Dấu hiệu tháo cống (với các trường hợp bệnh Hirschsprung n=12)

Một phần của tài liệu Đánh giá quá trình chăm sóc và theo dõi trẻ dị tật ống tiêu hóa trước mổ tại khoa sơ sinh bệnh viện phụ sản trung ương từ tháng 62013 đến tháng 62014 (Trang 29)

Bảng 3.10: Dấu hiệu tháo cống

Dấu hiệu tháo cống n Tỉ lệ (%)

Có 10 83,33

Không có 2 16,67

Tổng 12 100

Nhận xét:

Có 16,67% (2 trường hợp) trẻ sơ sinh bệnh Hirschsprung không có dấu hiệu tháo cống, chiếm tỉ lệ thấp.

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

4.1.1. Giới tính

Trong 40 trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh thường gặp liên quan ống tiêu hóa được nghiên cứu tại Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 6/2013 đến tháng 6 /2014 có 26 trẻ nam chiếm 65% so với 14 trẻ nữ chiếm 35% (bảng 3.1). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Minh Trí và Trần Văn Huy tại khoa Nhi - Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 4/2008 đến tháng 4/2009 (nam: 66,67% và nữ: 33,33%) [9]. Cũng như nghiên cứu của Nguyễn Trần Nam (2006) [8] và Tárnok A, Méhes K (2002) [14]. Tuy nhiên vẫn chưa có một sự giải thích rõ ràng, khoa học cho vấn đề này, cần phải có những công trình nghiên cứu sâu hơn nữa. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05%.

4.1.2. Nơi sống

Trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh ống tiêu hóa ở khu vực Hà Nội chiếm tỷ lệ lớn nhất với 52,5% và ở khu vực ngoại tỉnh (chủ yếu là các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng) là 47,5% (bảng 3.2). Kết quả này cho thấy trẻ sơ sinh mắc dị tật ống tiêu hóa tại Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương phần lớn ở nội thành Hà Nội. Điều này là hoàn toàn hợp lý do mạng lưới y tế tại nước ta hiện nay ngày càng hoàn chỉnh và phân bố rộng khắp, thuận lợi cho việc đi lại của gia đình bệnh nhân, số bệnh nhân ở khu vực ngoại tỉnh trong nghiên cứu của chúng tôi hầu hết là những tỉnh quanh khu vực Hà Nội như Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam….

Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Minh Trí và Trần Văn Huy tại khoa Nhi - Bệnh viện Trung ương Huế thì phần lớn trẻ ở khu vực nông thôn chiếm

79,17%[9]. Các tác giả cũng lý giải cho hiện tượng này vì dân số ở khu vực này hầu hết ở nông thôn, ngoài ra nông thôn ở khu vực nghiên cứu cũng chịu nhiều tác hại của di chứng chiến tranh như chất độc hóa học, môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng…

Do hạn chế trong công tác thu thập số liệu nên trong nghiên cứu của chúng tôi chưa nêu rõ được tỷ lệ trẻ sơ sinh ở nông thôn và thành thị bị mắc dị tật mà chỉ phân vùng theo tỉnh thành. Sự khác biệt về nơi sống của trẻ sơ sinh mắc dị tật ống tiêu hóa trong nghiên cứu này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

4.1.3. Tuổi thai và cân nặng lúc sinh

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đẻ non là một cuộc chuyển dạ xảy ra từ tuần 22 đến trước tuần thứ 37 của thai kỳ tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Tuổi thai đẻ non có liên quan mật thiết đến vấn đề dị tật nói chung và cả dị tật ống tiêu hóa, trong nghiên cứu của chúng tôi, gặp 15 trường hợp dị tật là non tháng (37,5%) và 25 trẻ đủ tháng nhưng vẫn có dị tật (62,5%). Kết quả này cũng được ghi nhận ở nghiên cứu của Hoàng Thị Minh Trí và Trần Văn Huy (2009)[9], của Nguyễn Trần Nam (2006) [8] và của Ali A, Zahad S, Masoumeh A, Azar A (2008)[11]. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Cân nặng lúc sinh của trẻ dưới 2500 gặp 17 trường hợp chiếm 42,5%, trên 2500g chiếm 57,5%, như vậy đa số trẻ sơ sinh dị tật trong nghiên cứu này của chúng tôi là trẻ sinh đủ cân, cũng là một điều kiện thuận lợi để xử trí kịp thời, tuy vậy những trẻ nhẹ cân thì tiên lượng thường dè dặt hơn, nhất là 4 trường hợp chậm phát triển trong tử cung. Kết quả này tương tự với Hoàng Thị Minh Trí và Trần Văn Huy (2009) [9] và của Nguyễn Trần Nam (2006) [8]. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

4.2. Thời điểm phát hiện dị tật

Nhờ phương tiện chẩn đoán trước sinh đã được triển khai, trong nghiên cứu của chúng tôi trường hợp dị tật phát hiện trước sinh như siêu âm thấy hình ảnh tắc ruột, đọng dịch hố sau. Đây là loại kỹ thuật cần được triển khai rộng rãi và chú ý hơn để việc xử trí cho trẻ sẽ tốt hơn nhiều ngay sau khi chào đời. Tuy vậy hầu hết là số trẻ được phát hiện dị tật sau sinh một thời gian 27 trường hợp chiếm 67,5% kết quả tương tự tác giả khác ; thậm chí có 1 trẻ vào viện lần thứ 2 mới xác định được bệnh Hirschsprung.

4.3. Đặc điểm lâm sàng

Tình trạng nôn là biểu hiện đáng lưu ý nhất trong dị tật liên quan ống tiêu hóa, có 28 trường hợp trẻ có triệu chứng nôn chiếm phần lớn 70% ở nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.5). Triệu chứng nôn hầu như gặp với tất cả các dị tật gây tình trạng tắc ống tiêu hóa bất kỳ ở đâu từ thực quản đến hậu môn, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Thị Minh Trí và Trần Văn Huy (2009)[9], của Robert M. Kliegman, Richard E. Behrman, Hal B. Jenson, Bonita F. Stanton (2007)[13]. Trong đó phần lớn (75%) trẻ cón nôn trong 24 giờ sau sinh, đặc biệt là nôn vào lần bú đầu tiên cần lưu ý đến những trường hợp tắc thực quản. Những trẻ nôn ra dịch ruột nghĩa là có mật trong đó vì thế tỉ lệ chất nôn có chứa mật là cao (53,56%) trong các trường hợp dị tật ống tiêu hoá có biểu hiện tắc ruột.

Theo nghiên cứu của chúng tôi trường hợp dị tật ống tiêu hóa có chậm đào thải phân su sau 24 giờ chiếm tỉ lệ cao 63,15%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Thị Minh Trí và Trần Văn Huy (2009)[9], của Robert M. Kliegman, Richard E. Behrman, Hal B. Jenson, Bonita F. Stanton (2007)[13], Tárnok A, Méhes K (2002)[14].

Một triệu chứng tiêu hoá khám tiếp theo là đánh giá bụng có chướng. Với nghiên cứu của chúng tôi đa số các trường hợp dị tật ống tiêu hóa có

bụng chướng (32 trường hợp) chiếm 80%. Trong nghiên cứu này ghi nhận hầu hết trẻ sơ sinh dị tật liên quan ống tiêu hoá có bụng chướng thấy ở thời kỳ sớm trong tuần đầu sau sinh, chiếm 91,62%. Trẻ dị tật ống tiêu hoá có chướng bụng từ mức độ rõ đến rất rõ chiếm tỉ lệ cao 65,62%.

Việc thăm trực tràng cũng rất cần thiết với trẻ có hội chứng tắc ruột sơ sinh nghi ngờ có dị tật bẩm sinh ống tiêu hoá. Thăm trực tràng thực hiện để xác định trẻ sau sinh có phân su không. Nhìn kỹ vào đầu ống thông để xem có gì; nếu thấy chất nhầy trắng cần nghĩ đến 2 bệnh cảnh teo ruột non hay tắc ruột phân su. Có 3 trường hợp chỉ có chất nhầy trắng ở hậu môn chiếm 9,67%. Mặc dù kết quả này lớn hơn so với kết quả của Hoàng Thị Minh Trí và Trần Văn Huy (2009) là 7,69%,nhưng số trường hợp chỉ có chất nhầy trắng ở hậu môn khi thăm khám trực tràng đều là 3 trường hợp. Giải thích cho sự khác biệt này có thể do kích cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi ít hơn so với kích cỡ mẫu của các tác giả trên. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Dấu hiệu tháo cống là tương đối kinh điển với các tác giả nghiên cứu về bệnh Hischsprung, khi được kích thích hậu môn, trẻ ra rất nhiều phân, dạng như tháo nút tắc ở cống nước. Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 2 trường hợp không biểu hiện rõ, chiếm tỷ lệ 16,67%.

− − − − − − −

KẾT LUẬN

Qua đánh giá quá trình chăm sóc và theo dõi trẻ dị tật ống tiêu hóa trước mổ tại Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2014, chúng tôi rut ra một số kết luận như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Tỷ lệ mắc bệnh tập trung ở trẻ nam, chiếm 65%

− Trẻ sơ sinh dị tật ống tiêu hóa ở khu vực Hà Nội chiếm chủ yếu, 52,5% − Tuổi thai đẻ non và cân nặng lúc sinh có liên quan mật thiết đến vấn đề dị tật nói chung và cả dị tật ống tiêu hóa

− Phần lớn dị tật ống tiêu hóa ở trẻ sơ sinh được phát hiện sau khi sinh − Tình trạng nôn, đào thải phân su và bụng chướng là những biểu hiện đáng lưu ý nhất trong dị tật liên quan ống tiêu hóa.

− Việc thăm trực tràng cũng rất cần thiết với trẻ có hội chứng tắc ruột sơ sinh nghi ngờ có dị tật bẩm sinh ống tiêu hoá.

− Công tác chăm sóc trẻ dị tật ống tiêu hóa trước mổ cũng giống chăm sóc các bệnh ngoại khoa khác, đều tuân thủ theo năm bước cơ bản: nhận đinh, chẩn đoán điều dưỡng, lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện và đánh giá.

− Chăm sốc trước mổ phải đạt được mục đích là chuẩn bị tinh thần, tình trạng dinh dưỡng tốt nhất cho bệnh nhi.

KHUYẾN NGHỊ

Sau khi hoàn thành xong cuộc nghiên cứu này, chúng tôi xin được đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp công tác chăm sóc BN mắc dị tật ống tiêu hóa ở trẻ sơ sinh được hoàn thiện và ngày một tốt hơn:

1. Cần triển khai rộng rãi công tác chẩn đoán, siêu âm hình ảnh tắc ruột, đọng dịch hố của trẻ trước khi sinh nhằm phát hiện những trường hợp bị dị tật để có công tác xử trí tốt hơn ngay sau khi chào đời.

2. Cần tiến hành các cuộc điều tra nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm lâm sàng cũng như cận lâm sàng và bệnh lý ở dị tật ống tiêu hóa nhằm đưa ra các biện pháp phòng chống và xử trí kịp thời.

3. Cần nâng cao trình độ của đội ngũ y bác sĩ tại các bệnh viện để tăng tính hiệu quả trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Atlat Giải phẫu - Bộ môn Giải phẫu - Đại học Y Hà Nội (2006)

2. Trần Ngọc Bích, Vũ Thị Vân Yến, Đinh Phương Anh, Nguyễn Viết Tiến (2012), “Nghiên cứu tình hình dị tật bẩm sinh tại khoa sơ sinh bệnh viện Phụ sản trung ương”, Y học thực hành, Bộ Y tế, số 3 (814), tr 130-133.

3. Nguyễn Đức Dũng, Nguyễn Thanh Mạnh (2003). Khảo sát tình hình dị tật bẩm sinh tại Phòng sơ sinh Khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Huế và

bước đầu tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y

khoa. Trường Đại học Y khoa Huế.

4. Lương Thị Thu Hiền (2000). Mô hình dị tật bẩm sinh tại Viện Nhi

trung ương. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú. Trường Đại học Y khoa

Hà Nội.

5. Tô Thanh Hương, Trần Liên Anh (1990). "Tình hình dị tật bẩm sinh ở

khoa sơ sinh của Viện Bảo vệ sức khoẻ trẻ em Hà Nội”. Nhi khoa số 1,

Tổng hội Y Dược học Việt Nam, tr.20-30.

6. Phạm Văn Lình, Hồ Duy Bính (2009). Điều dưỡng ngoại tập 1. Sách đào tạo cử nhân Điều dưỡng. Nhà xuất bản Y học

7. Nguyễn Trần Nam (2006), Đặc điểm các yếu tố nguy cơ tử vong ở sơ sinh dị dạng bẩm sinh đường tiêu hoá được phẫu thuật tại Khoa Hồi sức Ngoại Bệnh viện Nhi Đồng 1, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Thị Phượng, Vũ Chí Dũng (1997). “Bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh trong 6 năm 1991-1996 tại Viện Bảo vệ sức khoẻ trẻ em Hà

Nội”. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Viện Bảo vệ sức khoẻ trẻ

9. Hoàng Thị Minh Trí, Trần Văn Huy (2009) “Khảo sát đặc điểm một số dị tật bẩm sinh thường gặp liên quan ống tiêu hóa ở trẻ sơ sinh về lâm

sàng, cận lâm sàng và bệnh lý”. Tạp chí Y học thực hành số 699 + (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

700/2010, tr 73.

B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

10. Ali A, Zahad S, Masoumeh A, Azar A (2008), Congenital malformations among live births at Arvand hospital, Ahwaz, Iran – a prospective study,

Pakistan Journal of Medical Sciences, 24 (1), pp. 33-37.

11. Kase JS, Visintainer P (2007), The relationship between congenital

malformations and preterm birth, Journal of Perinatal Medicine, 35

(6), pp. 538-542.

12. Kumar P (2008), Dysmorphology, Gastrointestinal Malformations,

Congenital Malformations _ Evidence-Based Evaluation and Management, McGraw-Hill, New York, pp. 3-11, 215-250.

13. Robert M. Kliegman, Richard E. Behrman, Hal B. Jenson, Bonita F. Stanton (2007), Nelson Textbook of Pediatrics, Saunders, International edition, 18th edition, Philadelphia, pp. 723-728, 746-750, 775-777, 1543-1544, 1555-1562, 1565-1567, 1635-1641.

14. Tárnok A, Méhes K (2002). Gastrointestinal Malfomations, Associted

Congenital Abnormalities and Intrauterine Growth. Journal of Pediatric

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG

TRẦN THỊ THU AN Mã sinh viên: B00306

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA TRẺ BỊ DỊ TẬT ỐNG TIÊU HÓA TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ SƠ SINH

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HỆ VLVH

Người hướng dẫn khoa học: Ths. Vũ Vân Yến

LỜI CÁM ƠN

Trong quá trình học tập nghiên cứu, hoàn thành đề tài tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự dạy bảo, giúp đỡ và sự động viên hết sức nhiệt tình của các thầy cô, gia đình và bạn bè.

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Th.s Vũ Thị Vân Yến – người thầy đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài.

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới các thầy cô trong Ban giám hiệu, phòng Đào tạo, GS.TS.Phạm Thị Minh Đức – Chủ nhiệm khoa Khoa học sức khỏe cùng toàn thể thầy cô trong khoa Trường Đại học Thăng Long đã tận tình chỉ bảo, dìu dắt, trang bị kiến thức, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Khoa Sơ sinh – Bệnh viện Phụ sản

Trung ương đã hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu tại khoa để tôi có thể hoàn thành được đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã tạo điều kiện, cho phép, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài.

Tôi vô cùng biết ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ở bên tôi, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 05 tháng11 năm 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả đưa ra trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố ngoài bản thân tôi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.

Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2014

Người cam đoan An

DANH MỤC VIẾT TẮT

BN BN

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU...2

1.1. Giải phẫu đường tiêu hóa [1] [6]...2

1.1.1. Ổ miệng...2 1.1.2. Thực quản ...3 1.1.3. Dạ dày...3 1.1.4. Hệ thống đường mật và túi mật ...4 1.1.5. Tụy...5 1.1.6. Ruột...6

1.2. Dị tật đường tiêu hóa ...6

1.2.1. Dị tật thực quản...7

1.2.2. Dị tật ở cơ hoành ...9

1.2.3. Dị tật ở dạ dày...10

1.2.4. Dị tật ở ruột...12

1.2.5. Dị tật ở hậu môn- trực tràng...15

1.4. Thực trạng nghiên cứu tại Việt Nam...15

1.5. Vai trò của điều dưỡng viên ...16

1.6. Quy trình chăm sóc và theo dõi trẻ dị tật ống tiêu hóa trước mổ ...17

1.6.1. Nhận định ...17

1.6.2. Chẩn đoán điều dưỡng...17

1.6.3. Lập kế hoạch...18

1.6.4. Can thiệp điều dưỡng ...18

CHƯƠNG 2...21

2.1. Đối tượng nghiên cứu...21

2.2. Địa điểm nghiên cứu...21

2.3. Thời gian nghiên cứu ...21

2.4. Phương pháp nghiên cứu...21

2.4.1. Thiết kế nghiên cứu ...21

2.4.2. Cỡ mẫu: thuận tiện ...21 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.3. Phương tiện nghiên cứu ...21

2.4.4. Nội dung nghiên cứu...22

2.4.5. Xử lý số liệu ...23

2.4.6. Kỹ thuật khống chế sai số...23

Một phần của tài liệu Đánh giá quá trình chăm sóc và theo dõi trẻ dị tật ống tiêu hóa trước mổ tại khoa sơ sinh bệnh viện phụ sản trung ương từ tháng 62013 đến tháng 62014 (Trang 29)