NHÀ NƯỚC ANH – QUÂN CHỦ MÀ DÂN CHỦ

Một phần của tài liệu đề thi luật hiến pháp nước ngoài (Trang 54)

Nhiều người hiện nay vẫn hiểu: “Đã quân chủ thì không dân chủ”.

Hiểu như vậy là chưa đúng. Chưa đúng cả trên phương diện lý thuyết, lẫn thực tế.

Trước hết về mặt lý thuyết, khi nói nhà nước quân chủ hay cộng hòa là nói đến phương diện hình thức chính thể (form of government), còn khi đề cập đến dân chủ hay độc tài là đề cập đến phương diện chế độ chính trị (political governance). Về phương diện thực tế, hình thức chính thể là quân chủ hay cộng hòa chưa nói lên được vấn đề nhà nước đó có dân chủ thực sự hay không.

Nước Anh là một ví dụ điển hình về nhà nước quân chủ mà dân chủ. Muốn lý giải được tại sao nhà nước này lại có hình thức chính thể quân chủ lập hiến (constitutional

monarchy), lý giải tại sao có chính thể quân chủ lập hiến nhưng vẫn là một nhà nước dân chủ thì cần phải trở lại tìm hiểu lịch sử ra đời và cả thực tế tổ chức, hoạt động của nhà nước này hiện nay.

55

Trước hết về lịch sử, cách mạng tư sản Anh năm 1642 là một trong những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới. Cuộc cách mạng này bùng nổ với hình thức nội chiến (Civil War) giữa 2 lực lượng quí tộc phong kiến với giai cấp tư sản được sự ủng hộ của quần chúng. Cuộc nội chiến này chấm dứt vào năm 1648 với thắng lợi thuộc về giai cấp tư sản.[1]

Sau cách mạng, giai cấp tư sản đã thiết lập nhà nước theo chính thể Cộng hòa nghị viện màquyền lực tối cao của nhà nước tập trung vào Hạ nghị viện. [2] Tuy nhiên chính thể này không tồn tại lâu. Do giai cấp tư sản sau đó đã không thực hiện lời hứa chia ruộng đất cho nông dân, dẫn đến mâu thuẫn xã hội tiếp tục phát triển gay gắt giữa giai cấp tư sản và quần chúng nhân dân lao động. Trước tình thế đó, giai cấp tư sản đã phải thoả hiệp với tầng lớp quí tộc mới nhằm mục đích xoa dịu mâu thuẫn xã hội.

Hai sự kiện quan trọng thể hiện rõ sự thỏa hiệp này là:

Thứ nhất, sau khi Oliver Cromwell – người lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản qua đời vào năm 1658, kéo theo sự sụp đổ của nền Cộng hòa, Charles II đang lưu vong ở nước ngoài đã được mời về nước lên ngôi vua năm 1660.[3]

Thứ hai, vào tháng 2/1689, Nghị viện Anh đã thông qua đạo luật mới có tên là"Đạo luật thừa nhận ngôi vua và quyền hành của nghị viện".[4] Đạo luật này là cơ sở pháp lý cho sự ra đời nhà nước quân chủ lập hiến tồn tại cho đến ngày nay. Nội dung chủ yếu của đạo luật này là đề cao vai trò của Nghị viện và khẳng định ngôi vua sẽ được giữ lại nhưng chỉ mang tính biểu tượng -nhà vua trị vì mà không cai trị.[5]

Như vậy có thể khẳng định rằng chính thể quân chủ lập hiến ở Anh ra đời là kết quả của sự thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản và quí tộc mới, là sản phẩm và biểu hiện của cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

56

Trên phương diện thực tế, nhà nước Anh hiện nay là một nhà nước dân chủ. Khẳng định này có được thông qua đánh giá của dư luận, cộng đồng quốc tế và cảm nhận của chính người dân Anh về cách tổ chức, điều hành đất nước hiện nay.

Hiện nay, nhà vua Anh là nguyên thủ quốc gia, là biểu tượng cho sự thống nhất và bền vững quốc gia.[6] Người ta gọi đây là mộtthiết chế tiềm tàng. Tiềm tàng vì thời bình, nhà vua không tham gia đảng phái, lui vào hậu trường chính trị. Nhưng thiết chế này lại phát huy tác dụng, giống như một "van an toàn cuối cùng" khi đất nước lâm nguy hoặc bên bờ vực của nội chiến. Đây chính là ý nghĩa tích cực của thiết chế này. Ngày nay theo tập quán chính trị lâu đời, quyết định của nhà vua Anh có hiệu lực thực thi khi có chữ ký kèm theo của Thủ tướng hoặc của Bộ trưởng [7] và nhà vua không phải chịu trách nhiệm về chữ ký của mình.[8]

Nghị viện Anh hiện nay được tổ chức theo chế độ lưỡng viện (bicameral), gồm Hạ viện (House of Commons) được hình thành bằng phương thức bầu cử và Thượng viện (House of Lords) với đa số thành viên được chỉ định. Nước Anh theo thể chế chính trị đa

đảng.[9] Thủ tướng là thủ lĩnh của Đảng chiếm đa số ghế trong Hạ nghị viện và là người đứng đầu Nội Các (The Cabinet). Nhà vua là nguyên thủ quốc gia, trị vì nhưng không cai trị. Hiến pháp Anh hiện nay là Hiến pháp bất thành văn, đây là tập hợp những tập quán chính trị lâu đời, thiêng liêng và không dễ bị vi phạm. Qua thời gian, những tập quán bất thành văn lâu đời ấy vẫn tỏ ra phù hợp với quan điểm "bình đẳng, thoả hiệp, thương lượng" của người Anh, vẫn tỏ ra phù hợp với nhiều vấn đề thay đổi nhanh chóng của thời đại và trở thành một truyền thống trong đời sống chính trị nơi đây.[10]

.

Hiện nay dân Anh nhìn chung vẫn muốn sống trong một đất nước có vua. Theo một cuộc thăm dò dư luận thực hiện vào tháng 12/2007, đài BBC đã phỏng vấn khách quan 1000 người Anh, độ tuổi từ 16 trở lên về việc có nên duy trì hình thức quân chủ lập hiến không, kết quả đã cho thấy có đến 80% cho rằng việc duy trì chế độ này vẫn là việc làm cần thiết.[11] Ở một khía cạnh khác, người dân Anh họ cũng tự hào về những gì mình đang có - tự hào vì nước Anh [12]là nơi khai sinh ra hình thức chính thể quân chủ lập hiến, tự hào vì nước Anh có những tập quán chính trị tồn tại lâu dài mà không dễ gì bị vi phạm, tự hào là nơi khởi nguồn của Tiếng Anh (English) - ngôn ngữ phổ biến toàn thế giới và tự hào vì nước Anh là nơi khai sinh ra dòng họ pháp luật Common Law - một trong hai dòng họ pháp luật lớn và điển hình nhất thế giới hiện nay.

57

Nhìn rộng hơn, hiện nay không chỉ nước Anh mà nhiều nước khác trên thế giới mặc dù tên gọi là quân chủ nhưng lại được đánh giá là nhà nước dân chủ, ví dụ như nhà nước Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Luxemburg, Thụy Điển ở Châu Âu hay Nhật Bản ở Châu Á. Ngược lại nhiều nhà nước hiện nay, mặc dù tên gọi là cộng hòa, nhưng vẫn bị đánh giá là cai trị độc tài, phản dân chủ, ví dụ như chế độ độc tài ở Cộng hòa Ai Cập của Mubarak; chế độ độc tài của Gaddafi ở Cộng hòa Libya, nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên...(xem bản đồ chế độ chính trị trên thế giới của tổ chức Bertelsmann IDEA, ảnh 5).

Như vậy, một nhà nước quân chủ vẫn có thể là một nhà nước dân chủ và một nhà nước cộng hòa vẫn có thể là một nhà nước độc tài, phản dân chủ. Bên trong thông qua sự đánh giá, cảm nhận của chính người dân trong nước và bên ngoài là của cộng đồng, dư luận quốc tế, một nhà nước sẽ được gọi tên cụ thể, chính xác là có dân chủ thực chất hay không.

---

Vấn đề đảng cầm quyền và thẩm quyền quản lý nhà nước ở các nước tư bản

1. Hiến pháp các nhà nước tư bản không quy định vai trò lãnh đạo của đảng

Trong tác phẩm Lôgic chính trị Mỹ (The Logic of American Politic), với tiêu đề Đảng là đứa con ngoài ý muốn của Hiến pháp, tác giả Samuel Kernell và Gary Jacobsson viết: “Hiến pháp không hề đề cập đến các đảng phái chính trị. Trong suốt thời kỳ lập quốc, các đảng phái bị đông đảo người dân coi là mối đe dọa đối với một chính phủ tốt và trật tự công, đặc biệt là những người Cộng hòa. Trong một bầu không khí như vậy, không một nhà lãnh đạo tự trọng nào lại công khai kêu gọi thành lập đảng phái chính trị”.

Trong những năm đầu của việc thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, quan điểm chung của mọi người là phản đối kịch liệt các đảng phái chính trị. Benjamin Franklin đã phát biểu chống lại “sự lạm dụng lẫn nhau vô hạn định của đảng phái, phá hủy tan tành những đặc trưng tốt đẹp nhất” (1). Trong bài Những người liên bang số 10, J. Madison đã gọi đảng là những biến thể của các bè phái, có những ý định đi ngược lại các quyền của các công dân khác, hoặc ngược với lợi ích chung và vĩnh cửu của cộng đồng. G. Washington đã dùng bài diễn văn từ nhiệm của mình để cảnh báo - theo cách thức trọng thể nhất - về các

58

tác động tai hại của tinh thần đảng phái nói chung, và người kế nhiệm ông, J. Adams đã khẳng định rằng việc chia nền cộng hòa thành hai đảng phái lớn phải bị coi là điều đáng ghê sợ nhất về chính trị theo hiến pháp của chúng ta. Ngay cả T. Jefferson cũng có lần tuyên bố: “Nếu tôi không thể tới thiên đường vì không mang theo một đảng phái, tôi thà không tới đó còn hơn” (2). “Bị tất cả mọi người coi thường, nhưng các đảng phái vẫn phát triển rầm rộ. Tu chính án thứ nhất của hiến pháp bảo đảm quyền tự do nói, viết và hội họp đã xác định rằng, các hoạt động của đảng phái là hợp pháp. Ngoài ra, các khung thể chế được thiết lập bởi hiến pháp đã tạo ra những động lực mạnh mẽ để tiến hành các hoạt động giúp cho sự ra đời và duy trì các đảng phái”.

Tuy nhiên, cơ chế bầu cử quy định trong hiến pháp đã là một trong những nguyên nhân chính của việc sinh ra các đảng phái. Chính nhu cầu của các cuộc bỏ phiếu với mục đích thành lập ra từ nhân dân các cơ cấu nhà nước đã là nguyên nhân cho sự ra đời các tập hợp có đồng quan điểm, hoặc có thể cùng chấp nhận một sự liên hợp các chương trình, quan điểm cho hành động. Đó là nguyên nhân ra đời của các đảng phái chính trị để có thể có quyền lực. Họ quan niệm một cách rõ ràng rằng, quyền lực chính trị là một loại quyền lực xã hội quan trọng nhất. Như vậy, động cơ chính trị để tạo ra đảng phái là rất rõ ràng. Trong mọi hệ thống mà sự lựa chọn tập thể được thực hiện thông qua bỏ phiếu, một tổ chức bao giờ cũng có lợi thế. Hiến pháp quy định việc thông qua các đạo luật và bầu ra các nhà lãnh đạo bằng bầu cử hay biểu quyết với đa số phiếu đã khiến cho việc xây dựng các liên minh đa số trong những thể chế và đơn vị bầu cử trở nên hết sức quan trọng. Các đảng phái xuất hiện từ những nỗ lực của các tác nhân chính trị nhằm xây dựng những liên minh như vậy và điều phối hoạt động tập thể cần thiết để giành quyền kiểm soát và dụng bộ máy chính quyền. Và việc một đảng có quyền lực lãnh đạo hay không phụ thuộc vào lá phiếu của người cử tri.

2. Sự lãnh đạo của đảng cầm quyền không phân biệt với thẩm quyền của nhà nước Thủ lĩnh của đảng cầm quyền phải là người đứng đầu hành pháp

Cho đến nay, vấn đề đảng cầm quyền, đảng lãnh đạo, đảng bố trí cán bộ chủ chốt của mình vào các cương vị của bộ máy nhà nước đã trở thành một tất yếu của chế độ chính trị dân chủ hiện nay. Đó là một trong những đặc điểm của nhà nước pháp quyền hiện đại. Nhưng điều đáng nói là, sự lãnh đạo, sự bố trí đó không được quy định trong hiến pháp - đạo luật tối cao của mỗi quốc gia tư bản.

Có hai điều cần phải chú ý ở đây là sự lãnh đạo đó của đảng cầm quyền cần phải có sự đồng ý thông qua một cuộc đầu phiếu của nhân dân. Đảng chiếm đa số ghế ở Quốc hội - nếu nhà nước được tổ chức theo mô hình của chế độ đại nghị - là đảng cầm quyền. Đảng

59

cầm quyền đứng ra thành lập Chính phủ. Về nguyên tắc, người của đảng nào chỉ biết bỏ phiếu cho người của đảng đó. Vì lẽ đó, mặc dù hiến pháp quy định là Quốc hội thành lập Chính phủ, nhưng chính đảng cầm quyền mới là người đứng ra thành lập Chính phủ. Thủ lĩnh của đảng cầm quyền sẽ là người đứng đầu cơ quan hành pháp. Các bộ trưởng đều là người thân cận với Thủ tướng hoặc là người có chân trong ban lãnh đạo của đảng cầm quyền.

Như vậy, như một quy luật, thủ lĩnh của đảng cầm quyền bao giờ cũng nắm chức vụ đứng đầu hành pháp. Cách thức tổ chức nhà nước tạo nên mô hình chính thể của mỗi quốc gia phụ thuộc căn bản vào cách thức nắm giữ và điều hành nhà nước của người đứng đầu hành pháp. Chính cách thức bố trí nhân sự này đã làm tăng tính chịu trách nhiệm thực sự của bộ máy nhà nước.

Không có sự phân biệt giữa sự lãnh đạo của đảng và sự quản lý của nhà nước

Sự phân biệt không được đặt ra, vì người có quyền hạn cao nhất sẽ phải là người có trách nhiệm cao nhất. Sở dĩ Nữ hoàng Anh không chịu trách nhiệm gì bởi vì Nữ hoàng không có quyền lực thực tế. Nữ hoàng được quyền bổ nhiệm Thủ tướng, nhưng không thể bổ nhiệm một người khác, nếu người đó không là thủ lĩnh của đảng cầm quyền. Cách thức tổ chức nhà nước như vậy là một quy luật khách quan, một biểu hiện của nhà nước pháp quyền tư sản.

Hiến pháp các nước phát triển không hề quy định về vấn đề đảng lãnh đạo. Có chăng chỉ là sự ghi nhận về quyền được tự do hội họp và lập hội. Mà đây là một trong những đảm bảo nhân quyền. Trong khi đóH, đảng cầm quyền là đảng nắm hành pháp. Thủ lĩnh của đảng cầm quyền là người đứng đầu hành pháp. Vì thế, vai trò của đảng cầm quyền là rất lớn, nó làm cho các quy định của hiến pháp trở nên rất hình thức, nếu chúng ta chỉ phân tích các biểu hiện bên ngoài của chúng. Hiến pháp các nước tư sản phát triển là bản văn phân chia quyền lực, nhưng khi có đảng, mọi sự phân chia đều có thể trở nên vô nghĩa. Ở Anh, sau mỗi một cuộc tuyển cử, tân Nghị viện nhóm họp để các chính đảng tổ chức ra cơ cấu của Hạ viện. Nữ hoàng bổ nhiệm lãnh tụ đảng chiếm đa số làm Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng bắt tay vào việc bổ nhiệm các cộng sự của mình vào các chân trong Chính phủ. Thủ tướng sẽ bổ nhiệm 17 đến 24 bộ trưởng vào một nhóm thân cận, chuyên việc hoạch định ra các chính sách của Chính phủ gọi là Nội các. Nội các là Chính phủ của nước Anh, là trung tâm của toàn thể nhà nước Anh, nên nhiều người đã định danh nhà nước Anh là “chính thể Nội các”. Vì vậy, nói Chính phủ chịu trách nhiệm tức là nói đến Nội các phải chịu trách nhiệm.

60

Sinh hoạt chính trị ở Anh dựa trên hai chính đảng có tổ chức, kỷ luật, đủ khả năng đảm bảo hoạt động thống nhất của đảng mình trong Chính phủ cũng như ở Quốc hội. Hệ thống lưỡng đảng này đã làm thay đổi hẳn ý nghĩa phân quyền của chế độ đại nghị. Ở chính thể này, trong các cuộc bầu cử Hạ viện (Nghị viện), cử tri toàn quốc không những bầu ra các nghị sĩ làm đại diện cho mình, mà còn tìm ra một đảng cầm quyền. Thủ lĩnh của đảng cầm quyền nghiễm nhiên sẽ là người đứng đầu bộ máy hành pháp của nhà nước. Việc đặt vấn đề tín nhiệm của Quốc hội đối với Chính phủ, chính là đặt vấn đề tín nhiệm đối với chính đảng đang cầm quyền. Nhưng trên thực tế, khi đảng đối lập đặt vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chính phủ thì không bao giờ thu được số phiếu ủng hộ quá bán tổng số Hạ nghị viện, nếu như không có một vấn đề nào đó gây nên sự khủng hoảng

Một phần của tài liệu đề thi luật hiến pháp nước ngoài (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)