I: Hiện trạng của ngànhGTVT đường bộ Việt Nam:
1: Tổng quan về vị trí, vai trò của ngànhGTVT đường bộ:
Lãnh thổ Việt Nam trải dài với hơn 2000 km với tổng diện tích 331,041 km với hình chữ S, cấu trúc địa hình bao gồm đồng bằng- trung du- miền núi, thấp dần về phía đông nên nhìn chung mạng lưới đường bộ nước ta phân bố khá tương đối so với địa hình, với tổng chiều dài 207254 km, mật độ đường so với diện tích và dân số tương đối cao 21,9km/100km; 0,96km/1000dân
2:Vị trí của ngành GTVT đường bộ:
Với định hướng phát triển kinh tế mà Đại hội IX của Đảng đã đề ra :đẩy mạnh CNH_ HĐHđất nước bằng việc tăng cường đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ caothì ngành GTVTnói chung và hệ thống giao thông đường bộ nói riêng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước. Ngành GTVT đường bộ phải là ngành đi trước có hệ thống GTVT thì mới có sự giao lưu, buôn bán giữa các vùng, ngành- đây là ngành dịch vụ quan trọng nhất, làd cầu nối tạo và kéo theo các ngành khác cùng phát triển.
Ngành GTVT đường bộ là ngành quan trọng trong hệ thống GTVT tổng thể để tạo điều kiện cho sự hội nhập kinh tế mạnh hơn cho các trung tâm tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Mạng lưới đường chính yếu và thứ yếu hiện đóng vai trò lớn trong việc duy trì sự thành công của các dự án phát triển kinh tế chính đang được tiến hành trong cả nước. Hệ thống GTVT mà phát triển, hiện đại cũng phục vụ cho mục đích nâng cao điều kiện sống của nhân dân, vì thế trong chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo Việt Nam đã tập trung đầu tư CSHT cho vùng sâu, vùng xa trong đó có hệ thống GTVT đường bộ:huyện-xã-thôn lộ
Ngành GTVT đường bộ bao gồm có dịch vụ vận tải đường bộ,CSHT đường bộ và các dịch vụ đường bộ khác. Dịch vụ vận tải đường bộ được coi là hình thức kinh doanh đặc thù, đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá
trình phát triển và hội nhập kinh tế của đất nước, với phần lớn lượng hàng hóa lưu chuyển bằng đường bộ, vận t6ải đường bộ đã trở thành huyết mạch chính trong mọi hoạt động. CSHT đường bộ với hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ,huyện lộ,xã lộ, đường chuyên dùng,đường đô thị; hệ thống cầu hầm giữ vai trò chủ đạo. không thể thiếu sự phát triển đồng bộ và ngày càng hiện đại và ngành GTVT đường bộ trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới như hiện nay.
Như vậy để tạo ra một hình ảnh mới cho Việt Namvới bạn bè thế giớivới một phát triển mớithì ngành GTVTnắm vai trò chủ đạo và cần phải ngày càng hoàn thiện và hiên đại.
2:Thực trạng của hệ thống GTVT đường bộ Việt Nam:
Mạng lưới giao thông đường bộ nước ta đến năm 2004 có chiều dài 215308km bao gồm: Quốc lộ 17860 km, tỉnh lộ 18720 km, huyện lộ 39360 km, đường đô thị 3721 km, đường xã 135647 km. Mật độ đường( không kể đường xã và đường chuyên dùng) là 23,6 km/100 km,999km/1000dân. Mật độ đường quốc lộ là 427 km/100 km, 0,37 km/1000 dân. Tỷ lệ đường được trải mặt : các tuyến đường có tỷ lệ trải nhựa còn thấp( toàn tuyến chỉ có 19,7% chiều dài đường được trải nhựa còn lại là đường đá cấp phối và đường đất). Các quốc lộ có tỷ lệ trải nhựa là 67% , tỉnh 41%, huyện 14%, xã 5%. Bề rộng mặt đường : Đường có 2 làn xe(7 m) còn ít ,đường quốc lộ chỉ có 70% chủ yếu là đường 1 làn xe. Tải trọng cầu cống: chiều dài các cầu có tải trọng thấp( <3T) , khổ hẹp( 2,4-4 m) còn phổ biến, nhiều vị trí qua sông suối chưa có cầu phải vượt sông bằng phà hoặc bằng tràn.
Đánh giá chung về chất lượng cầu đường Việt Nam đến năm 2004 so với 10 năm trước đây: chất lượng cầu đường đã được nâng lên một bước: tốt chiếm 14%, khá và trung bình 50%, xấu 17%, quá xấu 19%.
Tuy nhiên hệ thống đường bộ Việt Nam vẫn còn có những hạn chế :Thiếu cầu và đường ở hầu hết các khu vực đặc biệt là ĐBSCL, thiếu mạng lưới đường bộ, sự phân cấp theo chc năng một cách hiệu quả; thiếu mạng lưới
đường bộ liên thông với nhau; độ tin cậy của mạng lưới tháp; sự tiếp cận kém ở các vùng nông thôn bởi phần lớn các dự án phát triển đường bộ tập trung dọc trên tuyến trục quốc gialà do thiếu ngân sách địa phương nên các chính quyền địa phương phải phaan bbổ vốn theo các nhu cầu kinh tế xã hội được hình thành bởi vì đường bộ phải cạnh tranh với các ngành khác trong việc hỗ trợ vốn.
II: Một số phương hướng nghiên cứu đề tài .
Quan điểm phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 đã xác định: GTVT đường bộ là một bộ phận quan trọng trong KCHT xã hội nói chung và KCHT giao thông nói riêng cần đầu tư phát triển trước một bước để tạo tiền đề, làm động lực phát triển kinh tế xã hội, phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, dáp ứng tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Coi trọng việc duy trì, củng cố, nâng cấp và tận dụng tối đa năng lực kết cấu hạ tầng giao thông hiện có, đồng thời với việc đầu tư xây dựng công trình mới thực sự có nhu cầu. Phát triển GTVT đường bộ hợp lý, đồng bộ trong một quy hoạch thống nhất có phân công, phân cấp và hợp tác liên kết giữa các phương thức vận tải. Phát triển giao thông nông thôn; bảo vệ công trình giao thông đường bộ là trách nhiệm các cấp chính quyền địa phương, các ngành và của mỗi người dân.
Và xuất phát từ vị trí, vai tro quan trọng, mang tính mũi nhọn của ngành GTVT đường bộ đối với nền kinh tế quốc dân và tư thực trạng của ngành hiện nay đang còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, nhiều vấn đề bức xúc, nổi cộm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của ngành cũng như toàn nền kinh tế, có thể thấy chuyên ngành hệ thống GTVT đường bộ là lĩnh vực rất đáng được quan taqam nghiên cứu.
Sau đây, em xin đưa ra một số phương hướng nghiên cứu đề tài trong lĩnh vực GTVT đường bộ đang là những vấn đề bức xức nổi cộm trong ngành.
1. Giải pháp huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng đường bộ Vệt Nam giai đoạn 2005-2020.
Nước ta đã giành được độc lập cách đây 30 năm, nhưng những hậu quả của cuộc chiến tranh để lại cho nền kinh tế vô cùng năng nề. Ngành GTVT đường bộ là một trong những ngành chịu thiệt hại năng nề nhất sau cuộc chiến: nhiều tuýen đường bị bom Mỹ phá hoại, tê liệt hoàn toàn, mặt đường bị xuống cấp năng nề không thể khắc phục trong thời gian ngắn, ngoài ra một số tuyến đường được xây dựng từ lâu, chất lượng thi công thấp, có hiện tưqợng sụt nở, đường có quá nhiều ổ gà, biến dạng mặt đường gây khó khăn cho phát triển kinh tế. Những năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề nâng cấp, đầu tư xây dựng nhằm tạo ra một diện mạo mới cho GTVT đường bộ. Tuy nhiên do khả năng ngân sách còn hạn hẹp nên chi phí cho nâng cấp cải tạo cũng như duy tu bảo dưỡng còn thiếu trầm trọng .
Do đặc điểm riêng của ngành GTVT đường bộ: khối lượng vốn đầu tư lớn và nằm khê đọng trong suốt quá trình đầu tư; vốn cho xây dựng mới, nâng câp, sửa chữa, bảo dưỡng GTVT đường bộ cũng rất lớn; sản phẩm là những con đường, cây cầu có thời gian sử dụng lâu dài và phụ thuộc vào điều kiện địa lý, địa hình, quá trình xây dựng; và khi một tuyến đường được xây dựng từ lâu, thời gian sử dụng dài thì nó sẽ rất dễ bị xuống cấp do tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan.
Như vậy, nguồn lực đầu tư cho hệ thống GTVT đường bộ có hạn; nguồn lực giàng cho công tác duy tu bảo dưỡng là hạn chế trong khi đó, để đáp ứng yêu cầu phát triển của đts nước thì ngành GTVT đường bộ ngày càng phải phát triển hoàn thiện và hiện đại hơn. Do đó, cần phải huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng đường bộ là một nhu cầu cấp thiết, bức xúc hiện nay. Nếu giải quyết vấn đề này sẽ huy động được mọi nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội, giảm gánh nặng từ ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả và lợi ích của ngành GTVT đường bộ nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung.
Hướng nghiên cứu này có thể được triển khai, đi sâu hơn vào từng lĩnh vực, bộ phận từ hướng này có thể đi sâu nghiên cứu các vấn đề sau:
Đánh giá thực trạng việc huy động nguồn lực đảm bảo công tác duy tu bảo dưỡng đường bộ Việt Nam giai đoạn 1990-2005.
Giải pháp huy động nguồn lực cho công tác duy tu bảo dưỡng đường bộ Việt Nam giai đoạn 2005-2020
2: Hoàn thiện phân cấp quản lý Nhà nước về GTVT đường bộ Việt Nam giai đoạn 2005-2020
Hiện nay, trong ngành GTVT đường bộ ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế đặc biịet là cơ chế , chính sách và phân cấp quản lý hệ thống cầu đường còn nhiều bất cập, không hợp lý, hạn chế hoạt động của ngành: như thủ tục rườm rà, nhiều của, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu cũng như các bên tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh khai thác, quản lý hệ thống đường bộ chưa được xác lập rõcác văn bản quy pham pháp luật về hệ thống quản lý đường bộ còn nhiều mâu thuẫn và chồng chéo. Nhiều tuyến đường không được phân cấp quản lý rõ ràng, có quá nhiều chủ quản lý hoặc không ai quản lý..
Do vậy, yêu cầu phải nghiên cứu, đổi mới nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý về GTVT đường bộ cho phù hợp với yêu cầu phát triển chung của đất nước hiện nay là rất cần thiết. Từ đây có thể đi sâu nghiên cứu các vấn đề sau: Thực trạng và một số giải pháp về phân cấp quản lý nhà nước ngànhGTVT đường bộ đến năm 2020.
Một số giải pháp hoàn thiện về phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản GTVT đường bôn Việt Nam giai đoạn 2010-2020.
Kết luận
Qua năm tuần thực tập tổng hợp tai Vụ KCHT&ĐT thuộc Bộ KH&ĐT với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo TS Phạm Ngọc Linh và đồng chí Nguyễn Việt Hồng- chuyên viên Vụ KCHT&ĐT, em đã tìm hiểu rõ một số vấn đề cơ bản theo yêu cầu của nội dung thực tập tổng hợp.
Bên cạnh đó, em cũng được tìm hiểu thêm về vai trò, thực trạng phát triển của ngành GTVT đường bộ Việt Nam và những bất cập còn tồn tại của ngành: huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, cho công tác duy tu bảo dưỡng; phân cấp quản lý nhà nướcvề giao thông vận tải đường bộcũng là những vấn đề bức xúc trong quá trình thực hiện công việc của Vụ KCHT&ĐT.
Với những kién thức đã được học trong nhà trường và qua tìm hiểu thực tế em muốn đi sâu nghiên cứu góp phần tìm ra những giải pháp khắc phục một số vấn đề còn tồn tại trong ngành GTVT đường bộ Viêtn Nam.
Trong quá trình hoàn thành báo cáo tổng hợp này em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Hy vọng trong thời gian thực tập tới em tiếp tục nhận được sự hướng dẫn của thầy và các cán bộ hướng dẫn thực tập.
MỤC LỤC
Lời nói đầu...1
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ KH & ĐT VÀ VỤ KCHT &ĐT 2 I: Giới thiệu chung về Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư...2
1:Vài nét về lịch sử hình thành của Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư...2
2:Chức năng nhiệm vụ Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư...4
2.1: Vị trí và chức năng của Bộ:...4
2.2: Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ...5
3: Cơ cấu tổ chức của Bộ:...8
3.1:Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:...8
3.2: Các tổ chức sự nghiệp của Bộ...8
4:Mối liên hệ giữa Bộ với các cơ quan liên quan:...8
II Giới thiệu chung về Vụ Kết Cấu Hạ Tầng và Đô Thị:...9
1: Vài nét về sự hình thành của Vụ:...9
2: Chức năng nhiệm vụ của Vụ KCHT&ĐT...18
2.1: Chức năng của Vụ KCHT&ĐT:...18
2.2: Nhiệm vụ của Vụ KCHT&ĐT...18
3: Cơ cấu tổ chức của Vụ KCHT &ĐT...19
3.2: Bộ máy tổ chức của Vụ ...20
4: Mối quan hệ giữa Vụ với các đơn vị có liên quan...21
4.1: Đối với lãnh đạo Bộ...21
4.2: Đối với các đơi vị trong Bộ:...21
4.3: Đối với các cơ quan ngoài Bộ:...21
Phần hai: Thực trạng công việc của Vụ Kết cấu hạ tầng...22
và Đô Thị...22
I: Mô tả chung về công tác chuyên môn của Vụ Kết Cấu Hạ Tầng và Đô Thị...22
II: Nhận xét, đánh giá công tác chuyên môn của Vụ trong những năm qua:...23
1: Những kết quả đạt được:...23
2: Một sô smặt còn tồn tại:...25
II: Chương trình công tác năm 2006 của Vụ KCHT&ĐT...26
1: Về chuyên môn:...26
2: Công tác khác:...27
Phần ba: Một vài hướng đề xuất đề tài...27
I: Hiện trạng của ngành GTVT đường bộ Việt Nam:...28
1: Tổng quan về vị trí, vai trò của ngành GTVT đường bộ:...28
2:Vị trí của ngành GTVT đường bộ:...28
II: Một số phương hướng nghiên cứu đề tài ...30
1. Giải pháp huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng đường bộ Vệt Nam giai đoạn 2005-2020...31 2: Hoàn thiện phân cấp quản lý Nhà nước về GTVT đường bộ Việt Nam giai đoạn 2005-2020...32