Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Vốn đầu tư cho Marketing Tốc độ tăng định gốc _ 14,56% 31,46% 128,85% 94,89% Tốc độ tăng liên hoàn _ 14,56% 14,75% 74,07% -14,85%

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại Tổng công ty cổ phần Sông Hồng,thực trạng và giải pháp (Trang 29)

Marketing 26,44 30,29 34,76 60,51 51,53

Tốc độ tăng định

gốc _ 14,56% 31,46% 128,85% 94,89%

Tốc độ tăng liên

hoàn _ 14,56% 14,75% 74,07% -14,85%

Qua bảng trên có thể thấy trong giai đoạn 2008- 2012 lượng vốn đầu tư cho hoạt động Marketing qua các năm là tương đối đồng đều. Năm 2008, vốn đầu tư cho hoạt động Marketing là 26,44 tỷ đồng thì năm 2009 đã tăng 14,56% đạt 30,29 tỷ đồng. Năm 2010, vốn đầu tư là 34,76 tỷ đồng tăng 31,46% so với năm 2008 và 14,75% so với năm 2009. Đến năm 2011, vốn đầu tư cho hoạt động Marketing của công ty đã là 60,51 tỷ đồng, tăng 128,85% so với năm 2008. Năm 2012, vốn đầu tư cho hoạt động marketing là 51,53 tỷ đồng, tăng 94,89 % so với năm 2008 nhưng giảm 14,85% so với năm 2011.Tóm lại công ty luôn chú trọng đầu tư cho hoạt động Marketing qua các năm.

2.4. Đầu tư vào các lĩnh vực khác

Hoạt động đầu tư vào hàng dự trữ cũng là một nội dung của đầu tư phát triển. Đối với một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường thì không thể tiến hành sản xuất đến đâu mua hàng đến đó mà cần phải có nguồn vật liệu dự trữ. Nguồn vật liệu dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai trò rất lớn để cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra bình

vốn, còn nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn gây ra hàng loạt các hiệu quả tiếp theo. Mặc dù vậy hoạt động đầu tư vào hàng dự trữ không được đề cầp ở Tổng Công ty cổ phần Sông Hồng, đây cũng là một thiếu sót của Tổng Công ty và trong thời gian tới Công tỹ cũng cần quan tâm hơn đến hoạt động đầu tư này.

Về hoạt động liên doanh liên kết cũng đã diễn ra nhưng ở mức độ và phạm vi còn hạn hẹp. Tổng Công ty cũng đã có sự hợp tác sản xuất kinh doanh với một số nước bạn Liên doanh liên kết là một hoạt động cần thiết vì một mặt nó vừa giúp doanh nghiệp đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, san sẻ rủi ro, mặt khác doanh nghiệp lại có thể tận dụng được vốn và kinh nghiệm quản lý, trình độ, khoa học công nghệ từ phía đối tác. Do đó Công ty cũng phải nghiên cứu để có những hoạt động liên doanh liên kết ở mức độ nhất định, phù hợp với tình hình thực tế tại Công ty để hoạt động này thực sự mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

III. Đánh giá kết quả Đầu tư phát triển của Tổng công ty 1. Những kết quả của hoạt động đâu tư phát triển

1.1. Về tài sản cố định huy động

Tài sản cố định là những công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập và hiện giờ đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm đã làm xong thủ tục nghiệm thu và có thể đưa vào sử dụng ngay. Tài sản cố định bao gồm cả các thiết bị đã mua săm vầ đủ điều kiện để đưa và sử dung ngay

Bảng 19: Giá trị tài sản cố định huy động hàng năm

Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng vốn đầu tư thực hiện Tỷ đồng 256,72 297,00 328,0

0 530,71 419

Giá trị tài sản cố định huy

động Tỷ đồng 117,32 143,45 168,59 292,95 227,1

Tỷ lệ giá trị tài sản cố định/ Tổng vốn đầu tư

thực hiện

1.2. Về chỉ tiêu xã hội

Về mặt lý thuyết, có thể hiểu lợi ích kinh tế xã hội của dự án đầu tư là

chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế và xã hội phải bỏ ra thực hiện đầu tư.

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội của công ty như: Mức đóng góp cho ngân sách, số lao động và thu nhậop bình quân và các hiệu quả kinh tế xã hội khác.

- Mức đóng góp cho ngân sách:

Bảng 20: Mức đóng góp cho ngân sách của Tổng công ty Sông Hồng:

Đơn vị: Tỷ đồng.

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011Năm 2012

1 Doanh thu 2.433 2.601 2.758 3.431 3,711

2 Đóng góp cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngân sách 27,4 29,65 32,75 36,85 37,6

- Lao động và thu nhập: Số lao động của Tổng Công ty tăng dần lên theo

từng năm và đạt 7365 nguời vào năm 2011. Không chỉ vậy, thu nhập bình quân của một lao động trên 1 tháng tăng từ 3,5 triệu năm 2008 lên 5t vào năm 2011. Điều đó chứng tỏ hoạt động đầu tư phát triển cũng góp phần nào đóng góp tích cực vào vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, làm cho đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện. Số lao động của công ty hiện giờ được thể hiện dưới bảng sau

Bảng 21: Số lượng lao động tại Tổng Công ty cổ phần Sông Hồng

Phân loại Tổng số I Hệ trên đại học 62 II Hệ đại học, cao đẳng 2.842 Kiến trúc sư 557 Kỹ sư các chuyên ngành 886 Cử nhân các chuyên ngành 1399

II Công nhân kỹ thuật 4.125

Thợ khác 782

Tổng cộng 7.029

2. Đánh giá kết quả và hiệu quả Đầu tư

Xét khía cạnh này thì ta quan tâm phân tích đến một số các chỉ tiêu như: doanh thu và lợi nhuận tăng thêm so với tổng số vốn đầu tư thực hiện và so với tài sản cố định mới huy động của công ty, hệ số huy động tài sản cố định…

Điều này được thể hiện rõ qua bảng sau:

Bảng 22: Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính tổng hợp:

Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Vốn đầu tư thực hiện 256,720 297,000 328 530,710

2 Doanh thu 2.433 2.601 2.758 3.431

3 Doanh thu tăng thêm 168 157 673

4 Lợi nhuận 26,612 29,712 35,519 17,755

5 Lợi nhuận tăng thêm 3,1 5,8 -17,76

6 Doanh thu/Vốn đầu tư 9,5 8,76 8,4 6,5

7 Doanh thu tăng thêm/Vốn đầu

tư 0,57 0,5 1,27

8 Lợi nhuận/ Vốn đầu tư 0,104 0,1 0,108 0,03

9 Lợi nhuận tăng thêm/Vốn

đầu tư 0,01 0,02 -0,03

Doanh thu và doanh thu tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện:

Doanh thu trên vốn đầu tư thực hiện phản ánh khi bỏ ra một đồng vốn thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Qua bảng số liệu trên ta thấy hiệu quả của vốn đầu tư thực hiện để đem lại doanh thu cho công ty còn nhiều hạn chế bởi vì từ năm 2009 trở đi hệ số này có xu hướng chung là giảm dần. Vào năm 2008 một đồng vốn đầu tư bỏ ra tạo ra được 9,5 đồng doanh thu thì năm 2009 một đồng vốn đầu tư bỏ ra tạo ra được 8,76 đồng doanh thu, năm 2010 một đồng vốn đầu tư bỏ ra tạo ra được 8,4 đồng doanh thu, năm 2011 một đồng vốn đầu tư bỏ ra tạo ra được 6,5 đồng

doanh thu. Tuy nhiên sự sụt giảm giữa các năm chênh lệch nhau không đáng kể, năm 2009 có doanh thu trên vốn đầu tư cao nhất chứng tỏ rằng trong năm đó công ty làm ăn rất có hiệu quả tuy nhiên các năm sau thì lại giảm dần đi. Chính vì vậy mà đây cũng là một hạn chế mà công ty cần khắc phục, nó cho ta thấy rõ những bất hợp lý còn tồn tại trong đầu tư.

Tương ứng với sự biến động của doanh thu trên vốn đầu tư thực hiện doanh thu tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện cũng có xu hướng giảm qua các năm trong thời kì nghiên cứu. Trong năm 2011, doanh thu tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện lại là một số âm điều đó chứng tỏ trong năm này hoạt động đầu tư của công ty không mang lại hiệu quả cho công ty. Bên cạnh chỉ tiêu doanh thu và doanh thu tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện, chúng ta có thể đề cập đến tiêu chí lợi nhuận và lợi nhuận tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện.

- Lợi nhuận và lợi nhuận tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện:

Đây là chỉ tiêu cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra thì chủ đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận và lợi nhuận tăng thêm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2008, lợi nhuận trên vốn đầu tư thực hiện của công ty đạt 0,104, sang tới năm 2009 con số này đạt 0,01, năm 2010 là 0,108 và đạt 0,03 vào năm 2010. Sự biến động theo xu hướng giảm của lợi nhuận trên vốn đầu tư cho thấy hiệu quả của hoạt động đầu tư chưa cao. Mặt khác cũng do vốn đầu tư biến động không đều nên các chỉ tiêu hiệu quả của đầu tư cũng biến động không đều.

Song song với sự biến đổi chỉ tiêu tài chính lợi nhuận trên vốn đầu tư thực hiện là chỉ tiêu lợi nhuận tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện. Tuy năm 2011 doanh thu tăng thêm có giảm so với năm 2010Điều đó chứng tỏ hoạt động đầu tư có những biến đổi bất thường mà ta không thể dự đoán trước được.Mặt khác cũng do Tổng công ty là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng mà đặc điểm của những dự án đầu tư xây dựng là luôn

công trình chưa thể phát huy tác dụng ngay để thu được lợi nhuận một cách nhanh chóng.

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội của công ty như: Mức đóng góp cho ngân sách, số lao động và thu nhậop bình quân và các hiệu quả kinh tế xã hội khác.

3. Đánh giá công tác đầu tư phát triển của Tổng Công ty 3.1. Những thành tích đã đạt được

Công ty đã tiếp cận được với các nguồn vốn vay, chủ động trong việc tìm kiếm và huy động các nguồn vốn, đặc biệt Tổng Công ty đã có nhiều cố gắng tài trợ cho hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn khấu hao cơ bản để lại của Tổng công ty. Đội ngũ công nhân kỹ thuật và kỹ sư khá hùng hậu đủ sức thi công các công trình lớn, các công trình trọng tâm trọng điểm quốc gia. Tổng công ty đã chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thuật, thường xuyên mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghề và tổ chức thi nâng bậc cho công nhân.

Đời sống cán bộ công nhân viên được nâng cao, thu nhập của người lao động năm sau luôn cao hơn năm trước. Công ty cũng có chế độ lương thưởng cho CBCNV hợp lý.

Công ty đã có rất nhiều nỗ lực đầu tư mua sắm máy móc thiết bị công nghệ phục vụ quá trình thi công. Năng lực thiết bị công nghệ của Tổng Công ty được tăng lên cả về số lượng và trình độ hiện đại.

Cùng với tất cả các chi nhánh trong Công ty, Công ty đã xây dựng được uy tín và thương hiệu của mình, nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu đưa Tổng Công ty ngày càng phát triển hơn nữa trong ngành xây dựng Việt Nam.

3.2. Những điểm hạn chế.

Khó khăn lớn nhất của Công ty là thiếu vốn đặc biệt là vốn vay dài hạn, vốn đầu tư của Công ty chủ yếu là vốn tự có, vốn vay trung hạn và một phần nhỏ vốn là được hỗ trợ từ ngân sách Nhà Nước. Bên cạnh đó việc sử dụng vốn còn chưa đạt được hiệu quả cao.

Do thiếu vốn nên việc đầu tư vào máy móc thiết bị còn gặp một số khó khăn, Công ty phải mua lại những thiết bị cũ mà những thiết bị này có nguy cơ hao mòn vô hình rất cao. Năng lưc máy móc thiết bị thi công được đánh giá là khá hùng hậu nhưng nhiều loại máy móc chưa được đồng bộ nên chưa phát huy được hết công suất.

Về công tác quản lý máy móc thiết bị thi công: trang thiết bị nằm ở các công trường vùng sâu, vùng xa, đi lại khá khó khăn, nên việc duy trì, bảo dưỡng và cung ứng vật tư, trang bị không đáp ứng kịp, việc quản lý theo dõi điều chuyển máy móc thiết bị gặp khó khăn.

Thông qua hoạt động đầu tư cho đào tạo, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của Công ty đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên còn thiếu so với nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Trình độ ngoại ngữ, tin học, kiến thức chuyên ngành của một bộ phận cán bộ công nhân viên còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, trong thời gian tới Tổng Công ty phải tiếp tục đào tạo và tuyển dụng bổ sung đội ngũ lao động hiện có.

Công tác Marketing còn yếu do đó khả năng tiếp cận thị trường thông tin còn nhiều bất cập dẫn đến Công ty chậm nắm bắt được những thay đổi của thị trường như giá cả nguyên vật liệu, chính sách của Nhà Nước, lãi suất trên thị trường và đó là nguyên nhân lớn hạn chế khả năng nâng cao hiệu quả đầu tư của Công ty.

Công ty cũng chưa quan tâm đến các hoạt động đầu tư phát triển khác như đầu tư vào hàng dự trữ, tiến hành liên doanh liên kết, hoạt động đầu tư nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học công nghệ trong phạm vi doanh nghiệp. Các hoạt động này nếu được đầu tư đầy đủ sẽ góp phần nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh cho Công ty, đem lại nhiều lợi ích lâu dài cho Công ty.

Công tác lập dự án đầu tư cũng như mua sắm còn chậm, việc thực hiện các thủ tục đầu tư, đấu thầu đôi khi còn xảy ra sai sót, do đó làm giảm hiệu quả của hoạt động đầu tư.

Công tác kế hoạch hoá đầu tư còn yếu, thường phải bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư. Việc hoạch định chiến lực phát triển, lập và thực thi kế hoạch dài hạn được thực hiện rất chậm, do đó không định hướng hoạt động rõ ràng, gây khó khăn trong việc định hướng phát triển và điều hành chính sách kinh doanh ở các cấp quản lý. Công tác quản lý có tiến bộ nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu các văn bản pháp qui về quản lý điều hành, định mức kinh tế kỹ thuật, lao động…

Bộ máy quản lý của Công ty còn khá cồng kềnh, nhiều quyết định vẫn còn giải quyết theo hệ thống hành chính, để đi đến quyết định cuối cùng phải qua nhiều tầng nấc, gây phiền hà, tốn kém, mất thời gian, nhiều khi làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Bộ phận lao động gián tiếp còn chiếm tỷ trọng lớn, nhiều cán bộ chưa làm việc có hiệu quả.

2.3. Nguyên nhân

2.3.1. Hạn chế về vốn đầu tư

Có nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan dẫn đến những hạn chế và tồn tại trong hoạt động đầu tư của công ty trong thời gian qua. Nhưng trong các nguyên nhân đó thì tình trạng thiếu vốn là một trong những nguyên nhân chính. Do thiếu vốn nên công ty không thể thực hiện đầu tư đáp ứng hết những nhu cầu đặt ra cho sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn 2008- 2011, công ty đã thực hiện một số dự án lớn đòi hỏi lượng vốn đầu tư nhiều. Do nguồn lực hạn chế nên công ty chỉ thực hiện đầu tư cho một số hạng mục, công việc quan trọng và hiệu quả nhất trong những hạng mục, công việc có nhu cầu đầu tư. Máy móc thiết bị công nghệ trong giai đoạn hiện nay là yếu tố quan trọng nhất để công ty phát triển sản xuất, tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng lợi nhuận và đem lại hiệu quả cao cho công ty. Do vậy, công ty đã phải tập

trung vốn cho đầu tư máy móc thiết bị công nghệ và hạn chế trong các nội dung đầu tư khác.

2.2.2. Công tác tổ chức, đào tạo và lao động tiền lương

Việc tuyển dụng đào tạo, đào tạo lại lực lượng cán bộ và công nhân kĩ thuật đã được công ty triệt để quan tâm, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, các đơn vị và các ban điều hành dự án vẫn còn thiếu nhiều, chưa đồng bộ,

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại Tổng công ty cổ phần Sông Hồng,thực trạng và giải pháp (Trang 29)