhìn là đối tượng thuộc CSDL.

Ví dụ 1.7: Các View hạy các Query là các khung nhìn

Khung nhìn được tạo ra từ câu lệnh truy vấn dữ liệu (lệnh SELECT), truy vấn từ một hoặc nhiều bảng dữ liệu. Khung nhìn được sử dụng khai thác dữ liệu như một bảng dữ liệu, chia sẻ nhiều người dùng, an toàn trong khai thác, không ảnh hưởng dữ liệu gốc.

Có thể thực hiện truy vấn dữ liệu trên cấu trúc của khung nhìn. Như vậy, một khung nhìn trông giống như một bảng với một tên khung nhìn và là một tập bao gồm các dòng và các cột. Điểm khác biệt giữa khung nhìn và bảng là khung nhìn không được xem là một cấu trúc lưu trữ dữ liệu tồn tại trong cơ sở dữ liệu.

Thực chất dữ liệu quan sát được trong khung nhìn được lấy từ các bảng thông qua câu lệnh truy vấn dữ liệu.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi giữa cơ sở dữ liệu quan hệ và XML (Trang 45)