Thời gian

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất chè trên địa bàn xã lùng vai huyện mường khương tỉnh lào cai (Trang 41)

- Bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2015

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội có liên quan đến sản xuất chè. - Thực trạng sản xuất chè ở những hộ điều tra.

- Đánh giá những thuận lợi , khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển cây chè tại địa phương.

- Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển diện tích cây chè .

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.4.1.Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập thông qua các nguồn tài liệu, sách báo, tạp chí chuyên ngành, các nghị định, nghị quyết, chỉ thị, các chính sách của nhà nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố, các số liệu và các báo cáo tổng kết của các xã, huyện, thành phố và tỉnh đang nghiên cứu để có được

số liệu thống kê. Các tài liệu này sẽ được tổng hợp, phân loại và sắp xếp theo từng nhóm phù hợp với nội dung nghiên

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: là thu thập số liệu thông qua các văn bản báo cáo năm 2014 của cán bộ địa bàn xã Lùng Vai

3.4.2.Thu thập số liệu sơ cấp

- Chọn mẫu điều tra: Dựa trên tiêu chí chọn những hộ có diện tích chè ≥360m2

tôi tiến hành điều tra 50 hộ trong các thôn địa bàn xã trồng chè.

- Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như: nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hóa của chủ hộ, nguồn lực, tình hình sản xuất chè của hộ,thu nhập của hộ từ chè, dự án để phát triển chè của các cơ quan….Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để họ hiểu và trả lời chính xác và đầy đủ.

+ Phương pháp điều tra:

Phương pháp PRA: đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân là một phương pháp đánh giá nhu cầu ở cộng đồng với sự tham gia của người dân vào những vấn đề cần nghiên cứu, đàm thoại với họ để thu thập thông tin nhằm nắm được thực trạng sản xuất, đòi sống và những tiềm năng, những khó khăn, nhu cầu… của các hộ nông dân.

3.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Từ nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn, tiến hành tổng hợp phân tích và xử lí số liệu.

- Thực hiện tổng hợp theo từng nội dung nghiên cứu từ phiếu điều tra thu thập được trong lần đi thực tế.

- Thực hiện nhập số liệu đã tổng hợp vào máy tính, và xử lí bằng phương pháp toán học thông thường.

3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Năng suất cây trồng (N)

Là khối lượng sản phẩm thu được của từng loại cây trồng trên một đơn vị diện tích nhất định (1ha) trong một chu kì sản xuất cụ thể.

Công thức: N =

S Q

Trong đó: N: Năng suất cây trồng Q: Sản lượng cây trồng S: Diện tích

- Sản lượng cây trồng (Q)

Là toàn bộ khối lượng sản phẩm thu được của từng loại cây trồng trên toàn bộ quy mô diện tích nghiên cứu nà đó trong một chu kì sản xuất nào đó.

Công thức: Q = N.S

Trong đó: Q: Sản lượng cây trồng N: Năng suất cá biệt S: Diện tích

- Tổng giá trị sản xuất (GO)

Tổng giá trị sản xuất (GO) được xã định là giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm chè được sản xuất ra (thường là một năm) trên một đơn vị diện tích.

Công thức: GO = Qi Pi n n * 1  

Trong đó: GO: Tổng giá trị sản xuất Qi: Khối lượng sản phẩm loại i

Pi: Đơn giá sản phẩm lọai i - Chi phí trung gian

Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ sản xuất. trong quá trình sản xuất chè, chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí như: Giống, phân bón, thuốc trừ sâu, làm đất, bảo vệ thực vật, cung cấp nước.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1.Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lí[10]

Xã Lùng Vai nằm ở phía nam của huyện Mường Khương, cách trung tâm huyện lỵ 25 km.

- Phía đông giáp các xã Cao Sơn và La Pan Tẩn, huyện Mường Khương. - Phía nam giáp các xã Bản Sen và Bản Lầu, huyện Mường Khương.

- Phía tây giáp xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, giáp Trung Quốc và giáp xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương.

- Phía bắc giáp xã Thanh Bình, huyện Mường Khương.

Năm 1981, hai thôn Hèn Tà, Lùng Pao của xã Nậm Chảy sáp nhập vào xã Lùng Vai.

Hiện nay xã Lùng Vai gồm các thôn: Tảo Giàng 1, Tảo Giàng 2, Bồ Lũng, Lùng Vai 1, Lùng Vai 2, thôn Trung Tâm, Đồng Căm A, Đồng Căm B, thôn Bản Sinh, Na Lang, Cốc Lầy, Giáp Cư, Gốc Gạo, Chợ Chậu, Tà San, thôn 2, Cốc Phúng, Cốc Cái, Na Hạ 1, Na Hạ 2 và Củi Chủ.

Xã có quốc lộ 4D chạy qua trung tâm. Ngoài ra hệ thống giao thông liên xã, liên thôn cũng ngày càng được nâng cấp bằng đường bê tông thay cho đường đá cấp phối và đường đất trước đây.

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Xã Lùng Vai có địa hình tương đối bằng phẳng, nhiều gò đồi, khí hậu ấm áp mang tính chuyển tiếp giữa vùng lạnh (vùng cao) và vùng nóng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi hàng hóa có quy mô. Có hệ thống đường giao thông khá thuận lợi, gần thị trường Lào Cai và là cửa ngõ của huyện Mường Khương nên việc tiêu thụ sản phẩm rất thuận lợi.

- Địa hình: Địa hình có nhiều vực sâu chia cắt xen kẽ là các dải thung lũng hẹp. Độ cao trung bình so với mực nước biển là 900 m. Mạng lưới sông suối phân bố rải rác chiếm 1,46% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Trên địa bàn xã chủ yếu là đất Feralít phát triển trên đá biến chất.

Địa hình dạng thung lũng nằm xen kẽ giữa hai khu vực đồi và núi đá có hướng kéo dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam và bao gồm một cánh đồng nhỏ lúa màu.

Nhìn chung do điều kiện địa hình chia cắt phức tạp nên điều kiện lưu thông kinh tế, văn hóa với những vùng lân cận và bên ngoài còn nhiều hạn chế, đặc biệt là giao thông đi lại.[5]

4.1.1.3. Điều kiện khí hậu thời tiết

- Khí hậu Xã Lùng Vai, huyện Mường Khương mang tính chất á nhiệt đới một năm có hai mùa rõ rệt.

+ Mùa đông: Lạnh, rết đậm, khô bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 11 đến 12˚C, nhiệt độ có thể xuống dưới 0˚C.

+ Mùa hè: Mát, nhiệt độ cao nhất là 35˚C, trung bình là 24 đến 26˚C, mùa hè bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 16 - 17˚C. - Độ ẩm trung bình: 80%.

- Lượng mưa trung bình: 1440 – 1480 mm. - Lượng mưa trung bình cao nhất: 3316 mm. - Lượng mưa trung bình thấp nhất: 930 mm. - Chế độ gió:

Hướng gió chủ yếu là gió mùa Đông Bắc(tháng 9 – tháng 3 năm sau) và Tây Nam(tháng 4 – tháng 10) tốc độ gió trung bình là 1,9 m/s.[5]

4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội

4.1.2.1. Tình hình đất đai

Bảng 4.1.Tình hình sử dụng đất đai của xã Lùng Vai từ 2012- 2014

(ĐVT: ha)

Mục đích sử dụng 2012 2013 2014

Tổng diện tích đất tự nhiên 5.904,5 5.904,5 5.904,5

1.Tổng diện tích đất nông nghiệp 3.427,7 3.946,3 4.185,5

Đất trồng cây hàng năm 1.753,2 2.159,3 2.063

Đất trồng cây ăn quả 59 78 78.5

Đất trồng chè 598 624 840

Đất thủy sản 14,9 15 16

Đất lâm nghiệp 1.002,6 1.070 1.188

2.Đất phi nông nghiệp 260,4 287,3 295,04

3. Đất chƣa sử dụng 2.216,4 1.670,9 1.423,99

(Nguồn: UBND xã Lùng Vai năm 2014)

Diện tích đất nông nghiệp của xã tương đối lớn và có xu hướng tăng dần với tổng diện tích 3.427,7 ha năm 2012, năm 2014 là 4.185,5 ha. Trong đó đất trồng cây hàng năm chiếm phần lớn diện tích, năm 2011 là 1.753,2 ha đến năm 2014 là 2.063 ha. Đất phi nông nghiệp cũng có xu hướng tăng lên từ 260,4 ha năm 2012 ha tăng 295,04 năm 2014. Còn dất chưa sử dụng có xu hướng giảm từ 2012 đến 2014 là 2.216,4 ha xuống 1.423,99 ha.

4.1.2.2. Tình hình kinh tế- xã hội[11]

- Với tiền năng về điều kiện đất đai,khí hậu,thủy văn Lùng Vai có điều kiện về phát triển kinh tế nhất là về nông,lâm nghiệp,nuôi trồng thủy sản. Các loại cây trồng phát triển, năng suất sản lượng cây trồng, vật nuôi mỗi năm một tăng do áp dụng tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất ngày càng được phát huy, một số ngành nghề nhất là các nghành nghề dịch vụ thương mại đa dạng cung cấp kịp thời nhu cầu cần thiết trong đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, đời sống vật tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện.

Trồng trọt

Cây lúa : Tổng diện tích gieo trồng cả năm là:219 ha đạt 100% KH giao. Tổng sản lượng đạt 1.113,5T so với cùng kì.

Trong đó :

+ Lúa xuân: Diện tích gieo trồng 89 ha đạt 100% so với KH. Năng suất đạt 55 tạ/ha dật 100% KH giảm 4 tạ/ha so với cùng kì.Sản lượng đạt 489,5T.

+ Lúa mùa : Diện tích gieo trồng la 130 ha đạt 100% KH giao.Năng suất đạt 48 tạ/ha , tăng 3,5 tạ/ha so với cùng kì.Sản lượng đạt 624 tấn, tang 45,5 tấn so với cùng kì.

Cây ngô: Tổng diện tích gieo trồng là:512 ha đạt 109% Kh giao, tăng 28 ha so với cùng kì năm 2013. Tuy nhiên, do hạn hán kéo dài làm 139,8 ha ngô xuân bị thiệt hại nặng trên 70%. Tổng diện tích cả năm 1724,9 T , giảm 422,4 T so với cùngkì. Trong đó:

+ Ngô xuân: Diện tích gieo trồng 142 ha. Năng suất đạt 78,7% Kh giao cả năm. Năng suất đạt 30,5 tạ/ha, giảm 11,5 tạ/ha so với cùng kì năm trước. Sản lượng đạt 1.128,5T, giảm 1.018,8T so với cùng kì.

+ Ngô hè thu: Diện tích gieo trồng 142 ha. Năng suất đạt 42 tạ/ha. Sảng lượng 596,4T giảm 3,1T so với cùng kì.

- Cây chè:Tổng diện tích chè tập trung 840 ha. Trong đó:

Chè kinh doanh 540 ha, chè kiến thiết 300 ha, chè trồng mới măm 2014 là 91,5 ha đạt 160 % KH.

Chè kinh doanh năng suất đạt 10 T/ha/năm, sản lượng 5.400T đạt 175,6% KH giao tăng 2.891T so với cùng kì . Giá bán bình quân 5.500đ/kg.

Lâm nghiệp

- Trong năm làm tốt công tác bảo vệ 598,9 ha rừng. Dặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền nhân dân làm tốt việc phòng chống cháy rừng.

- Tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát phòng chống khai thác chặt phá rừng làm nương rẫy. Năm 2014 trồng rừng mới được 118 ha đạt 236% KH giao.

Trong đó: Cây Mỡ: 45 ha

Cây Quế: 46 ha Cây Xa Mộc: 27 ha

Chăn nuôi

- Ngay từ đầu năm UBND xã đã chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân chăm sóc, bảo vệ, phòng chống rét, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo các bộ thú y xã phối hợp với cán bộ thú y huyện cùng trưởng thôn các bản, công an viên tổ chức phun thuốc khử trùng tiêu độc , tiêm phòng cho đàn gia súc. Đến nay đàn gia súc ,gia cầm phát triển tốt ,tổng đàn gia cầm, gia súc như sau:

+ Tổng đàn trâu: 804 con đạt 95% Kh giảm 36 con so với cùng kì. + Tổng đàn bò: 16 con đạt 133 KH Tăng 4 con so với cùng kì.

+ Tổng đàn lợn: 2.950 con đạt 103% Kh, giảm 246 con so với cùng kì.Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 204 tấn đạt 100% KH.

+ Tổng đàn ngựa: 30 con (chỉ tiêu không giao ) giảm 2 con so với cùng kì. + Tổng đàn gia cầm: 22.000 con đạt 109 % KH, giảm 300 con so với cùng kì. Sản lượng số con xuất chuồng 17.000 con, đạt 106% KH.

- Thú y:

+ Tiêm phòng LMLM trâu ,bò : 686 liều đạt 83% tổng đàn. + Tiêm dịch tả lợn: 3108 liều đạt 103,6% KH.

+ Tiêm phòng chó dại :475 liều/con, đạt 100% tổng đàn.

Thủy sản

Tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân tích cực nuôi trồng các loại giống lai có năng suất cao nhằm đem lại thu nhập cao cho người dân. Hiện nay diện tích nuôi trồng toàn xã la 16 ha đạt 118% KH.

Sản lượng đạt 13,5T đạt 100% KH, giảm 2.7T so với cùng kì.

Các số liệu thống kê về dân số, lao động việc làm trong cơ cấu kinh tế của xã Lùng Vai.[5]

Bảng 4.2. Bảng tỷ lệ hộ nghèo của xã Lùng Vai từ năm 2012- 2014

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Tổng số hộ toàn xã (hộ) 1.194 1.214 1.232

Tổng số hộ nghèo toàn xã (hộ) 200 155 105

Tỷ lệ (%) 16,7 12,7 8,52

(Nguồn: UBND xã Lùng Vai năm 2014)

Qua bảng tỷ lệ số hộ nghèo của xã Lùng Vai cho thấy hằng năm số hộ thoát nghèo tương đối ít và chậm, năm 2012 xã có 200 hộ nghèo chiếm 16,7 % đến năm 2014 số hộ nghèo là 105 hộ chiếm 8,52% giảm 8,18%.

Bảng 4.3. Bảng cơ cấu nhân khẩu, dân số và số lao động của xã Lùng Vai từ năm 2012 – 2014

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) 1.Tổng số nhân khẩu Khẩu 4.862 100 5.019 100 5.256 100 2. Tổng số hộ Hộ 1.194 100 1.214 100 1.232 100 Hộ thuần nông Hộ 1.020 85,42 1.008 83,03 1.012 82,14

Hộ phi nông nghiệp Hộ 174 14,58 206 16,97 220 17,86

3. Tổng số lao động LĐ 2.852 100 3.125 100 3.134 100

Lao động nông

nghiệp LĐ 2.238 78,47 2.442 78,14 2.458 78,43

LĐ phi nông nghiệp LĐ 614 21,53 680 21,85 676 21,57

4. Một số chỉ tiêu Số khẩu bình quân/hộ Khẩu/ hộ 4.07 4.13 4.26 Số lao động bình quân/hộ Khẩu/ hộ 2.38 2.61 2.54

4.1.2.3. Văn hóa- xã hội[10]

Công tác giáo dục – đào tạo

Chỉ đạo triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2013, năm học 2014- 2015 và các hoạt động giáo dục theo quy định của ngành. Năm học 2014- 2015 tổng số học sinh các cấp là 1.246 học sinh.

+ Tỉ lệ chuyên cần đạt: 99,8%

+ Tỉ lệ huy động trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 100%. + Tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi (6-14) đến trường đạt 100%.

Công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm và phát huy. Tiếp tục duy trì vững chắc chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi,phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở. Tiếp tục duy trì, giữ vững chuẩn quốc gia đối với trường Mầm non Lùng Vai, trường Tiểu học Lùng Vai và trường THCS Lùng Vai.Phấn đấu trường Mầm non Chợ Chậu đạt chuẩn quốc gia vào tháng 5/2015. Trong năm học, mô hình học sinh bán trú được duy trì tốt, các chính sách hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số, con hộ nghèo được thực hiện nghiêm túc, dung quy định, góp hần nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương.

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

- Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế tiếp tục được thực hiện có hiệu quả.Chương trình quốc gia về dân số kế hoạch hóa gia đình cũng được thực hiện tố. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân,công tán giám sát các dịch bệnh, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được thực hiện tốt. Trong năm trên địa bàn xã không có dịch bệnh gì xảy ra.

- Tổng số khám chữa bệnh năm 2014 là: 15.023 lượt người.

- Kết quả sử dụng biện pháp tránh thai 287 người đạt 138% kế hoạch giao. - Tỉ lệ sinh giảm 13,6%

- Giảm tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên 8,33%.

- Tỉ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng biện pháp tránh thai 82%. Đạt 112,5% KH.

- Năm 2014 tổng số sinh: 96 trẻ. Tổng số tử là 26 người. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba là 8 cặp.

Công tác chính sách xã hội- xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất chè trên địa bàn xã lùng vai huyện mường khương tỉnh lào cai (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)